Mỹ định chuyển hóa trực thăng huyền thoại Huey
Sau hàng chục năm sử dụng trực thăng Huey trong các sứ mệnh khác nhau, quân đội Mỹ đang cân nhắc chuyển hóa mẫu máy bay huyền thoại này thành trực thăng không người lái.
Trực thăng Huey. (Ảnh: National Interest)
Kể từ lần cất cánh đầu tiên vào năm 1956, trực thăng tấn công Huey đã được sử dụng trong nhiều cuộc chiến của Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 1956 tới những năm 1980, khoảng 12.000 mẫu trực thăng Huey đã được chế tạo, cùng với đó là khoảng 12.000 mẫu Bell 204 và Bell 205 được phát triển sau đó, vốn là phiên bản dân sự của mẫu Huey.
Theo tạp chí National Intersest của Mỹ, quân đội nước này đang giao nhiệm vụ cho công ty công nghệ Aurora Flight Sciences nghiên cứu khả năng chuyển hoá Huey thành trực thăng tự động không người lái vào năm 2018. Đây cũng là một phần trong dự án của Văn phòng Nghiên cứu thuộc Hải quân Mỹ gọi là chương tình tự động hoá vận tải hàng không và hệ thống đa dụng (AACUS) nhằm giúp phát triển các mẫu máy bay trực thăng có người lái thành những cỗ máy không người lái trong thời gian tới.
Chương trình AACUS không phải là vũ khí mà cụ thể đó là một bộ công cụ. Lắp đặt hệ thống này cho những mẫu máy bay quay cánh giống như Huey sẽ giúp các mẫu máy bay này có thể tự động bay tới các điểm đã đề ra trước đó và cần rất ít kiểm soát từ đơn vị điều phối dưới mặt đất. Chỉ cần một thay đổi, phi công có thể được đưa vào buồng lái và lái trực thăng như bình thường. Hệ thống AACUS kết hợp các phần mềm hiện đại với hệ thống radar sử dụng tia laser để phát hiện các chướng ngại vật ở khu vực hạ cánh, qua đó cho phép trực thăng tự hạ cánh ở các vùng đất thuận lợi.
Video đang HOT
Hiện hệ thống AACUS cũng đã được phát triển cho lực lượng thuỷ quân lục chiến của Mỹ. Mục tiêu đặt ra của dự án này là giúp các binh sĩ có thể điều khiển dễ dàng các trực thăng không người lái mà không cần quá nhiều thời gian huấn luyện. Trong chương trình AACUS, công ty Aurora đang phát triển hệ thống bay tiếp tế hậu cần chiến lược tự động (TALOS) để hỗ trợ. Hệ thống này hiện đang được thử nghiệm trên mẫu máy bay không người lái Boeing H-6U. Theo kế hoạch, hệ thống ACCUS bao gồm cả hệ thống TALOS sẽ sớm được thử nghiệm trên trực thăng Huey.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, dù không còn được sử dụng nhiều như trước đây nhưng những tính năng của Huey vẫn phù hợp với các nhiệm vụ ngày nay. Hiện Không quân Mỹ vẫn đang sử dụng khoảng 60 mẫu UH-1N. Do vậy, kế hoạch chuyển hoá mẫu trực thăng “huyền thoại” này của Mỹ có thể giúp Huey trở lại nhiều hơn trên bầu trời trong thời gian tới, cũng như mở ra khả năng kinh doanh công nghệ này vì nhiều nước trên thế giới vẫn rất ưa chuộng mẫu trực thăng này.
Ngọc Anh
Theo National Interest
Duterte "đuổi", thủy quân lục chiến Mỹ vừa đi, lục quân lại tới
Lực lượng của Mỹ vẫn ở lại Mindanao, bất chấp Tổng thống Duterte tuyên bố ông muốn họ "rời khỏi Philippines".
Trung tướng Mayoralgo dela Cruz, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền Tây Mindanao (Westmincom), xác nhận một số lĩnh Mỹ đã rời đi vài tuần trước, nhưng ngay lập tức được thay thế bằng một nhóm mới.
"Có một vài sự thay đổi thông thường. Những quân nhân rút đi là thành viên Thủy quân lục chiến Mỹ và được thay thế bởi các binh sĩ Lục quân. Tất nhiên, các lính thủy đánh bộ cũng mang theo trang thiết bị của họ," ông nói.
Tướng dela Cruz cho biết lực lượng vũ trang Mỹ vẫn hiện diện ở Mindanao với quân số 107 người.
"Tất cả bọn họ (lính Mỹ) vẫn ở đây," ông nói.
Tờ Philippine Daily Inquirer cho hay, lính Mỹ có một trại nhỏ nằm bên trong trụ sở của Westmincom. Họ hỗ trợ huấn luyện các đồng sự Philippinesvề kỹ năng cứu trợ nhân đạo và sơ tán y tế, bao gồm việc xử lý di động các quân nhân bị thương.
Dela Cruz khẳng định chưa có chỉ thị nào từ chính phủ của Tổng thống Rodrido Duterte về việc lính Mỹ phải rút khỏi khu vực này.
Hồi tháng 9, ông Duterte nói rằng lực lượng đặc biệt của Mỹ "phải ra đi", với lý do sự hiện diện của họ làm phức tạp tình hình khu vực Mindanao.
"Tôi chờ đợi tới lúc tôi không còn phải thấy bất cứ một binh lính ngoại nào trên đất nước mình, chỉ còn quân nhân Philippines", ông Duterte nói trước khi lên đường tới công du Nhật Bản hôm 25/10.
Tuy nhiên, ông chưa từng ban hành bất kỳ thông báo nào tới chính phủ Mỹ rằng mình sẽ nhanh chóng thực thi các tuyên bố kể trên.
Sự hiện diện của lính Mỹ tại Mindanao nằm trong khuôn khổ Thỏa thuận lực lượng thăm viếng và Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) mà Philippines và Mỹ ký kết.
Theo Soha News
Vụ khủng bố gây thương vong kỷ lục cho lính Mỹ Hai vụ đánh bom tự sát trong một ngày tại thủ đô Beirut, Lebanon cách đây 33 năm khiến 305 người thiệt mạng, trong đó có 241 lính Mỹ. Công tác cứu hộ sau vụ nổ tại căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở Beirut, Lebanon. Ảnh: Humanitiestexas.org. Cách đây 33 năm, ngày 23/10/1983, Thủy quân lục chiến Mỹ hứng chịu...