Mỹ định đưa Houthi trở lại danh sách khủng bố toàn cầu
Dẫn lời hai nguồn tin, hãng tin AP cho biết chính quyền Mỹ sẽ sớm công bố kế hoạch đưa lực lượng Houthi ở Yemen trở lại danh sách khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt.
Các tay súng Houthi ở Yemen. Ảnh: AFP
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã liệt Houthi là tổ chức khủng bố nước ngoài bất chấp phản đối mạnh mẽ của các nhóm viện trợ nhân quyền và nhân đạo.
Khi Houthi nằm trong danh sách này, người Mỹ cũng như những cá nhân và tổ chức thuộc quyền tài phán của Mỹ bị cấm hỗ trợ vật chất cho Houthi. Lệnh cấm này khiến các tổ chức viện trợ cho rằng sẽ dẫn đến một thảm họa nhân đạo thậm chí còn lớn hơn những gì đã xảy ra ở Yemen.
Đến thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã loại bỏ Houthi khỏi danh sách khủng bố dù bị một số người chỉ trích gay gắt. Mục đích của Mỹ là duy trì lượng thực phẩm, thuốc men và viện trợ cần thiết khác cho người Yemen.
Danh sách khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt mà Mỹ định đưa Houthi trở lại không bao gồm các biện pháp trừng phạt hoạt động hỗ trợ vật chất, không đi kèm với các lệnh cấm nhập cảnh như các đối tượng nằm trong danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài. Vì vậy, động thái này của Mỹ có thể không gây trở ngại đáng kể cho hoạt động cung cấp viện trợ cho dân thường Yemen.
Thông tin về kế hoạch trên của Mỹ xuất hiện trong bối cảnh lực lượng Houthi đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công kể từ tháng 11/2023 nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ, một hành lang quan trọng cho giao thông vận tải biển trên thế giới. Các lực lượng của Mỹ và Anh đã đáp trả bằng cách thực hiện hàng chục cuộc tấn công trên không và trên biển nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen từ ngày 11/1.
Trong khi đó, ngày 16/1, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan khẳng định rằng Mỹ và đồng minh phải cùng nhau giải quyết mối đe dọa do Houthi gây ra đối với các tàu thương mại ở Biển Đỏ để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
Ông Sullivan phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ): “Tình trạng này kéo dài bao lâu và mức độ tồi tệ như thế nào không chỉ phụ thuộc vào quyết định của các quốc gia trong liên minh đã tấn công Houthi vào vào tuần trước”.
Ông Sullivan thừa nhận các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ, cũng như các cuộc tấn công mà các lực lượng khác gây ra ở Liban, Syria, Iraq và Yemen, đặt ra mối lo ngại rằng cuộc chiến Israel – Hamas có thể leo thang ngay cả khi các quan chức Israel đang giảm cường độ chiến dịch quân sự ở Gaza.
Ông Sullivan nói: “Chúng ta phải đề phòng và cảnh giác trước khả năng rằng trong thực tế, thay vì hướng tới giảm leo thang, chúng ta đang trên con đường leo thang mà chúng ta phải quản lý”.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, nhận định rằng tình hình ở Trung Đông là công thức dẫn đến leo thang ở khắp mọi nơi. Theo ông, chấm dứt xung đột ở Gaza sẽ ngăn chặn Houthi và các nhóm khác tiến hành các cuộc tấn công ở những nơi khác trong khu vực.
Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ đã gây ra gián đoạn đáng kể cho thương mại toàn cầu. Giá dầu đã tăng cao hơn trong những ngày gần đây, mặc dù giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch ngày 16/1.
Tuần trước, bà Linda Thomas Greenfield, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, cho biết từ tháng 11/2023, 2.000 tàu đã buộc phải chuyển hướng và đi xa hơn hàng nghìn km để tránh Biển Đỏ. Houthi đã đe dọa hoặc bắt giữ các thủy thủ làm con tin từ hơn 20 quốc gia.
Mỹ và Anh đã phát động cuộc tấn công thứ ba nhằm vào lực lượng Houthi ngày 16/1. Máy bay của Mỹ và Anh đã ném bom các cơ sở của Houthi trong doanh trại của huyện Mukayris, khu vực pháo đài At Taffah và các cơ sở ở huyện Sawmaah. Cuộc tấn công diễn ra khi Houthi tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng tên lửa nhằm vào tàu chở hàng Zografia treo cờ Malta ở Biển Đỏ.
Dù liên tục tấn công Houthi nhưng điều phối viên phụ trách truyền thông chiến lược thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby nhấn mạnh Mỹ không muốn gây chiến với Houthi. Ông Kirby nêu rõ: “Chúng tôi không tìm cách mở rộng chiến dịch này. Houthi có một sự lựa chọn và họ vẫn còn thời gian để đưa ra lựa chọn đúng đắn”.
Trước đó, cuối ngày 15/1, Iran đã bắn tên lửa vào trụ sở tình báo của Israel nằm ở một khu vực gần Lãnh sự quán Mỹ ở Irbil, trụ sở của khu vực người Kurd ở phía Bắc Iraq và các mục tiêu có liên quan đến nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo ở miền Bắc Syria.
Sau đó, Iraq đã gọi các cuộc tấn công vào nước này là vi phạm trắng trợn chủ quyền của Iraq và triệu hồi đại sứ của nước này ở Tehran.
Trong khi đó, theo hãng tin TASS, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya đánh giá những lý lẽ của Mỹ và Anh đưa ra liên quan đến chiến dịch tấn công Houthi là “vô cùng yếu ớt”. Ông Nebenzya nói: “Không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho chiến dịch tấn công này vào chủ quyền của Yemen”.
Đại sứ Nebenzya nhấn mạnh liên minh của Mỹ không có ủy quyền hợp pháp nào để thực hiện hành động vũ lực. Ông kết luận: “Bảo vệ hoạt động vận tải thương mại là một chuyện, những vụ tấn công tàu thuyền thương mại là không thể chấp nhận được, nhưng tấn công một cách bất hợp pháp và không tương xứng nhằm vào một quốc gia khác lại là một câu chuyện hoàn toàn khác”.
Khủng hoảng ở Biển Đỏ có thể phá tan hi vọng phục hồi kinh tế toàn cầu
Xung đột kéo dài ở Biển Đỏ và căng thẳng leo thang trên khắp Trung Đông có nguy cơ tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu, gây ra lạm phát và làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng.
Tàu thuyền chuẩn bị di chuyển qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Guardian ngày 13/1, đó là cảnh báo của một số nhà kinh tế hàng đầu thế giới.
Cụ thể, các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới cho rằng có nguy cơ cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ dẫn tới lãi suất cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, lạm phát dai dẳng và bất ổn về địa chính trị.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới nhận định cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, cùng với cuộc chiến ở Ukraine, đã tạo ra những mối nguy hiểm thực sự. Báo cáo có đoạn: "Xung đột leo thang có thể dẫn đến giá năng lượng tăng vọt, gây ra những tác động rộng hơn đối với hoạt động toàn cầu và lạm phát. Các rủi ro khác gồm căng thẳng tài chính liên quan đến lãi suất thực, lạm phát dai dẳng, tốc độ tăng trưởng yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc, tình trạng phân mảnh thương mại ngày càng sâu sắc và các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu".
Theo Ngân hàng Thế giới, các cuộc tấn công gần đây của Houthi nhằm vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ đã bắt đầu làm gián đoạn các tuyến vận chuyển quan trọng, làm suy yếu mạng lưới cung ứng và làm tăng khả năng gây nút thắt lạm phát. Trong bối cảnh xung đột leo thang, nguồn cung cấp năng lượng cũng có thể bị gián đoạn đáng kể, dẫn đến giá năng lượng tăng đột biến. Điều này sẽ có tác động lan tỏa đáng kể đến giá cả hàng hóa khác và làm tăng thêm bất ổn kinh tế và địa chính trị, từ đó có thể làm giảm đầu tư và khiến tăng trưởng suy yếu hơn nữa.
Ông John Llewellyn, cựu nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cho biết: "Tình hình này đã leo thang trở thành một vấn đề nghiêm trọng". Ông cho rằng xác suất xảy ra gián đoạn nghiêm trọng đối với thương mại thế giới là 30%, tăng so với 10% một tuần trước. Ông nói: "Có một diễn biến khủng khiếp và không thể tránh khỏi có thể khiến tình hình ở Biển Đỏ lan sang eo biển Hormuz và rộng hơn là Trung Đông".
Sau đêm tấn công thứ hai nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen, cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đều cho biết sẵn sàng hành động thêm nếu Houthi vẫn tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ.
Trong tình hình hiện nay, nội bộ chính phủ hai nước ngày càng lo ngại rằng các sự kiện ở Trung Đông có thể làm tiêu tan triển vọng phục hồi kinh tế và cả cơ hội của hai nhà lãnh đạo trong cuộc bầu cử sắp tới.
Mặc dù các đảng phái ở Anh ủng hộ các cuộc không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen, nhưng Thủ tướng Anh Sunak sẽ phải đối mặt với những câu hỏi từ các nghị sĩ đang lo lắng về một cuộc xung đột kéo dài và kế hoạch dài hạn hơn cho hòa bình Trung Đông. Một số nghị sĩ Công đảng sẽ gây áp lực cho Chủ tịch Công đảng Keir Starmer về lý do tại sao ông ủng hộ các cuộc tấn công quân sự vào Houthi sau khi chính ông tuyên bố sẽ chỉ ủng hộ hành động như vậy sau khi quốc hội đồng ý.
Tổng thống Mỹ Biden cũng phải đối mặt với phản đối từ những thành viên cấp tiến trong đảng Dân chủ - những người vốn đã phản đối sâu sắc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Israel ở Gaza. Nghị sĩ Ro Khanna nói: "Tổng thống cần đến Quốc hội trước khi phát động cuộc tấn công Houthi ở Yemen và lôi kéo chúng ta vào một cuộc xung đột nữa ở Trung Đông".
Xung đột ở Trung Đông ngày càng lan rộng khi Mỹ và Anh thực hiện hàng chục cuộc tấn công vào các địa điểm của Houthi ở Yemen ngày 11 và 12/1. Các cuộc không kích này nhằm trả đũa Houthi tấn công các tàu đi qua Biển Đỏ, khiến hoạt động vận tải hàng hải tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới bị tê liệt.
Các tay súng Houthi. Ảnh: Shutterstock
Houthi cho biết họ chỉ tấn công các tàu liên quan Israel để bày tỏ ủng hộ người Palestine ở Gaza, nhưng nhiều mục tiêu không có mối liên hệ nào với Israel. Houthi cũng đã bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Cuộc tấn công của Mỹ vào một địa điểm radar ở Yemen vào tối 12/1 đã khiến Houthi cảnh báo sẽ phản ứng mạnh mẽ và hiệu quả đối với các cuộc tấn công quốc tế. Điều này làm dấy lên lo ngại về leo thang cuộc xung đột vỗn đã diễn ra xuyên biên giới.
Người phát ngôn Houthi, Mohammed Abdulsalam, tuyên bố các cuộc tấn công không có tác động đáng kể đến khả năng của Houthi trong tấn công tàu đi qua Biển Đỏ và Biển Arab.
Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Yemen, ông Hans Grundber, cảnh báo về những lo ngại nghiêm trọng liên quan ổn định và những nỗ lực hòa bình mong manh ở Yemen - quốc gia đã trải qua nhiều năm nội chiến.
Houthi chỉ là một trong các nhóm trên toàn khu vực đang tấn công các mục tiêu bên trong Israel hoặc những mục tiêu mà họ cho là có liên quan đến Israel. Hezbollah ở Liban cũng là mối đe dọa nghiêm trọng.
Ông Farea Al-Muslimi thuộc chương trình Trung Đông của tổ chức Chatham House nhận định rằng Houthi có trang bị và mức độ sẵn sàng tốt hơn nhiều so với những gì phương Tây nhận ra. Phương Tây luôn đánh giá thấp Houthi.
Ông William Bain, chuyên gia thương mại của Phòng Thương mại Anh, cho biết: "Khoảng 500.000 container đã đi qua kênh Suez trong tháng 11/2023 và con số đó đã giảm 60% xuống còn 200.000 trong tháng 12/2023".
Tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Suez. Ảnh: AFP/TTXVN
Các tàu đang đi theo những tuyến đường khác nhau, nhưng thay đổi tuyến đường đã làm tăng chi phí. Một container có chi phí 1.500 USD vào tháng 11/2023 đã tăng lên 4.000 USD vào tháng 12/2023.
Ông Bain nói: "Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, sẽ chỉ làm tăng thêm gián đoạn và chi phí vận chuyển container sẽ tăng lên, thương mại toàn cầu sẽ giảm hơn nữa".
Các nhà kinh tế ngày càng lo lắng rằng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới có thể phải hứng chịu suy thoái trong năm nay. Họ lo ngại rằng các ngân hàng trung ương sẽ chỉ cắt giảm lãi suất một cách khiêm tốn, làm tăng thêm chi phí sinh hoạt mà hàng triệu hộ gia đình phải đối mặt.
Viễn cảnh giá dầu tăng cao có thể khiến các ngân hàng trung ương giữ vững và duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn dự kiến.
Ông Liam Byrne, chủ tịch một ủy ban thuộc Hạ viện Anh, cho biết: "Hiện có nguy cơ thực sự là trận chiến ở Biển Đỏ sẽ đẩy giá cả lên cao, ngay khi lạm phát bắt đầu giảm. Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu một lần nữa gặp nguy hiểm... đặc biệt là vì cuộc chiến mới ở kênh đào Suez xảy ra khi hạn hán đang làm giảm hoạt động thương mại qua kênh đào Panama. Hai trong số năm tuyến đường mấu chốt để giao thương trên thế giới đang gặp nguy hiểm thực sự".
Nghịch lý Houthi hưởng lợi từ các cuộc không kích của Mỹ - Anh Giới chuyên gia cho rằng các cuộc không kích Mỹ-Anh, thay vì triệt hạ Houthi, lại có thể mang đến cơ hội cho nhóm phiến quân này ở Yemen và khu vực. Máy bay chiến đấu của không quân Hoàng gia Anh cất cánh từ căn cứ quân sự Akrotiri ở đảo Síp trên Địa Trung Hải, tham gia chiến dịch không kích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy rừng dữ dội gần Khu phi quân sự liên Triều

Các nước EU nhất trí nới lỏng quy định nạp kho lưu trữ khí đốt

Iran sẽ 'trao cơ hội thực sự' cho các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ tại Oman

Chủ tịch Tập Cận Bình: Không có bên nào thắng trong cuộc chiến thuế quan

Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu

Sập công trình tàu điện ngầm đang xây dựng tại Hàn Quốc

Nhật Bản lập nhóm đặc trách đàm phán thương mại với Mỹ

Ông Trump cảnh báo kịch bản áp thuế đối ứng sau thời hạn 90 ngày tạm hoãn

OpenAI đệ đơn kiện Elon Musk vì hành vi gây rối và cạnh tranh không lành mạnh

Đặc phái viên của Tổng thống Trump đến Nga

Ông Trump phàn nàn hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là "quá một chiều"

Anh xem xét triển khai binh sĩ tới Ukraine trong 5 năm
Có thể bạn quan tâm

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo
Tin nổi bật
06:50:25 12/04/2025
Cặp sao Vbiz vừa bị "tóm" hẹn hò trên sân pickleball: Nghi yêu bí mật 4 năm, đã dẫn nhau về ra mắt gia đình?
Sao việt
06:49:59 12/04/2025
Dùng 3 loại rau giàu tính kiềm nấu các món ăn giúp đào thải độc tố trong cơ thể, dưỡng gan và thận tốt
Ẩm thực
05:57:00 12/04/2025
5 mỹ nhân Hàn gây tranh cãi dữ dội vì đóng phim 18+
Hậu trường phim
05:53:10 12/04/2025
Niềm hạnh phúc của danh ca Họa Mi sau những thăng trầm
Tv show
05:52:00 12/04/2025
Phản diện của 'Thunderbolts*' chính thức lộ diện, sức mạnh hơn cả nhóm Avengers cộng lại
Phim âu mỹ
05:50:32 12/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Mỹ nhân Hồng Kông tổ chức đám cưới lãng mạn ở Việt Nam
Sao châu á
22:54:22 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025