Mỹ điều tra hoạt động bán hàng của hãng chế tạo ôtô BMW
Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) mở một cuộc điều tra đối với nhà sản xuất ôtô hạng sang này theo sau một báo cáo liên quan đến các hoạt động bán hàng của hãng.
Trụ sở BMW tại Munich của Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Phát ngôn viên của hãng chế tạo ôtô BMW của Đức ngày 23/12 cho biết, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ ( SEC) đã mở một cuộc điều tra đối với nhà sản xuất ôtô hạng sang này theo sau một báo cáo liên quan đến các hoạt động bán hàng của hãng.
Theo phát ngôn viên này, BMW xác nhận đã nhận được thông báo từ SEC và cho biết sẽ hợp tác đầy đủ, song từ chối bình luận thêm.
Trước đó, tờ Wall Street Journal đưa tin SEC đang điều tra hoạt động bán hàng của BMW.
Video đang HOT
Cuộc điều tra của SEC diễn ra trong bối cảnh cơ quan này vẫn đang theo sát các công ty xe hơi khác bị nghi ngờ làm sai lệch dữ liệu và gây hiểu nhầm cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, BMW phải đối mặt với các vụ kiện ở châu Âu liên quan đến cáo buộc “bắt tay” với đối thủ để thao túng giá về công nghệ kiểm soát khí thải.
Trong thời gian từ tháng 1-9 năm nay, BMW đã bán 322.862 xe tại Mỹ, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có thương hiệu cùng tên BMW và thương hiệu Mini.
BMW cũng chịu sức ép tại Mỹ do cuộc chiến thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc, vốn đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu xe SUV từ nhà máy Spartanburg của BMW.
Hãng đã đối phó bằng cách chuyển một số hoạt động sản xuất từ Mỹ sang Trung Quốc./.
Theo Minh Hằng (TTXVN/Vietnam )
LHQ cảnh báo sự thất bại trong mục tiêu hạn chế nhiệt độ ở 1,5 độ C
Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc cảnh báo thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội tránh được thảm họa khí hậu nếu không giảm ngay lập tức lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: GreenBiz)
Thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội tránh được thảm họa khí hậu nếu không giảm ngay lập tức lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) ngày 26/11 đã đưa ra lời cảnh báo trên trong báo cáo thường niên đánh giá về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mang tên "Khoảng cách khí thải."
Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, lượng khí thải toàn cầu cần phải giảm khoảng 7,6%/năm cho đến năm 2030 để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng tới 1,5 độ C. Tuy nhiên, thực tế khắc nghiệt là lượng khí thải đã tăng trung bình 1,5%/năm trong thập kỷ qua, lên tới mức kỷ lục 55,3 tỉ tấn CO2, hay tương đương với lượng khí thải trong năm 2018, 3 năm sau khi 195 nước trên thế giới ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trước đó, ngày 25/11, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã đưa ra cảnh báo lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, vốn được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu, đã lên mức kỷ lục mới trong năm 2018.
Theo Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, các nước đã cam kết hạn chế nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và xuống mức an toàn hơn là 1,5 độ C nếu có thể. Để làm được như vậy, các nước đã nhất trí giảm lượng khí thải và nỗ lực hướng tới một thế giới carbon thấp trong những thập kỷ tới.
Tuy nhiên, Liên hợp quốc phát hiện thấy rằng thế giới đang trên đà khiến nhiệt độ Trái Đất có nguy cơ tăng đến 3,2 độ C ngay cả khi tính tới những cam kết mà các nước đưa ra trong Hiệp định Paris 2015. Ở nhiệt độ này, giới khoa học lo ngại có thể gây ra thảm họa khí hậu khôn lường.
Trong báo cáo, Liên hợp quốc cho rằng mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C là vẫn có thể đạt được, song cần tới một sự thay đổi chưa từng có và mang tính phối hợp của nền kinh tế toàn cầu vốn vẫn đang tăng trưởng phần lớn nhờ dầu mỏ, khí đốt. Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc Inger Andersen nhận định: "Chúng ta đang thất bại trong nỗ lực hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu không hành động khẩn cấp và giảm mạnh lượng khí thải toàn cầu, chúng ta đang bỏ lỡ mục tiêu hạn chế nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức 1,5 độ C."
Theo báo cáo, nếu các nước đã có hành động chống biến đổi khí hậu nghiêm túc kể từ năm 2010 thì lượng khí thải cần phải giảm sẽ là 0,7% để hạn chế nhiệt độ Trái Đất ở mức 2 độ C và 3,3% cho nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Tuy nhiên, bà Andersen cho rằng 10 năm trì hoãn hành động đã dẫn tới thực trạng khắc nghiệt như hiện nay.
Báo cáo cũng nêu ra những "cơ hội cụ thể" cho những nước có lượng phát thải lớn thúc đẩy nền kinh tế phù hợp với mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris. Đó là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than đá, giảm bớt sử dụng dầu khí và tăng cường năng lượng tái tạo. Nhìn chung, các nước cần phải nỗ lực gấp 5 lần để giảm lượng khí thải nhằm hạn chế nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C.
Hồi năm ngoái, Ủy ban liên chính phủ về biến đối khí hậu đã cảnh báo nếu nhiệt độ Trái Đất tăng vượt 1,5 độ C, thì tần suất và số lượng các đợt nắng nóng, siêu bão và lũ lụt gia tăng. Năm 2019 với nhiệt độ Trái Đất tăng 1 độ C cho đến nay, đã được dự báo là năm nóng thứ hai trong lịch sử nhân loại với các vụ cháy rừng và các trận lốc xoáy dữ dội.
Trong báo cáo, Liên hợp quốc thừa nhận rằng với nhu cầu năng lượng toàn cầu dự báo tiếp tục tăng trong những năm tới, "không có dấu hiệu cho thấy lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính giảm trong vài năm tới". Giám đốc phụ trách chính sách thuộc Liên đoàn Các nhà khoa học, Alden Meyer nói: "Chúng ta đang không còn thời gian mà là chúng ta đã hết thời gian"./.
Theo vietnamplus.vn
Không chỉ hại sức khỏe, không khí bẩn làm người TQ ít hạnh phúc hơn Ba nghiên cứu khoa học mới được công bố cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tệ ở Trung Quốc khiến người dân có những hành động và cảm xúc tiêu cực. South China Morning Post dẫn lời các nhà khoa học cảnh báo rằng sẽ có thêm 20.000 người chết mỗi năm và cảm xúc tiêu cực sẽ gia...