Mỹ dỡ lệnh cấm bay với Boeing 737 MAX
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho phép 737 MAX hoạt động trở lại, kết thúc lệnh cấm bay 20 tháng sau khi lỗi của dòng máy bay này dẫn đến hai vụ tai nạn.
“Tôi tự tin 100%”, Cục trưởng FAA Steve Dickson nói về sự an toàn của Boeing 737 MAX sau khi ông ký lệnh cho phép dòng máy bay này hoạt động trở lại tại Washington ngày 18/11.
Một máy bay Boeing 737 MAX cất cánh từ Washington tháng 1/2016. Ảnh: Reuters .
Tháng 3/2019, 737 MAX bị cấm bay trên toàn thế giới sau khi 346 hành khách thiệt mạng trong hai vụ tai nạn của Lion Air và Ethiopian Airlines. Boeing mắc sai lầm chủ yếu ở Hệ thống Tăng cường Tính năng Điều khiển bay (MCAS), vốn được thiết kế để chống thất tốc (luồng khí đi qua cánh máy bay quá yếu để tạo ra lực nâng).
Video đang HOT
Trong thiết kế của 737 MAX, động cơ được lắp đặt nhô về phía trước và cao hơn ở trên cánh, làm thay đổi trọng tâm máy bay, dẫn tới việc mũi máy bay có xu hướng bị ngóc lên trong hành trình, có nguy cơ khiến máy bay thất tốc, mất kiểm soát và rơi tự do. Để khắc phục, Boeing bổ sung MCAS, giúp tự động hạ thấp mũi máy bay xuống khi cảm biến phát tín hiệu cho thấy máy bay có nguy cơ thất tốc. Tuy nhiên, MCAS được kích hoạt sau khi nhận dữ liệu chỉ từ một cảm biến duy nhất, khiến nguy cơ sai sót cao.
Các phi công không được thông báo về hệ thống và các đề cập về hệ thống này đã bị xóa khỏi sách hướng dẫn dành cho phi công khi chúng được giao cho các hãng hàng không. Ủy ban Hạ viện về Cơ sở Hạ tầng và Vận tải Mỹ hồi tháng 9 chỉ trích Boeing đã giấu “thông tin quan trọng trước FAA, khách hàng và phi công 737 MAX”.
FAA đã yêu cầu Boeing bổ sung một số biện pháp an toàn với MCAS, bao gồm việc thiết lập nó nhận dữ liệu từ hai cảm biến. Boeing cũng đồng ý hỗ trợ quá trình đào tạo mô phỏng bay cho phi công 737 MAX.
“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để đảm bảo những vụ rơi máy bay sẽ không xảy ra nữa”, Dickson nói. Ông mô tả lệnh cấm 20 tháng là “quãng thời gian dài và mệt mỏi, nhưng chúng tôi đã nói ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ dành lượng thời gian cần thiết để làm mọi việc một cách đúng đắn”.
American Airlines dự kiến thực hiện chuyến bay 737 MAX thương mại đầu tiên kể từ sau lệnh cấm vào ngày 29/12. Southwest Airlines, nhà khai thác 737 MAX lớn nhất thế giới, không có kế hoạch vận hành loại máy bay này cho đến quý II năm sau. Các cơ quan quản lý hàng đầu ở châu Âu, Brazil và Trung Quốc cũng phải đưa ra phê duyệt riêng cho các hãng hàng không của họ sau các đánh giá độc lập.
Khi 737 MAX hoạt động trở lại, Boeing sẽ điều hành một phòng tác chiến 24/7 giám sát tất cả chuyến bay để đề phòng các vấn đề có thể ảnh hưởng đến “màn tái xuất” của dòng, từ bộ phận hạ cánh bị kẹt cho đến các trường hợp khẩn cấp về y tế.
Máy bay đâm chết gấu
Máy bay chở khách Boeing 737-700 đâm chết một con gấu nâu khi hạ cánh ở sân bay Alaska, động cơ trái của phi cơ bị hỏng.
Sam Dapcevich, phát ngôn viên Sở Giao thông và Công cộng bang Alaska, cho biết các nhân viên sân bay đã dọn đường băng sân bay Yukutat khoảng 10 phút trước khi chiếc Boeing 737-700 của hãng Alaska Airline hạ cánh tối 14/11.
Máy bay hạ cánh khi trời tối nên nhân viên tiến hành các thủ tục như thường lệ để kiểm tra đường băng. Họ không phát hiện dấu hiệu nào của động vật hoang dã trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, phi công trên máy bay đã nhìn thấy hai con gấu chạy ngang qua đường băng trong lúc máy bay giảm tốc sau khi hạ cánh.
"Càng đáp phía trước không va vào hai con gấu, nhưng cơ trưởng sau đó cảm thấy lực va chạm ở bên trái sau khi máy bay băng qua hai con vật", Alaska Airlines cho biết trong một tuyên bố.
Động cơ bên trái chiếc chiếc Boeing 737-700 thuộc hãng Alaska Airlines bị biến dạng sau vụ va chạm tối 14/11. Ảnh: Anchorage Daily News .
Phi công sau đó nhìn thấy con gấu nằm trên đường băng khi máy bay tiến vào chỗ đậu. Gấu mẹ chết trên đường băng, trong khi gấu con hai tuổi không bị thương. Nhân viên sân bay Yakutat sau đó di chuyển xác gấu mẹ khỏi đường băng.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu hành khách trên chuyến bay, song cả phi công và hành khách đều không bị thương. Động cơ bên trái của máy bay bị hỏng và phi cơ vẫn ở lại sân bay Yakutat hôm 15/11.
"Các kỹ thuật viên của chúng tôi đang làm việc để sửa chữa chiếc máy bay. Việc này sẽ mất vài ngày", Alaska Airlines cho biết.
Máy bay từng va phải hươu, ngỗng, tuần lộc và các động vật khác ở Alaska, nhưng Dapcevich cho biết đây là lần đầu tiên máy bay đâm phải gấu.
EU áp thuế bổ sung với 4 tỷ hàng hóa Mỹ ở thời điểm 'nóng' bầu cử Liên minh châu Âu (EU) dự kiến ban hành thuế bổ sung với 4 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trong tuần tới. Động thái này diễn ra ở thời điểm nước Mỹ đang bận rộn với giai đoạn cuối kiểm phiếu để tìm ra nhà lãnh đạo mới. Cờ Mỹ và Liên minh châu Âu tại một cuộc đàm phán...