Mỹ đình chỉ chương trình đào tạo quân nhân Campuchia
Mỹ kết thúc chương trình cho phép Campuchia cử quân nhân theo học các học viện quân sự hàng đầu của nước này, sau động thái “cắt giảm hợp tác” của Campuchia.
“Sau khi Campuchia cắt giảm hợp tác trong một số lĩnh vực quân sự song phương truyền thống, nước này mất tư cách tham gia chương trình học viện quân sự của Mỹ”, phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Campuchia Arend Zwartjes ngày 1/7 cho biết.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Mỹ lo ngại về hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc tại Campuchia, đồng thời quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những đồng minh quan trọng nhất của Trung Quốc tại khu vực.
Zwartjes cho biết các học viên Campuchia đang theo học tại các học viện quân sự của Mỹ sẽ được phép hoàn thành chương trình đại học của họ. “Mỹ khuyến khích chính phủ Campuchia hỗ trợ học phí còn lại cho học viên của mình”, Zwartjes nói.
Campuchia chưa bình luận về thông tin trên.
Một số tướng lĩnh và quan chức cấp cao của Campuchia từng theo học tại các trường quân sự của Mỹ, bao gồm học viện quân sự danh giá ở West Point. Trong số này có đại tướng Hun Manet, con trai cả của Thủ tướng Hun Sen, hiện đảm nhận vị trí Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trạng Hoàng gia Campuchia.
Video đang HOT
Học viên tham gia lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Mỹ tại West Point ngày 22/5. Ảnh: USAF .
Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia ngày 12/6 cho biết quan chức quân đội Campuchia từ chối cho tùy viên quân sự Marcus Ferrara tiếp cận toàn bộ hạ tầng tại căn cứ Ream trong chuyến thăm một ngày trước đó.
Bộ Quốc phòng Campuchia sau đó ra thông cáo xác nhận điều này, khẳng định “rất thiện chí” khi tổ chức chuyến thăm căn cứ Ream cho phái đoàn của tùy viên quân sự Mỹ theo quyết định của Thủ tướng Hun Sen, và đã tổ chức “một số hoạt động quan trọng” bên trong căn cứ.
Tuy nhiên, ngoài những địa điểm đã được yêu cầu và nằm trong thỏa thuận, phía Mỹ đột ngột yêu cầu thăm một địa điểm khác không có trong yêu cầu ban đầu, do đó phía Campuchia từ chối. Địa điểm này được cho là cơ sở do Trung Quốc nâng cấp bên trong căn cứ Ream.
Bộ Quốc phòng Campuchia nhận định phản ứng của đại sứ quán Mỹ là “cố tạo ra những vấn đề mới và xuyên tạc sự thật, có thể gây ra tác động tiêu cực đối với quan hệ quốc phòng giữa hai nước”.
Campuchia "phản pháo" cáo buộc không cho Mỹ thăm toàn bộ căn cứ hải quân
Bộ Quốc phòng Campuchia bác bỏ thông tin cho rằng tùy viên quốc phòng Mỹ không được phép tiếp cận toàn bộ căn cứ quân sự của Campuchia.
Căn cứ hải quân Ream ở Campuchia (Ảnh: EPA).
Trong thông cáo ngày 12/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết nước này "lấy làm tiếc" về việc Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh đã tiết lộ thông tin trên phương tiện truyền thông, cáo buộc các sĩ quan quân đội Campuchia từ chối cho tiếp cận đầy đủ căn cứ hải quân Ream trong chuyến thăm của tùy viên quốc phòng Mỹ.
Trước đó, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia, tùy viên quốc phòng Mỹ Marcus M. Ferrara đã tới thăm căn cứ hải quân Ream vào ngày 10/6, tuy nhiên các quan chức quân sự Campuchia đã từ chối cho phép phía Mỹ tiếp cận đầy đủ căn cứ này.
Phía Mỹ xác nhận Đại tá Ferrara đã kết thúc chuyến thăm khi biết rõ rằng sẽ không được cho phép tiếp cận toàn bộ căn cứ, và yêu cầu các quan chức quân sự Campuchia lên lịch lại chuyến thăm trong thời gian sớm nhất.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết lực lượng này đã "chân thành" khi tổ chức chuyến thăm trên theo quyết định của Thủ tướng Hun Sen. Trước đó, Thủ tướng Hun Sen đã đạt được thỏa thuận với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy R. Sherman vào ngày 1/6 về chuyến thăm của Đại tá Marcus Ferrara tới căn cứ hải quân Ream.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia cũng khẳng định, Nhóm Công tác Điều phối tại căn cứ Ream đã nỗ lực đáp ứng các yêu cầu của phái đoàn Mỹ theo các hướng dẫn chỉ đạo và các thỏa thuận chung.
Phía Campuchia cho biết tùy viên quốc phòng Mỹ đã có chuyến thăm tới 2 tòa nhà mới xây dựng, tham quan bến tàu và tàu hải quân, thăm xưởng hải quân do Australia hỗ trợ, thăm bệnh viện... Toàn bộ chuyến thăm bắt đầu lúc 9h30 và kéo dài khoảng 3 giờ.
"Tuy nhiên, ngoài các địa điểm đã được yêu cầu và đồng ý, phía Mỹ đã tạo ra một tình huống tức thời khi yêu cầu thăm một địa điểm khác không có trong đề xuất ban đầu. Nhận thức được sự bất thường này và lưu ý rằng chủ quyền của Campuchia không được tôn trọng, Nhóm công tác của Campuchia đã từ chối yêu cầu của Mỹ", thông cáo của Bộ Quốc phòng Campuchia nêu rõ.
Bộ Quốc phòng Campuchia cho rằng phản ứng của Đại sứ quán Mỹ nhằm "cố gắng tạo ra các vấn đề mới và bóp méo sự thật", có thể tạo thêm tác động tiêu cực đến quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Bộ Quốc phòng Campuchia đánh giá tất cả biện pháp mà Nhóm công tác tại căn cứ hải quân Ream thực hiện là đúng đắn và chuyên nghiệp.
"Bộ Quốc phòng Campuchia kêu gọi Đại sứ quán Mỹ ngừng tạo ra các tình huống mới gây tiêu cực và khẳng định Mỹ tôn trọng chủ quyền và hoạt động quân sự của Campuchia. Đối với các yêu cầu trong tương lai, Bộ Quốc phòng sẽ xem xét kỹ lưỡng trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng khẳng định tất cả hoạt động được tiến hành trong các cơ sở quân sự chỉ đơn thuần là các chuyến thăm, không phải thanh tra hay khám xét", thông cáo của Bộ Quốc phòng Campuchia nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc từng bày tỏ quan ngại về thông tin các cơ sở do Mỹ tài trợ ở căn cứ hải quân Ream đã bị phá hủy. Washington đề nghị phía Campuchia giải thích cho việc phá dỡ này, cho rằng quyết định của Campuchia có thể liên quan tới kế hoạch cho phép Trung Quốc triển khai quân đội tới đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh ngày 2/6 xác nhận Trung Quốc đã giúp Campuchia hiện đại hóa và mở rộng căn cứ hải quân Ream. Tuy nhiên, ông Tea Banh khẳng định Campuchia sẽ sử dụng cơ sở này cho sự phát triển của quốc gia và cảng sẽ không bị kiểm soát bởi Trung Quốc.
Vì sao Mỹ rất chú ý tới căn cứ hải quân tại Campuchia? Mỹ được cho là luôn chú ý tới căn cứ hải quân Ream, cũng như bất kỳ cơ sở quân sự nào khác có sự hiện diện của Trung Quốc trên lãnh thổ của Campuchia vốn có thể đón tàu cỡ lớn và máy bay quân sự. Căn cứ Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia (Ảnh: Khmer Times). Trong chuyến thăm Campuchia ngày...