Mỹ: Điều trị ung thư, loại được cả virus HIV
Hai người đàn ông Mỹ vừa bị nhiễm HIV vừa bị ung thư tủy xương đang thu hút sự chú ý của dư luận sau khi các biện pháp điều trị ung thư lại giúp cơ thể họ sạch bóng virus HIV dù đã ngừng dùng thuốc điều trị AIDS.
Tiến sỹ Daniel Kuritzkes công bố phát hiện tại hội thảo ở Malaysia
Thông tin đáng chú ý này vừa được các nhà nghiên cứu công bố vào ngày 3/7 trong một hội thảo ở Malaysia. Theo kênh NBC, các bác sỹ không gọi trường hợp này là đã được chữa khỏi bệnh AIDS, nhưng cho biết hai người này đều đã ngừng uống thuốc trị HIV. Đến nay một người đã không còn loai virus này trong 4 tháng, người kia cũng đã được gần 2 tháng.
“Mặc dù những kết quả này thực sự đáng mừng, chúng vẫn chưa cho thấy các bệnh nhân này được chữa khỏi”, tiến sỹ Timothy Henrich, đến từ bệnh viện Brigham & Women’s Hospital và trường y đại học Harvard tại Boston khẳng định.
Trường hợp của hai bệnh nhân nam giấu tên này lần đầu được công bố tại một hội thảo quốc tế về AIDS tại Washington hồi tháng 7 năm ngoái. Henrich, tiến sỹ Daniel Kuritzkes và các cộng sự đã tích cực tìm kiếm các bệnh nhân HIV có mắc bệnh bạch cầu hoặc u lym phô, những người đã được cấy ghép tế bào gốc tủy xương.
Họ muốn lặp lại trường hợp của Timothy Brown, một người còn được biết đến dưới tên “bệnh nhân Berlin”. Brown đã được điều trị bệnh máu trắng bằng phương pháp ghép tủy xương từ một người hiến tặng có đột biến về gen, khiến các tế bào miễn dịch có thể chống lại sự lây nhiễm HIV.
Ca cấy ghép đã thay thế các tế bào bị nhiễm bệnh của Brown bằng các tế bào khỏe mạnh, kháng AIDS của người hiến tặng và bệnh nhân này suốt hơn 5 năm sau đó không còn virus HIV trong cơ thể.
Các bác sỹ đã tìm thấy 3 bệnh nhân đang được điều trị HIV trong khi được cấy ghép tủy xương nhằm tiêu diệt ung thư, và thay thế máu nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch bằng máu và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh của người hiến tặng.
Tại thời điểm đó Henrich cho biết hỗn hợp dung dịch thuốc AIDS có khả năng đã bảo vệ tủy xương được cấy ghép mới khỏi bị lây nhiễm.
Video đang HOT
Một bệnh nhân hiện không còn HIV sau gần 3 năm phẫu thuật, còn một người khác đã được 4 năm. Cả hai người đã quyết định ngừng dùng thuốc trị AIDS cách đây vài tuần. Đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có HIV xuất hiện trở lại trong cơ thể họ, Henrich khẳng định. Ông vừa báo cáo những phát hiện này tới Hiệp hội AIDS quốc tế tại Malaysia hôm 3/7.
Thông thường các loại thuốc điều trị HIV có thể giúp giảm lượng virus xuống mức bệnh nhân khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của họ không bị phá hủy. Những người uống thuốc cũng ít khả năng lây nhiễm cho người khác.
Các bác sỹ tin rằng loại thuốc này có thể khiến HIV không lây nhiễm cho các tế bào và có lẽ không còn ẩn náu được trong cơ thể. Tuy nhiên, những người đã nhiễm bệnh khi ngừng dùng thuốc hầu như chắc chắn sẽ bị virus tấn công trở lại một lúc nào đó.
“Sau 14 tuần đối với cả hai bệnh nhân, chúng tôi vẫn tiếp tục không phát hiện ADN của HIV trong tế bào của họ cũng như virus trong máu của họ”, Henrich cho biết. “Lần này chúng tôi đã nghiên cứu rất sâu, sâu hơn rất nhiều lần trước”.
Các bác sỹ đã theo dõi các tế bào miễn dịch mà HIV tấn công, nhất là các tế bào CD4 và CD8. Họ cũng lấy mẫu các mô trực tràng từ một bệnh nhân để đảm bảo rằng không có virus ẩn náu trong đó. Chỉ có một nơi họ không kiểm tra là trong não. “Chúng tôi không thấy việc đó có rủi ro gì”, Henrich nhấn mạnh.
Các trường hợp này đã đặt ra một câu hỏi mà các chuyên gia về AIDS chưa bao giờ mơ tới: Khi nào các bệnh nhân sẽ được tuyên bố đã được chữa khỏi?
Henrich cho biết các bác sỹ đã tranh cãi về việc liệu có thể hay không hoặc khi nào thì có thể tuyên bố bệnh nhân đã được chữa khỏi. Timothy Brown, hay bệnh nhân Berlin, thì tuyên bố mình đã được chữa khỏi.
Ông Henrich thì đặt câu hỏi: “Định nghĩa thế nào là đã được chữa khỏi? Ngay cả với bệnh nhân Berlin, người đã 5 năm không còn HIV, nó vẫn có thể trở lại, cho dù xác suất là rất nhỏ”. Henrich cho biết một bệnh nhân thứ ba, người tưởng như đã không còn HIV, đã chết khi căn bệnh u lym phô tái phát. Và ông khuyên những bệnh nhân đã sạch virus HIV vẫn tiếp tục sử dụng thuốc
Theo Dantri
Cơn ác mộng kinh hoàng của 13 người phụ nữ bị xâm hại tình dục (Kỳ 4)
Đội đặc nhiệm sau khi thành lập đã bắt tay ngay vào cuộc truy lùng hung thủ, giữ gìn sự bình yên cho người dân thành phố.
Bất chấp nỗ lực của cảnh sát, kẻ thủ ác vẫn ra tay với hàng loạt nạn nhân (Ảnh minh họa)
Dựa vào nhận định ban đầu của các thám tử về hung thủ, đội đặc nhiệm tập trung rà soát những nơi thường hay biểu diễn âm nhạc, những địa điểm tập trung các cụ già như bệnh viện, nhà dưỡng lão... Trong khi đó, cảnh sát phải nhờ đến các chuyên gia tâm lý để giúp sức nhận dạng kẻ giết ngườihàng loạt.
Dường như mọi nỗ lực của cảnh sát cũng phát huy được hiệu quả tức thời, bằng chứng là trong vòng 3 tháng kể từ khi đội đặc nhiệm được thành lập, đã không có thêm vụ án mạng nào xảy ra trong thành phố. Người dân bắt đầu bớt lo sợ, sinh hoạt dần trở lại ổn định.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, có thể tên hung thủ chỉ nằm im một thời gian để đánh lạc hướng cảnh sát. Họ bắt đầu lo sợ một loạt vụ án khác sẽ tiếp diễn khi chưa tìm được kẻ sát nhân.
Một buổi chiều muộn ngày 5/12/1962, một cô gái gọi điện đến cảnh sát, hốt hoảng thông báo người bạn cùng phòng mình đã chết. Nạn nhân là Sophie Clark, nữ sinh viên mới 21 tuổi, người Mỹ. Cũng giống như các nạn nhân cao tuổi trước đó, thi thể Sophie nằm trên sàn nhà, trần truồng và hai chân dang rộng. Nạn nhân chết do bị ngạt thở, hung khí gây án là đôi tất chân quấn chặt cổ cô gái.
Người bạn cùng phòng cho biết, đồ đạc trong phòng đã lục tung, đặc biệt là ngăn chứa những đĩa nhạc cổ điển. Đến lúc này, cảnh sát không hiểu vì sao nạn nhân lần này lại là một cô gái còn rất trẻ, lại không phải sống độc thân. Nữ sinh Sophie đã bị hung thủ hiếp dâm trước khi sát hại chứ không phải lạm dụng bằng vật khác.
Qua lời khai các nhân chứng sống cùng khu nhà với Sophie, cảnh sát biết được rằng, trước thời điểm phát hiện thi thể cô gái vài tiếng đồng hồ, có một người đàn ông nói là thợ sơn đến để sơn lại các căn phòng cho thuê theo yêu cầu của chủ khu nhà. Người đàn ông này khoảng dưới 30 tuổi, có mái tóc màu nâu hạt dẻ. Những thông tin ít ỏi, mơ hồ này cũng không thể giúp cảnh sát ngăn chặn thêm nhiều vụ án mạng sau đó.
Đội đặc nhiệm được thành lập với mục đích duy nhất là truy tìm kẻ thủ ác (Ảnh minh họa)
Trong vòng 6 tháng liền sau đó, thành phố Boston đón nhận thêm 2 tin dữ với 2 thi thể nạn nhân là nữ, được tìm thấy trong tình trạng đã chết. Các nạn nhân lần này có tuổi đời còn khá trẻ, phải chăng kẻ giết người hàng loạt đã thay đổi đối tượng?
Danh tính hai cô gái xấu số này là Patricia Bissette và Beverly Samans, đều cùng 23 tuổi. Lúc này, người dân đã thực sự thất vọng về cảnh sát thành phố của họ, tình thế căng thẳng buộc ngài Cảnh sát trưởng phải thay đổi.
Đầu tháng 9/1963, một nạn nhân nữa tiếp tục bị giết, đó là bà Evelyn Corbin, 58 tuổi, sống một mình. Thủ đoạn ra tay của kẻ thủ ác không khác gì so với cách hắn thực hiện với hàng loạt nạn nhân trước đó.
Ngày 26/11, nạn nhân khác là Joann Graff đã bị hãm hiếp và giết chết căn hộ riêng ở thị trấn cách trung tâm thành phố 40km về hướng Bắc. Các nhân chứng cho biết, trước khi xảy ra án mạng, họ cũng trông thấy một thanh niên dưới 30 tuổi, tóc nâu đi lại trong dãy căn hộ quanh nơi nạn nhân bị giết. Tuy nhiên, không mấy ai để ý tới người đàn ông này vì họ cho rằng anh ta chỉ là người đang đi thực hiện một công việc nào đó.
1 tháng sau đó, Mary Sullivan, 19 tuổi được bạn bè tìm thấy đã chết tại căn hộ thuê. Nạn nhân chết do chính hung thủ dùng tay bóp cổ sau khi hắn đã thực hiện hành vi đồi bại, hãm hiếp nạn nhân.
Thông tin về hàng loạt nạn nhân bị sát hại với cùng một thủ đoạn ở thành phố Boston vang xa hơn, cuối cùng cũng đến tai các thượng nghị sĩ. Ông Edward Brooke, thượng nghị sĩ bang Massachusetts đã lập tức bày tỏ sự lo ngại và quyết định tập trung toàn lực cho vụ án này.
Ông quyết định thành lập một đội điều tra đặc biệt dành riêng cho vụ án nghiêm trọng này. Đội trưởng đội đặc biệt này là John S.Bottomly, trợ lý và cùng là bạn thân của ông thượng nghị sĩ.
Đội điều tra đặc biệt gồm 6 người kể cả đội trưởng, trong đó có 1 bác sĩ là chuyên gia tâm lý - tâm thần học.
Theo xahoi
Nữ diễn viên bị truy tố vì gửi thư độc cho Obama Diễn viên người Mỹ Shannon Guess Richardson vừa bị truy tố với cáo buộc gửi thư chứa chất độc chết người ricin cho Tổng thống Barack Obama và hai người khác. Shannon Guess Richardson. Ảnh: Huffington Post Richardson, 35 tuổi, ở Boston, Texas, từng tham gia diễn xuất trong các bộ phim "The Vampire Diaries" và "The Walking Dead". ABC News đưa tin...