Mỹ dỡ hạn chế với Đài Loan
Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố sẽ bỏ các hạn chế về giao thiệp giữa quan chức Mỹ với đảo Đài Loan, động thái có thể khiến Bắc Kinh nổi giận.
Trong nhiều năm, Washington đã “đặt ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh” giao thiệp của quan chức Mỹ với đảo Đài Loan “nhằm xoa dịu Bắc Kinh”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố hôm 9/1. “Nhưng giờ các hạn chế không còn nữa”.
Pompeo, người thường xuyên chỉ trích Trung Quốc, viết rằng các nhà ngoại giao Mỹ hiện nên coi tất cả quy tắc tiếp xúc trước đây của Bộ Ngoại giao liên quan đến quan hệ với Đài Loan là “vô hiệu”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu về mối đe dọa Trung Quốc với an ninh quốc gia Mỹ tại bang Georgia tháng trước. Ảnh: AFP .
Theo tuyên bố mới của Pompeo, các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ Mỹ hiện được phép giao thiệp với các đối tác Đài Loan như đối tác từ bất kỳ quốc gia nào.
Video đang HOT
“Chính phủ Mỹ duy trì quan hệ với các đối tác không chính thức trên khắp thế giới và Đài Loan không phải ngoại lệ. Hai nền dân chủ chúng ta chia sẻ các giá trị chung về tự do cá nhân, pháp quyền và tôn trọng nhân phẩm. Tuyên bố hôm nay công nhận mối quan hệ giữa Mỹ với đảo Đài Loan không cần và không nên bị trói buộc bởi những hạn chế tự áp đặt của bộ máy quan liêu thường trực của chúng ta”, Pompeo cho hay.
Bắc Kinh hiện chưa bình luận về thông tin trên.
Quyết định được công bố chưa đầy hai tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức và có thể sẽ là trở ngại lớn mà chính quyền mới phải giải quyết. Động thái này cũng được cho là sẽ chọc giận Trung Quốc, nước luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất.
Trung Quốc cũng xem Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ và phản đối bất kỳ động thái nào của Washington mà Bắc Kinh cho rằng vi phạm chính sách “Một Trung Quốc”. Bắc Kinh tỏ ra tức giận bởi mối quan hệ ngày càng nồng ấm mà Đài Loan xây dựng với Washington trong nhiệm kỳ của Trump.
Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chuyển sang thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc năm 1979. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho hòn đảo. Ngoài các chuyến thăm cấp cao, chính quyền Trump phê duyệt các hợp đồng bán vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Đài Loan, trong khi tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan 13 lần vào năm ngoái.
Pompeo hôm 6/1 thông báo Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft sẽ thăm Đài Loan trong tuần này để “củng cố sự ủng hộ mạnh mẽ và liên tục của chính phủ Mỹ” đối với Đài Loan. Trung Quốc sau đó cảnh báo Mỹ sẽ “trả giá đắt” nếu chuyến thăm diễn ra.
Máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan 380 lần năm 2020
Máy bay quân sự Trung Quốc tiếp cận đảo Đài Loan 380 lần trong năm 2020, mức cao kỷ lục khi căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
"Điều này gây ra mối đe dọa an ninh đối với chúng tôi và khu vực", phát ngôn viên cơ quan phòng vệ Đài Loan Shih Shun-wen hôm nay cho hay, đề cập đến số vụ máy bay Trung Quốc đại lục tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở phía tây nam hòn đảo ở mức chưa từng thấy trong năm qua.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan tăng lên đáng kể từ khi bà Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo hòn đảo năm 2016 và tái đắc cử hồi đầu năm ngoái.
Căng thẳng lên mức đỉnh điểm trong năm 2020, khi Trung Quốc điều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay trinh sát vào ADIZ của Đài Loan với tần suất chưa từng có.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan (dưới) bay cạnh một oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không Đài Loan hồi tháng 2/2020. Ảnh: AFP .
Máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên tiến vào khu vực này "để kiểm tra khả năng phản ứng của lực lượng vũ trang Đài Loan, gây áp lực với hệ thống phòng không và thu hẹp vùng trời hoạt động của chúng tôi", ông Shih nói thêm.
Những con số trên được công bố khi Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, trực thuộc Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, vừa công bố báo cáo thường niên về Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong đó nhận định "mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1996 ở Eo biển Đài Loan".
Trong cuộc khủng hoảng này, PLA đã phóng nhiều tên lửa xuống eo biển Đài Loan, khi người dân hòn đảo lần đầu tiên đi bầu lãnh đạo. Động thái của Trung Quốc đã khiến Mỹ điều tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để răn đe.
Jeremy Hung, đồng tác giả báo cáo, cho biết các máy bay quân sự Trung Quốc đã bay gần Đài Loan hơn và thường xuyên tiến vào khu vực phòng thủ của hòn đảo ít nhất 110 ngày trong năm ngoái, cao hơn rất nhiều so với chỉ 6 chuyến huấn luyện đường dài quanh đảo Đài Loan năm 2016 và 20 lượt năm 2017. Theo ông Hung, các hành động quân sự gia tăng của Bắc Kinh được coi là "tín hiệu cảnh báo Đài Loan không vượt lằn ranh đỏ" trong bối cảnh quan hệ giữa hòn đảo với Mỹ đang ấm lên.
Máy bay Trung Quốc cũng vượt qua cái gọi là "đường trung tuyến" trên eo biển Đài Loan khi các quan chức cấp cao Mỹ thực hiện hai chuyến thăm đến hòn đảo. Đường trung tuyến là đường không chính thức phân chia eo biển giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan. Năm ngoái, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đường này không tồn tại.
Bắc Kinh cũng tỏ ra tức giận bởi mối quan hệ ngày càng nồng ấm mà Đài Loan xây dựng với Washington trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Ngoài các chuyến thăm cấp cao, chính quyền Trump phê duyệt các hợp đồng bán vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Đài Loan, trong khi tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan 13 lần vào năm ngoái.
Động đất rung chuyển đảo Đài Loan Trận động đất 6,1 độ xảy ra ngoài khơi thành phố Nghi Lan, Đài Loan tối nay, khiến các tòa nhà trên khắp hòn đảo rung lắc. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết động đất xảy ra ở độ sâu 74 km dưới vùng biển ngoài khơi phía đông đảo Đài Loan lúc 21h19 (20h19 giờ Hà Nội). Người dân...