Mỹ định bán vũ khí cho Đài Loan, Trung Quốc nổi giận
Trung Quốc hôm nay chỉ trích dự định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ, tuyên bố kế hoạch này cần được hủy để tránh làm tổn hại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.
Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên văn phòng chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan. Ảnh: UDN
“Chúng tôi kiên quyết phản đối việc bán vũ khí hoặc công nghệ quân sự cho Đài Loan do bất kỳ quốc gia nào thực hiện, dưới bất kỳ hình thức hoặc lý do nào”, AP dẫn lời Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên văn phòng chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Đài Loan đưa ra chỉ trích trên hôm nay, tiếp sau lời cảnh báo hôm qua của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Ngoài ra, chúng tôi hy vọng phía Đài Loan sẽ trân trọng những kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực phát triển mối quan hệ hòa bình giữa hai phía, và hành động nhiều hơn nữa để cải thiện và phát triển quan hệ hai bờ”.
Các trợ lý quốc hội Mỹ hôm qua cho biết chính quyền Obama đang có kế hoạch bán lô vũ khí đầu tiên cho Đài Loan trong 4 năm. Kế hoạch này trị giá 1,8 tỷ USD, bao gồm bán hai tàu khu trục, tàu dò mìn, tên lửa Stinger, tên lửa chống giáp và tên lửa chống tăng, cùng nhiều thiết bị khác.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ Trung Quốc, có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết, và phản đối mọi hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có sự cải thiện trong hai thập kỷ qua. Tháng trước, lần đầu tiên kể từ nội chiến năm 1949, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến tại Singapore.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Mỹ quyết bán vũ khí cho Đài Loan
Bất chấp phản đối từ Trung Quốc, Mỹ sẽ bán thêm nhiều loại vũ khí cho Đài Loan, bao gồm tàu chiến, tên lửa...
Tàu hộ vệ USS Gary, độ choán nước 4.100 tấn, sẽ được Mỹ bán cho Đài Loan - Ảnh: Naval Today
Dự kiến trong tuần này, chính quyền Tổng thống Barack Obama sẽ thông báo với quốc hội về gói vũ khí mới bán cho Đài Loan trị giá khoảng 1 tỉ USD.
Báo The Washington Free Beacon ngày 15.12 dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc tiết lộ gói vũ khí mới gồm 2 tàu hộ vệ cũ lớp Perry, 12 xe tăng tấn công đổ bộ AAV-7, tên lửa vác vai chống máy bay Stinger cùng các loại tên lửa chống tăng Javelin và TOW. Trong đó, "nặng ký" nhất là 2 tàu hộ vệ USS Gary và USS Taylor được trang bị tên lửa dẫn đường, có giá khoảng 176 triệu USD.
Đây là thương vụ vũ khí đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan trong vòng 4 năm qua. Trước đó, quốc hội nước này liên tục gây áp lực thúc ép Nhà Trắng tăng cường hỗ trợ đồng minh trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, chủ yếu xuất phát từ các hành động của Trung Quốc. Ngay trong tuần trước, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật hỗ trợ Đài Loan yêu cầu Tổng thống Obama thông báo rõ khung thời gian bán tàu lớp Perry cho Đài Bắc.
Cùng ngày, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố bán vũ khí cho Đài Loan là "sự can thiệp vào nội bộ Trung Quốc, làm tổn hại sự phát triển hòa bình cho quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan và quan hệ Trung - Mỹ". Hồi năm 2010, Bắc Kinh đã cắt đứt quan hệ quân sự với Washington trong 10 tháng để phản đối việc Mỹ bán gói vũ khí 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.
Bên cạnh đó, giới quan sát nhận định thương vụ mới cũng được xem là một công cụ để Washington gây sức ép với Đài Bắc về vấn đề Biển Đông. Truyền thông đảo này loan tin lãnh đạo Mã Anh Cửu chấp nhận hủy chuyến thăm phi pháp đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa hồi cuối tuần trước để tránh làm Mỹ "phật ý" trước khi hai bên chính thức thông báo về gói vũ khí.
Máy bay tuần biển và săn ngầm AP-3C Orion của Úc. Vừa qua Úc sử dụng loại máy bay này bay tuần tra Biển Đông từ 25.11 - 4.12.2015 - Ảnh: Không quân Úc
Nguy cơ "luật của kẻ mạnh"
Theo nhiều chuyên gia, chẳng hạn như cựu quan chức ngoại giao Mỹ John Tkacik, quyết định nói trên là "dấu hiệu cho thấy chính quyền Obama đang cảnh giác về tình trạng bành trướng của Trung Quốc" ở Đông Á, cụ thể là tại Biển Đông. Điều này được thể hiện qua các phát biểu ngày 15.12 của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift. Reuters dẫn lời ông cảnh báo: "Quan ngại của tôi là sau nhiều thập niên hòa bình và ổn định, chúng ta có thể đang thấy nguy cơ "luật của kẻ mạnh" trở lại khu vực". Bằng cách tăng cường sức mạnh quân sự để áp đặt tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, đã tạo ra nguy cơ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang có thể bao trùm khu vực và đe dọa luật pháp quốc tế.
Để minh chứng cho nhận định trên, đô đốc Mỹ nhấn mạnh: "Thậm chí hiện nay, nhiều tàu và máy bay hoạt động phù hợp luật pháp quốc tế gần những thực thể này (7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây đắp phi pháp ở Biển Đông - NV) đã phải nhận những cảnh báo không cần thiết, đe dọa các hoạt động thương mại và thường lệ". Cũng trong ngày 15.12, BBC đăng tải tường thuật của phóng viên Rupert Wingfield-Hayes về việc máy bay chở nhóm của ông tác nghiệp gần các Đá Gaven, Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa bị hải quân Trung Quốc yêu cầu rời khỏi khu vực.
Dù phi công đã khẳng định đây là máy bay dân sự đang lưu thông đúng luật, hải quân Trung Quốc vẫn gọi chiếc phi cơ là "máy bay quân sự nước ngoài đang đe dọa an ninh" và yêu cầu "rời khỏi ngay lập tức".
Trước tình trạng trên, đô đốc Swift kêu gọi các bên, bao gồm cả Trung Quốc, giải quyết tranh chấp tại tòa án theo luật pháp quốc tế. Ông nhấn mạnh vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông đang được Tòa trọng tài thường trực ở Hà Lan xử lý là "cơ hội mới nhất để chứng minh quyền tiếp cận hợp pháp của tất cả các quốc gia đối với sự phồn thịnh khu vực". Trong khi đó,Nhân Dân nhật báo ngày 15.12 lại đăng bài xã luận lớn giọng tuyên bố vụ kiện trên là "trò hề nhằm chia cắt lãnh thổ mà Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại".
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Mỹ bán hai tàu khu trục cho Đài Loan bất chấp Trung Quốc phản đối Mỹ dự kiến cấp giấy phép bán hai tàu khu trục cũ mang tên lửa dẫn đường cho Đài Loan với giá khoảng 176 triệu USD, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Một tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ - Ảnh: Reuters Thông tin trên được các nguồn tin trong Quốc hội...