Mỹ dính đòn ‘hồi mã thương’ nếu trừng phạt Gazprom
Thượng viện Mỹ có thể áp đặt các biện pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga, ví dụ nhắm vào Tập đoàn Gazprom. Nhưng theo các chuyên gia, Mỹ sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho Gazprom mà thậm chí còn chuốc họa vào thân.
Châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga.
Một thực tế mà cả thế giới đều đã biết là Gazprom chủ yếu tập trung vào các khách hàng châu Âu và không có nhiều quan hệ kinh doanh với thị trường khí đốt Mỹ, nên nếu Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Gazprom cũng chỉ mang lại những ảnh hưởng vô cùng khiêm tốn.
Ở châu Âu, vấn đề giảm sự lệ thuộc vào khí đốt Nga đã được đưa ra từ lâu. Trong thập niên 1970-80, châu Âu nhập khẩu 70% khí đốt của Liên Xô, nay tỷ lệ này chỉ là 41%. Trong thập niên 2000 và 2010, lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu không tăng, dao động ở mức 130-160 tỷ m3/năm.
Tuy nhiên, châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga, vì khu vực này không đủ hạ tầng cơ sở trong thời gian ngắn chuyển sang nhập khẩu khí đốt các nước khác. Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể tạo ra sự linh hoạt cần thiết. Tuy nhiên, tỷ trọng LNG trong cơ cấu nhập khẩu của châu Âu hiện là 22%. Năng lực khí hóa không đủ để nhanh chóng thay thế 130 tỷ m3 khí đốt tự nhiên Nga. Vì thế việc áp đặt trừng phạt ít khả năng xảy ra về mặt kỹ thuật.
Biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ tác động mạnh tới Gazprom khi nhà chức trách châu Âu quyết định tham gia vào quá trình này, bất chấp thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, kịch bản đó khó có thể xảy ra: không chính trị gia châu Âu nào chấp nhận hi sinh sự phục hồi kinh tế mong manh của khu vực vì các kế hoạch địa chính trị của Mỹ.
Thêm vào đó, nếu kiên quyết áp đặt lệnh trừng phạt Gazprom, chính bản thân nước Mỹ sẽ chuốc lấy rất nhiều những rắc rối nguy hiểm.
Giá dầu mỏ và khí đốt thế giới tăng mạnh
Trừng phạt Gazprom có thể làm tăng giá dầu mỏ và khí đốt. Dù thị trường Mỹ, độc lập với châu Âu, song không hề miễn nhiễm trước tình trạng tăng giá khí đốt.
Trong trường hợp giá khí đốt tăng mạnh, cung cấp khí hóa lỏng (LNG) sẽ có lợi, làm tăng giá LNG trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, đừng quên rằng cuộc “cách mạng khí đá phiến”, mở ra cánh cửa tiếp cận năng lượng giá rẻ và đã làm giảm đáng kể khoảng cách chi phí giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết quả là nhiều nhà sản xuất đã xem xét lại quyết định chuyển cơ sở sản xuất tới Trung Quốc và nay đang diễn ra tiến trình ngược, giúp kinh tế Mỹ tăng cường hồi phục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể thay đổi quan điểm nếu Mỹ tăng xuất khẩu khí đốt.
Chương trình giải cứu kinh tế Ukraine thất bại
Việc từ chối khí đốt Nga sẽ làm tăng giá khí đốt tại châu Âu. Trong trường hợp này sự hỗ trợ dành cho Ukraine sẽ bị giáng một đòn đau vì tài trợ cho giá khí đốt cao, Kiev cần rất nhiều tiền. Nỗ lực tăng giá khí đốt một lần nữa tại Ukraine có thể gây nên làn sóng cách mạng mới hay làm tăng số tiền nợ, làm giảm thu nhập thực tế của người dân vì phải trả tiền mua khí đốt nhiều hơn.
Nga “cười tươi” vì “ngư ông đắc lợi”
Cấm vận dầu mỏ Nga sẽ đem đến những khó khăn thực sự với các nước châu Âu. Ngược lại, điều này cho phép Chính phủ Nga vui mừng hơn vì họ sẽ khôi phục tương đối nhanh chóng nguồn thu dầu mỏ bằng cách chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác, và hưởng lợi “đậm hơn” nhờ giá bán trên thị trường cao. Áp đặt các biện pháp trừng phạt này hầu như không có ý nghĩa thực tế.
Ngoài ra sau khi tái định hướng xuất khẩu sang các nước châu Á, Chính phủ Nga đã có thể bổ sung thêm thu nhập nhờ giá dầu tăng. Cân đối về trung hạn, ngân sách Nga sẽ có lợi từ thay đổi này.
Video đang HOT
Hơn nữa, khi Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho châu Á, việc giao dịch bằng những đồng tiền khu vực (Nhân dân tệ, Yên Nhật…) sẽ tăng lên và giảm sự phụ thuộc của các nước này vào đồng USD.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nền kinh tế hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản giảm phụ thuộc vào đồng USD thì Mỹ biết rõ hơn ai hết và chính họ là người phải hoảng sợ.
Các tập đoàn dầu khí toàn cầu bị vạ lây
Dù Gazprom hầu như ít cạnh tranh với các công ty Mỹ, tập đoàn này có rất nhiều dự án chung với các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Royal DutchShell, Exxon Mobil. Trừng phạt Gazprom có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các doanh nghiệp này, không cho phép họ tiếp cận các dự án giàu tiềm năng của Nga như Sakhalin -2. Trong trường hợp các tập đoàn này rút lui, thay thế họ có thể là các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc và rốt cuộc khiến những Royal Dutch Shell hay Exxon Mobil mất vị trí hàng đầu trên thị trường.
Lợi ích địa chính trị của Mỹ có thể khiến các tập đoàn lớn phải trả giá quá đắt, vì vậy các tập đoàn này sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên Nhà Trắng bằng cách vận động hành lang ở Washington để ngăn các quyết định như vậy.
Mất đi sự ủng hộ tại châu Âu
Các chính trị gia châu Âu tính rằng trừng phạt Gazprom sẽ khiến giá khí đốt tăng. Mức tăng phụ thuộc vào các biện pháp châu Âu áp dụng để giảm ảnh hưởng của Gazprom trên thị trường. Nếu nguồn cung khí đốt Nga bị hạn chế, lượng khí đốt bổ sung lấy từ đâu?
Trong vấn đề này, mới đây Hà Lan cho biết sản lượng khai thác khí đốt sẽ giảm mạnh, do các nguyên nhân sinh thái và tình trạng dự trữ giảm sút không thể đảo ngược, khi chính phủ các nước muốn bảo vệ trữ lượng cho nhu cầu nội địa lâu nhất có thể. Giá khí đốt Na Uy sẽ tăng do việc phát triển các mỏ khí mới trở nên phức tạp và tốn kém hơn, còn Anh, nước nhập khẩu khí đốt Na Uy nhiều nhất, có kế hoạch tăng khối lượng cung cấp lên tới 30%.
Trong khi đó, Qatar không ngừng tăng khối lượng xuất khẩu sang châu Á, nơi nước này có thể có thu nhập cao hơn 80% nhờ giá xuất khẩu LNG tương đương 1.000 tỷ m3 khí đốt.
Ngoài ra, Algeria đang đẩy mạnh cầu trong nước, và nỗ lực duy trì quan hệ gần gũi với Gazprom để thực hiện các dự án trong tương lai. Khối lượng khai thác của nước này dường như cũng đã đạt đỉnh. Toàn bộ trữ lượng khí đốt của Algeria là khoảng 4.000 tỷ m3, tương đương với 5-6 năm cung cấp khí đốt cho Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ. Trữ lượng này không thể giải quyết vấn đề khí đốt của EU xét theo chiến lược lâu dài.
Azerbaijan cũng vậy, dù tham gia sâu vào “Hành lang khí đốt phương Nam” và cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và EU theo tuyến đường ống TANAP-TAP, nước này chỉ có trữ lượng đã được thẩm định là 1.000 tỷ m3 khí đốt, trong khi nhu cầu nội địa gia tăng. Điều này có nghĩa là Azerbaijan có thể chào bán khí đốt cho Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ hay thậm chí là Hy Lạp, Bulgaria, song không thể cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trung hạn.
Các nước có vai trò lớn khác, như Turkmenistan và Uzbekistan, đang tập trung vào thị trường Trung Quốc khổng lồ, và có quan hệ mật thiết với Nga, cả về kinh tế và chính sách.
Châu Âu có thể ở trong tình thế khó khăn, và do chính sách ủng hộ Mỹ, họ có thể mất đi sự ủng hộ, khiến cho một số “tiền đồn” lớn ở châu Âu có thể bị thay thế bởi những chính trị gia có quan điểm thân Nga hay những người thực dụng không ủng hộ Mỹ khi lợi ích bị ảnh hưởng.
Mất ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực
Ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại khu vực Địa Trung Hải có thể bị đe dọa. Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rất không hài lòng với hành động của Mỹ, và xích lại gần Nga. Hơn nữa, vấn đề khí đốt là phương sách chủ chốt để cũng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã quyết định tăng công suất chuyển tải của tuyến đường ống “Dòng chảy màu Xanh” lên 19 triệu m3, so với mức 16 triệu m3 hiện nay. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đưa ra quyết định xây dựng tuyến đường ống “Dòng chảy phương Nam” trên lãnh thổ nước này, trong trường hợp các chính phủ châu Âu ngăn hoạt động xây dựng đó. Trong trường hợp này có thể nói đến sự hội nhập sâu rộng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề năng lượng.
Theo Infonet
Vì Ukraine, Mỹ dính đòn 'hồi mã thương' nếu trừng phạt Gazprom
Thượng viện Mỹ có thể áp đặt các biệt pháp mạnh hơn để trừng phạt Nga, ví dụ nhắm vào Tập đoàn Gazprom. Nhưng theo các chuyên gia, Mỹ sẽ không thể gây thiệt hại đáng kể cho Gazprom mà thậm chí còn chuốc họa vào thân.
Châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga.
Một thực tế mà cả thế giới đều đã biết là Gazprom chủ yếu tập trung vào các khách hàng châu Âu và không có nhiều quan hệ kinh doanh với thị trường khí đốt Mỹ, nên nếu Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Gazprom cũng chỉ mang lại những ảnh hưởng vô cùng khiêm tốn.
Ở châu Âu, vấn đề giảm sự lệ thuộc vào khí đốt Nga đã được đưa ra từ lâu. Trong thập niên 1970-80, châu Âu nhập khẩu 70% khí đốt của Liên Xô, nay tỷ lệ này chỉ là 41%. Trong thập niên 2000 và 2010, lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu không tăng, dao động ở mức 130-160 tỷ m3/năm.
Tuy nhiên, châu Âu không thể ngay lập tức từ bỏ khí đốt Nga, vì khu vực này không đủ hạ tầng cơ sở trong thời gian ngắn chuyển sang nhập khẩu khí đốt các nước khác. Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể tạo ra sự linh hoạt cần thiết. Tuy nhiên, tỷ trọng LNG trong cơ cấu nhập khẩu của châu Âu hiện là 22%. Năng lực khí hóa không đủ để nhanh chóng thay thế 130 tỷ m3 khí đốt tự nhiên Nga. Vì thế việc áp đặt trừng phạt ít khả năng xảy ra về mặt kỹ thuật.
Biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ tác động mạnh tới Gazprom khi nhà chức trách châu Âu quyết định tham gia vào quá trình này, bất chấp thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, kịch bản đó khó có thể xảy ra: không chính trị gia châu Âu nào chấp nhận hi sinh sự phục hồi kinh tế mong manh của khu vực vì các kế hoạch địa chính trị của Mỹ.
Thêm vào đó, nếu kiên quyết áp đặt lệnh trừng phạt Gazprom, chính bản thân nước Mỹ sẽ chuốc lấy rất nhiều những rắc rối nguy hiểm.
Giá dầu mỏ và khí đốt thế giới tăng mạnh
Trừng phạt Gazprom có thể làm tăng giá dầu mỏ và khí đốt. Dù thị trường Mỹ, độc lập với châu Âu, song không hề miễn nhiễm trước tình trạng tăng giá khí đốt.
Trong trường hợp giá khí đốt tăng mạnh, cung cấp khí hóa lỏng (LNG) sẽ có lợi, làm tăng giá LNG trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, đừng quên rằng cuộc "cách mạng khí đá phiến", mở ra cánh cửa tiếp cận năng lượng giá rẻ và đã làm giảm đáng kể khoảng cách chi phí giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết quả là nhiều nhà sản xuất đã xem xét lại quyết định chuyển cơ sở sản xuất tới Trung Quốc và nay đang diễn ra tiến trình ngược, giúp kinh tế Mỹ tăng cường hồi phục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất có thể thay đổi quan điểm nếu Mỹ tăng xuất khẩu khí đốt.
Chương trình giải cứu kinh tế Ukraine thất bại
Việc từ chối khí đốt Nga sẽ làm tăng giá khí đốt tại châu Âu. Trong trường hợp này sự hỗ trợ dành cho Ukraine sẽ bị giáng một đòn đau vì tài trợ cho giá khí đốt cao, Kiev cần rất nhiều tiền. Nỗ lực tăng giá khí đốt một lần nữa tại Ukraine có thể gây nên làn sóng cách mạng mới hay làm tăng số tiền nợ, làm giảm thu nhập thực tế của người dân vì phải trả tiền mua khí đốt nhiều hơn.
Nga "cười tươi" vì "ngư ông đắc lợi"
Cấm vận dầu mỏ Nga sẽ đem đến những khó khăn thực sự với các nước châu Âu. Ngược lại, điều này cho phép Chính phủ Nga vui mừng hơn vì họ sẽ khôi phục tương đối nhanh chóng nguồn thu dầu mỏ bằng cách chuyển hướng xuất khẩu sang các nước khác, và hưởng lợi "đậm hơn" nhờ giá bán trên thị trường cao. Áp đặt các biện pháp trừng phạt này hầu như không có ý nghĩa thực tế.
Ngoài ra sau khi tái định hướng xuất khẩu sang các nước châu Á, Chính phủ Nga đã có thể bổ sung thêm thu nhập nhờ giá dầu tăng. Cân đối về trung hạn, ngân sách Nga sẽ có lợi từ thay đổi này.
Hơn nữa, khi Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cho châu Á, việc giao dịch bằng những đồng tiền khu vực (Nhân dân tệ, Yên Nhật...) sẽ tăng lên và giảm sự phụ thuộc của các nước này vào đồng USD.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nền kinh tế hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản giảm phụ thuộc vào đồng USD thì Mỹ biết rõ hơn ai hết và chính họ là người phải hoảng sợ.
Các tập đoàn dầu khí toàn cầu bị vạ lây
Dù Gazprom hầu như ít cạnh tranh với các công ty Mỹ, tập đoàn này có rất nhiều dự án chung với các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như Royal DutchShell, Exxon Mobil. Trừng phạt Gazprom có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các doanh nghiệp này, không cho phép họ tiếp cận các dự án giàu tiềm năng của Nga như Sakhalin -2. Trong trường hợp các tập đoàn này rút lui, thay thế họ có thể là các doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc và rốt cuộc khiến những Royal Dutch Shell hay Exxon Mobil mất vị trí hàng đầu trên thị trường.
Lợi ích địa chính trị của Mỹ có thể khiến các tập đoàn lớn phải trả giá quá đắt, vì vậy các tập đoàn này sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên Nhà Trắng bằng cách vận động hành lang ở Washington để ngăn các quyết định như vậy.
Mất đi sự ủng hộ tại châu Âu
Các chính trị gia châu Âu tính rằng trừng phạt Gazprom sẽ khiến giá khí đốt tăng. Mức tăng phụ thuộc vào các biện pháp châu Âu áp dụng để giảm ảnh hưởng của Gazprom trên thị trường. Nếu nguồn cung khí đốt Nga bị hạn chế, lượng khí đốt bổ sung lấy từ đâu?
Trong vấn đề này, mới đây Hà Lan cho biết sản lượng khai thác khí đốt sẽ giảm mạnh, do các nguyên nhân sinh thái và tình trạng dự trữ giảm sút không thể đảo ngược, khi chính phủ các nước muốn bảo vệ trữ lượng cho nhu cầu nội địa lâu nhất có thể. Giá khí đốt Na Uy sẽ tăng do việc phát triển các mỏ khí mới trở nên phức tạp và tốn kém hơn, còn Anh, nước nhập khẩu khí đốt Na Uy nhiều nhất, có kế hoạch tăng khối lượng cung cấp lên tới 30%.
Trong khi đó, Qatar không ngừng tăng khối lượng xuất khẩu sang châu Á, nơi nước này có thể có thu nhập cao hơn 80% nhờ giá xuất khẩu LNG tương đương 1.000 tỷ m3 khí đốt.
Ngoài ra, Algeria đang đẩy mạnh cầu trong nước, và nỗ lực duy trì quan hệ gần gũi với Gazprom để thực hiện các dự án trong tương lai. Khối lượng khai thác của nước này dường như cũng đã đạt đỉnh. Toàn bộ trữ lượng khí đốt của Algeria là khoảng 4.000 tỷ m3, tương đương với 5-6 năm cung cấp khí đốt cho Ukraine hay Thổ Nhĩ Kỳ. Trữ lượng này không thể giải quyết vấn đề khí đốt của EU xét theo chiến lược lâu dài.
Azerbaijan cũng vậy, dù tham gia sâu vào "Hành lang khí đốt phương Nam" và cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và EU theo tuyến đường ống TANAP-TAP, nước này chỉ có trữ lượng đã được thẩm định là 1.000 tỷ m3 khí đốt, trong khi nhu cầu nội địa gia tăng. Điều này có nghĩa là Azerbaijan có thể chào bán khí đốt cho Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ hay thậm chí là Hy Lạp, Bulgaria, song không thể cung cấp khí đốt cho châu Âu trong trung hạn.
Các nước có vai trò lớn khác, như Turkmenistan và Uzbekistan, đang tập trung vào thị trường Trung Quốc khổng lồ, và có quan hệ mật thiết với Nga, cả về kinh tế và chính sách.
Châu Âu có thể ở trong tình thế khó khăn, và do chính sách ủng hộ Mỹ, họ có thể mất đi sự ủng hộ, khiến cho một số "tiền đồn" lớn ở châu Âu có thể bị thay thế bởi những chính trị gia có quan điểm thân Nga hay những người thực dụng không ủng hộ Mỹ khi lợi ích bị ảnh hưởng.
Mất ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực
Ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại khu vực Địa Trung Hải có thể bị đe dọa. Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rất không hài lòng với hành động của Mỹ, và xích lại gần Nga. Hơn nữa, vấn đề khí đốt là phương sách chủ chốt để cũng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã quyết định tăng công suất chuyển tải của tuyến đường ống "Dòng chảy màu Xanh" lên 19 triệu m3, so với mức 16 triệu m3 hiện nay. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ đưa ra quyết định xây dựng tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" trên lãnh thổ nước này, trong trường hợp các chính phủ châu Âu ngăn hoạt động xây dựng đó. Trong trường hợp này có thể nói đến sự hội nhập sâu rộng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề năng lượng.
Theo VNE
Mỹ xem xét viện trợ quân sự cho Ukraine Trong phiên họp ngày 1-5, Quốc hội Mỹ đã xem xét một dự luật về việc cung cấp vũ khí chống tăng, phòng không và hỗ trợ thông tin tình báo về lực lượng quân sự Nga cho chính phủ tạm quyền Ukraine. Dự luật trên do các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất với lý do các biện pháp trừng phạt...