Mỹ điều xe tăng, phương tiện chiến đấu tới gần Nga
Các khí tài quân sự Mỹ gồm xe tăng và xe chiến đấu bộ binh được điều tới một thị trấn miền bắc Estonia để đối phó với “mối đe dọa từ Nga”.
4 xe tăng Mỹ M1A2 Abrams được đưa tới Estonia ngày 6/2. Ảnh: US Army Europe.
Hơn 50 đơn vị thiết bị quân sự Mỹ, gồm 4 xe tăng chiến đấu M1A2 Abrams và 15 xe chiến đấu bộ binh Bradley, được chuyển tới thị trấn Tapa, miền bắc Estonia, ngày 6/2, Các lực lượng Phòng thủ Estonia cho biết, RT đưa tin. Binh sĩ Mỹ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Thiết giáp 68, tới Estonia từ ngày 3/2.
Lực lượng trên thay thế cho Trung đoàn Bộ binh 503, Lữ đoàn Không vận 173, đến Estonia hồi tháng 9. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, động thái chuyển quân tới Estonia thể hiện lực lượng Mỹ có thể “di chuyển tự do từ một quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sang quốc gia khác”.
Edward Bachar, chỉ huy Tiểu đoàn 1, nói họ sẽ tham gia duyệt binh mừng quốc khánh Estonia ngày 24/2.
Trong chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương của NATO, Mỹ đã triển khai binh sĩ tới châu Âu và sẽ tham gia huấn luyện tại Ba Lan, Đức, Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Romania và Slovakia trong 8 tháng tới. Động thái này nhằm phô diễn lực lượng, phản ứng trực tiếp với điều NATO coi là Nga tăng cường gây hấn.
Video đang HOT
Nga chỉ trích chiến dịch của NATO, gọi đây là “yếu tố làm an ninh châu Âu bất ổn”.
Vị trí thị trấn Tapa, Estonia. Đồ họa: Google Maps.
Như Tâm
Theo VNE
Chiếc xe tăng Mỹ trúng bom, tên lửa nhiều nhất thế giới
Chiếc M1A1 Abrams hứng chịu hàng loạt phát bắn từ đạn chống tăng của quân Iraq cho tới tên lửa, bom của Mỹ nhưng không bị phá hủy hoàn toàn.
Xe tăng Cojone Eh với hàng loạt vết đạn từ tên lửa của Mỹ. Ảnh: Vkontakte.
Trong chiến dịch can thiệp quân sự tấn công vào Iraq do liên quân được Mỹ dẫn đầu tiến hành năm 2003, một chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ trở nên nổi tiếng khắp thế giới với khả năng "chịu đòn" đáng ngạc nhiên.
Mang biệt danh "Cojone Eh", chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này của quân đội Mỹ đã phải hứng chịu gần 10 phát đạn chống tăng và bom của cả lính Iraq lẫn quân Mỹ nhưng không bị phá hủy hoàn toàn, theo Defence Talk.
Xe tăng Cojone Eh tham gia chiến dịch "Thunder Run" với mục tiêu tấn công, chiếm đóng thủ đô Baghdad. Trong trận đánh ngày 5/4/2003, một phát đạn SPG-9 của quân đội Iraq bắn trúng đuôi xe. Khoang động cơ bị phá hủy và bốc cháy, kíp lái tìm mọi cách để dập lửa nhưng không thành công, buộc họ phải bỏ xe.
Lính Mỹ ném lựu đạn nhiệt nhôm vào trong khoang lái để phá hủy xe, tránh việc chiếc M1A1 rơi vào tay quân Iraq. Một xe tăng Abrams trong đội hình cũng nã nhiều phát đạn xuyên giáp (APFSDS) vào phía sau tháp pháo của Cojone Eh, tuy nhiên chiếc xe tăng dường như không hề hấn gì.
Bộ chỉ huy Mỹ quyết định dùng mọi cách để phá hủy chiếc Abrams xấu số. Một trực thăng vũ trang AH-64 Apache được cử đi làm nhiệm vụ hủy diệt Cojone Eh. Phi công đã bắn ra hai tên lửa AGM-114 Hellfire, trong đó một quả trúng mặt bên tháp pháo.
Không dừng lại ở đó, quân Mỹ tiếp tục điều thêm cường kích A-10 tới. Một tên lửa AGM-65 Maverick với đầu nổ chống tăng nặng 57 kg đã được chiếc A-10 phóng ra, đánh trúng mặt trước tháp pháo, nhưng không xuyên thủng được lớp giáp của Cojone Eh do góc chạm quá lớn.
Cuối cùng, không quân Mỹ phải sử dụng tới bom tấn công chính xác JDAM khối lượng 250 kg để phá hủy Cojone Eh. Quả bom rơi sát bên cạnh xe, tạo ra một hố sâu, phá hủy phần hông và gầm xe.
Dân Iraq trèo lên chiếc xe tăng Cojone Eh sau trận chiến. Ảnh: History
Quân đội Iraq sau đó thu giữ chiếc xe này phục vụ mục đích tuyên truyền. Hầu hết các tư liệu về xe tăng Abrams bị tiêu diệt ở Iraq đều là hình ảnh của Cojone Eh. Người dân Baghdad cũng tham gia vào quá trình phá hoại chiếc xe này.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Cuộc đối đấu xe tăng Mỹ - Xô suýt đẩy thế giới vào thảm họa Cuộc đối đầu giữa lực lượng xe tăng Mỹ Liên Xô tại trạm kiểm soát Charlie cách đây 55 năm đã đẩy thế giới đến sát bờ vực của Thế chiến 3. Trạm kiểm soát Charlie, Berlin, tháng 10/1961. Ảnh: AP Trong suốt 16 giờ từ ngày 27 đến 28/10/1961, các xe tăng Mỹ và Liên Xô đã dàn trận tại trạm kiểm...