Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12
Từ ngày 31/12, Mỹ chính thức dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 quốc gia khu vực miền Nam châu Phi được áp đặt hồi tháng trước do lo ngại sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron gây bệnh COVID-19.
Hành khách tại sân bay quốc tế Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 24/12, Trợ lý thư ký báo chí Nhà Trắng Kevin Munoz cho biết Tổng thống Joe Biden “sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại tạm thời với các nước miền Nam châu Phi” có hiệu lực từ ngày 31/12 tới, qua đó xác nhận các thông tin báo chí trước đó về vấn đề này.
Quyết định này được đưa ra theo đề xuất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ sau khi có bằng chứng về việc các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện tại có tác dụng bảo vệ trước biến thể Omicron, đặc biệt là khi tiêm liều tăng cường.
Những công dân nước ngoài đang bị cấm nhập cảnh vào Mỹ vì đã từng đến 8 quốc gia châu Phi trong nói trên trong vòng 14 ngày qua sẽ lại được lên những chuyến bay tới Mỹ cất cánh sau 0h01 (theo giờ miền Đông của Mỹ) ngày 31/12. Các quốc gia châu Phi này bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi.
Campuchia: Quyết định hạn chế đi lại với 10 nước châu Phi
Ngày 29/11, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng thông báo quyết định hạn chế đi lại đối với 10 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia để ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron.
Hành khách tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một thông cáo, ông Bunheng nói rõ những người từng tới 10 nước trên trong vòng 3 tuần qua sẽ bị cấm nhập cảnh vào Campuchia. Theo ông Bunheng, động thái này nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron tới Campuchia và lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong vòng 48 giờ sau khi được công bố. Đến nay, Campuchia vẫn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm biến thể Omicron.
Tại Algeria, truyền thông địa phương đưa tin Liên hoan phim quốc tế Algiers lần thứ 11, sự kiện vốn diễn ra vào tháng 12 hằng năm, sẽ bị hoãn lại đến năm 2022 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Theo một tuyên bố ngày 29/11 của ban tổ chức liên hoan phim, do diễn biến khó lường của dịch bệnh và khó khăn trong việc nối lại giao thông hàng không, ban tổ chức đã quyết định hoãn liên hoan phim trên mặc dù cho đến nay Algeria vẫn chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào mắc biến thể Omicron. Đây là biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học cho là có số lượng đột biến cao, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tuần trước.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 29/11, Chính phủ Peru đã đưa 10 địa phương cấp tỉnh của nước này vào danh sách báo động cao trước mức độ gia tăng của các trường hợp nhiễm COVID-19.
Tại các địa phương này, lệnh giới nghiêm sẽ được áp dụng từ 23h hôm trước cho đến 4h sáng hôm sau, bắt đầu từ ngày 6/12 tới. Chính quyền địa phương cũng buộc giới hạn sức chứa tối đa tại các địa điểm công cộng ở mức dưới 50%, trừ các ngân hàng được cho phép hoạt động ở mức 60%.
Cùng với đó, Chính phủ Peru sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới trên đất liền với Colombia, Brazil và Bolivia, đồng thời duy trì lệnh hạn chế nhập cảnh đối với các du khách từ Nam Phi cho đến ngày 12/12. Peru đã định đình chỉ các chuyến bay từ Nam Phi kể từ tháng 3/2021, sau sự xuất hiện của biến thể Beta của virus SARS-CoV-2 tại quốc gia châu Phi này.
Trước đó, Chính phủ Peru ngày 28/11 đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó với đại dịch COVID-19 cho đến ngày 31/12.
Trong thời gian áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia, các nhân viên thuộc Cảnh sát Quốc gia Peru và Lực lượng vũ trang của nước này có nhiệm vụ bảo đảm việc tuân thủ các quy định được ban hành trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp.
Nam Phi cân nhắc khả năng tiêm vaccine bắt buộc trong bối cảnh số ca nhiễm tăng Tối 28/11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định sẽ chưa thắt chặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 vì sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron, nhưng chính phủ nước này đã thành lập một nhóm đặc nhiệm xem xét khả năng bắt buộc tiêm vaccine. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại...