Mỹ định triển khai chiến lược “cá mập tranh mồi” để đối phó Trung Quốc
Tuần san “Defence News” của Mỹ vừa đăng tải bài viết của tác giả Bruce Lemkin, chủ tịch công ty dịch vụ tư vấn quốc tế Lemkin với tựa đề “Đàn cá mập tranh mồi tại đông Á”. Trong đó, phân tích về các vấn đề Mỹ đang quan ngại và chiến lược đối phó với Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Bài viết cho hay, hội nghị an ninh châu Á-Thái Bình Dương và triển lãm hàng không Singapore diễn ra trong thời gian gần đây, đã xác thực vấn đề là Bắc Kinh đang trỗi dậy và thể hiện sức mạnh của mình, tất cả các nước trong khu vực, cũng như bất kỳ quốc gia nào có lợi ích tại khu vực này đều đang phải tìm cách để đối phó với Trung Quốc
Bài viết cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã “đánh hơi” thấy mùi tanh của máu lẫn trong nước, “đàn cá mập” đang ngóng chờ cơ hội. Đối với khu vực này, những cơ hội đó chẳng có gì là mới mẻ, nhưng với các nước phương Tây, những khiếm khuyết từ góc nhìn văn hóa và lịch sử đã dẫn đến sự ảo tưởng về một kỷ nguyên mới.
Chiến lược “chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của chính quyền Obama càng thổi bùng lên ảo tưởng này. Giới lãnh đạo cấp cao cùng các quan chức quân đội tại các khu vực khác đều muốn biết, liệu Mỹ có còn quan tâm tới quốc gia và khu vực của họ như trước hay không?
Các nước châu Á-Thái Bình Dương đang lo lắng tìm cách đối phó với Trung Quốc
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự phổ biến của tàu ngầm và các trang thiết bị quân sự khác trong những năm gần đây là vấn đề khiến người ta quan ngại.
Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự hỗ trợ cho các yêu sách về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và không phận. Đây chính là lý do khiến các các quốc gia khác trên thế giới phải xây dựng cho mình mối “quan hệ bạn bè” và đồng minh mạnh mẽ, nhằm nâng cao năng lực hợp tác trên mọi phương diện.
Sự lo ngại về một đất nước Nhật Bản đang phục hưng và ngày càng cứng rắn cũng làm tăng thêm mối nguy hiểm trong khu vực. Điều này cũng không có gì là lạ khi Nhật Bản luôn mong muốn tăng cường vị thế quân sự của mình, việc sửa đổi “Phương châm hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật” là một bước đi quan trọng hướng tới mục tiêu đó.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện đang nỗ lực phát triển lực lượng tàu ngầm hùng mạnh
Bài viết cho rằng, dù cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu sẽ không đầu tư tất cả vào một khu vực, nhưng “đàn cá mập tranh mồi” đã đánh hơi được nhu cầu thiết thực tại châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế, khu vực này sẽ là nơi đem lại cơ hội thực sự, bao gồm:
Tình báo, giám sát và trinh sát (ISR): Hiện nay, châu Á đang cần có được khả năng tình báo, giám sát và trinh sát tiên tiến. Nhưng các hệ thống này phải có khả năng vận hành theo cơ chế hiệp đồng, tức là số liệu có thể chia sẻ được cho nhiều bên.
Tuần tra không phận trên biển (MPA): Năng lực tuần tra không phận trên biển có quan hệ mật thiết với tình báo, giám sát và trinh sát (ISR). Không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều mua sắm được loại máy bay tuần tra chống ngầm trên biển tiên tiến như P-8A Poseidon của hãng Boeing. Trên thế giới, mua được loại máy bay chống ngầm cánh cố định này, hiện mới chỉ có Mỹ, Australia và Ấn Độ. Ngoài ra, còn có một số quốc gia, vùng lãnh thổ sở hữu loại máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ cũ P-3C Orion như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…, P-3F của Iran; Nga với Il-38 và Tu-142…
Máy bay chiến đấu F-35 đang là mục tiêu nhắm tới của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
Máy bay chiến đấu: Đối với các quốc gia có thực lực về kinh tế, thì F-35 đã, đang và sẽ là đối tượng ưu tiên lựa chọn của họ. Đồng thời, rất nhiều đồng minh đang sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất sẽ quyết định tham gia dự án “lắp ráp mở rộng hệ thống điện tử tác chiến máy bay chiến đấu F-16″.
Xác định một số hạng mục mà các đồng minh của mình có thể lựa chọn và chấp nhận được, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng năng lực cho máy bay chiến đấu F-16 của các nước này là vấn đề phù hợp với lợi ích của bản thân Hoa Kỳ và cũng chính là trách nhiệm mà Washington phải thực hiện.
Tàu ngầm: Phương tiện tốt nhất để khắc chế một chiếc tàu ngầm là một chiếc tàu ngầm khác có tính năng ưu việt hơn. Hiện nay biển Đông đang là tiêu điểm gây sự chú ý của các quốc gia trong khu vực, điều này là đúng, song ông Bruce Lemkin cảm thấy rất lo lắng về cái nhìn thiển cận và hơi thiên lệch của Mỹ.
Nếu Mỹ cứ khăng khăng giữ quan điểm lệch lạc như vậy, với sức mạnh quân sự không ngừng lớn mạnh của mình, hải quân Trung Quốc sẽ biến Ấn Độ Dương thành “ao nhà” của họ. Vì thế, những loại tàu ngầm hiện đại có tính năng ưu việt của Mỹ và các đồng minh thân thiết như Australia sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mỹ đang định phục hồi các máy bay vận tải nghỉ hưu như C-130J để bán
cho các nước châu Á-Thái Bình Dương
Tính cơ động: Tại khu vực này, luôn cần một phương tiện cơ động phù hợp, bởi đây là khu vực rất dễ xảy ra thiên tai, thảm họa. Vì thế, một số loại máy bay vận tải mới như EADS CASA C-295 của Airbus Military và Alenia C-27J Spartan của công ty chế tạo máy bay Alenia Aermacchi… sẽ có rất nhiều cơ hội tại đây. Tuy nhiên, cải tạo lại loại máy bay vận tải đã nghỉ hưu C-130 Hercules cũng là một biện pháp cần được xem xét.
Bài viết kết luận, trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể. Nếu thành công, Mỹ sẽ góp phần bảo đảm an ninh khu vực chứ không phải là gây ra tình trạng hỗn loạn. Cần phải bảo đảm rằng, việc thực hiện những dự án này phải phối hợp nhịp nhàng với những mục tiêu của chính phủ để Hoa Kỳ giữ vững được địa vị chủ đạo của mình. Tuy nhiên cần phải tiến hành với thái độ thận trọng, tránh tình trạng “cá mập tranh mồi” biến thành hỗn loạn.
Trên thực tế, chiến lược “cá mập tranh mồi” của Washington là nhân cơ hội Bắc Kinh đang ngày càng bành trướng trên biển để thúc đẩy xuất khẩu vũ khí sang các nước châu Á-Thái Bình Dương, từ đó thắt chặt quan hệ và nâng cao thực lực quốc phòng cho các nước đồng minh, tạo lập vòng vây đối phó với Trung Quốc, bảo vệ địa vị của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Theo ANTD
Rơi máy bay vận tải không quân Ấn Độ, 5 người chết
Một phát ngôn viên không quân Ấn Độ cho biết, một máy bay vận tải C-130J Hercules của không quân nước này đã gặp nạn hôm nay 28/3 ở miền trung Ấn Độ.
Một máy bay vận tải C-130J Hercules. (Ảnh minh họa)
Trong một tuyên bố, không quân Ấn Độ cho biết chiếc C-130J Hercules, một máy bay vận tải hạng nặng do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo, đã bị rơi cách căn cứ không quân Gwalior, bang Madhya Pradesh, miền trung Ấn Độ khoảng 115 km về phía tây.
Máy bay đã cất cánh từ một căn cứ không quân tại thành phố du lịch Agra và dự kiến hạ cánh xuống căn cứ không quân Gwalior.
"Máy bay đã cất cánh từ Agra lúc 10 giờ sáng giờ địa phương cho một sứ mệnh huấn luyện thông thường. Một cuộc điều tra đã được mở nhằm tìm hiểu nguyên nhân của vụ tai nạn", tuyên bố cho biết.
Một chiến dịch cứu hộ đang được tiến hành đối với máy bay.
Phát ngôn viên không quân không biết có bao nhiêu người trên khoang hay có xảy ra thương vong hay không.
Tuy nhiên, kênh truyền hình NDTV đưa tin toàn bộ 5 quân nhân thuộc không quân Ấn Độ đã thiệt mạng.
Ấn Độ đã mua 6 máy bay vận tải C-130J Hercules với giá khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2011.
Ấn Độ gần đây đã triển khai 1 trong số những máy bay này để tham gia chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ chuyến bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Theo Dantri
Máy bay C-130J Ấn Độ rơi, 4 quan chức và 1 phi công thiệt mạng Ngày 28-3, một chiếc máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules của Không quân Ấn Độ mới mua của Mỹ đã bị rơi gần Gwalior, sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Agra, làm 5 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Một phát ngôn viên Không quân Ấn Độ cho biết trong một cuộc họp báo tại New...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan: Sơ tán hàng loạt vì nhiều tòa nhà ở Bangkok rung lắc, xuất hiện vết nứt

Vai trò nổi bật của căn cứ Mỹ ở Greenland trong cạnh tranh với Nga và Trung Quốc

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Israel xây dựng tuyến đường chia cắt Bờ Tây

Tổng thống Trump 'ám chỉ' về nhiệm kỳ thứ ba

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thương mại khu vực

Tổng thống Mỹ Trump lên kế hoạch thăm quốc gia đã tổ chức 4 cuộc đàm phán với Nga, Ukraine

Mỹ thu hồi giấy phép cấp cho các đối tác nước ngoài của công ty dầu khí PDVSA

Thủy thủ Trung Quốc mất tích ngoài khơi Ghana, nghi ngờ bị cướp biển tấn công

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo
Có thể bạn quan tâm

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
Sao việt
15:15:28 31/03/2025
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
Tin nổi bật
15:11:37 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025
Viral video Chu Thanh Huyền mệt mỏi ngồi cạnh Quang Hải bên bàn nhậu sau loạt drama, sự thật là gì?
Netizen
15:01:11 31/03/2025
Yêu cầu chuyển nhượng của Bruno Fernandes khi Real Madrid hỏi mua với giá 90 triệu bảng
Sao thể thao
14:59:34 31/03/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An bối rối trong khoảnh khắc Nguyên trở về
Phim việt
14:48:37 31/03/2025
Sao Cbiz thiếu tình thương cha mẹ: Lộ Tư than thở kể khổ, có người mới sinh đã bị ném thùng rác
Sao châu á
14:39:19 31/03/2025