Mỹ điều tra hệ thống tự lái của Tesla
Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) ngày 18/8 yêu cầu hãng sản xuất ô tô điện (EV) Tesla trả lời các câu hỏi về camera trong ô tô của hãng như một phần của cuộc điều tra đang diễn ra đối với 830.000 chiếc Tesla với hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến, còn được gọi Autopilot.
Xe điện của Tesla tại một trạm sạc điện ở Arlington, bang Virginia (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
NHTSA đang đánh giá hiệu quả của Autopilot sau khi xác định trước đó hàng chục vụ mà ô tô Tesla đâm vào các xe đang dừng khẩn cấp.
Theo Tesla, camera trong ô tô được trang bị hệ thống giám sát người lái xe có thể phát hiện nếu người lái xe không chú ý và gửi cho họ cảnh báo bằng âm thanh như một lời nhắc nhở họ luôn quan sát đường trong khi chế độ lái tự động đang hoạt động.
Video đang HOT
Vào tháng 6, Cơ quan quản lý nâng cấp vụ điều tra lên thành phân tích kỹ thuật, một bước bắt buộc trước khi có khả năng yêu cầu một đợt triệu hồi.
Bức thư dài 9 trang của NHTSA yêu cầu Tesla trả lời các câu hỏi trước ngày 12/10 về “vai trò của camera trong ô tô đối với việc thực thi sự tham gia/chú ý của người lái xe”.
Theo Tesla, camera trong ô tô được trang bị hệ thống giám sát người lái xe có thể phát hiện nếu người lái xe không chú ý và gửi cho họ cảnh báo bằng âm thanh như một lời nhắc nhở họ luôn quan sát đường trong khi chế độ lái tự động đang hoạt động.
Cơ quan quản lý đang xem xét liệu các phương tiện Tesla có đảm bảo đầy đủ cho các tài xế đang chú ý hay không. Cơ quan cho biết vào tháng 6 có bằng chứng cho thấy các lái xe trong hầu hết các vụ đang được xem xét đã tuân thủ chiến lược cảnh báo của Tesla, đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống Autopilot.
Tạp chí Consumer Reports cho biết rằng khi đánh giá camera giám sát sự chú ý của người lái xe Tesla vào cuối năm 2021 “chúng tôi nhận thấy rằng không đủ để đảm bảo rằng người lái xe hoàn toàn chú ý khi người lái xe đang sử dụng các tính năng Autopilot và Full Self Driving (lái xe tự động hoàn toàn, FSD)”.
Tạp chí cho biết hệ thống “có thể chặn camera trong ô tô và chiếc xe sẽ không đưa ra cảnh báo, giảm tốc độ xe hoặc tắt hệ thống”.
Chế độ lái tự động nhằm cho phép ô tô tự động đánh lái, tăng tốc và phanh trong làn đường của chúng, trong khi FSD cho phép các phương tiện tuân theo tín hiệu giao thông và chuyển làn đường.
Ngoài cuộc điều tra khiếm khuyết, NHTSA đã mở 38 cuộc điều tra riêng biệt kể từ năm 2016 về các vụ liên quan đến ô tô Tesla và nơi Autopilot hoặc các hệ thống tiên tiến khác bị nghi ngờ đã được sử dụng. Tổng cộng có 19 trường hợp đã được báo cáo trong các cuộc điều tra liên quan đến Tesla.
Tỷ phú Elon Musk khuyến nghị về việc sử dụng hệ thống lái xe tự động của Tesla
Số liệu của Cơ quan Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy hầu hết các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến hệ thống hỗ trợ lái xe "cấp độ 2" là xe do hãng Tesla sản xuất. Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã đưa ra khuyến nghị liên quan.
Xe điện của Tesla tại một trạm sạc điện ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 15/6, Cơ quan Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) công bố báo cáo cho thấy hầu hết các vụ tai nạn có liên quan đến hệ thống hỗ trợ lái xe "cấp độ 2" là xe do hãng Tesla sản xuất.
Cụ thể, ô tô điện chiếm 273 trong số 392 vụ tai nạn được báo cáo trong tháng 6/2021 theo yêu cầu của NHTSA đối với các nhà sản xuất liên quan đến chương trình hỗ trợ lái xe cấp độ 2, vốn hỗ trợ phanh và đánh lái, song đòi hỏi người lái xe vẫn phải điều khiển xe mọi lúc. Người đứng đầu NHTSA Steven Cliff khẳng định báo cáo của cơ quan này là một phần của cam kết đối với sự minh bạch, an toàn của người tiêu dùng. Việc thu thập nhiều dữ liệu hơn giúp NHTSA có thể xác định chính xác hơn các nguy cơ cũng như giúp hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của các công nghệ này trong thế giới thực.
Tuần trước, NHTSA đã mở rộng cuộc điều tra nhằm vào hệ thống "lái xe tự động" (Autopilot) của hãng Tesla. Theo Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, việc giảm hệ thống "lái xe tự động" có thể giảm nguy cơ xảy ra tai nạn nếu sử dụng một cách hợp lý. Va chạm có thể được báo cáo nếu hệ thống hỗ trợ được sử dụng trong vòng 30 giây khi gặp sự cố và nếu va chạm dẫn đến thiệt mạng, túi khí bung ra hoặc gây thương tích cho người đi bộ hoặc những người tham gia giao thông.
Theo một báo cáo tóm tắt, NHTSA đang điều tra xem liệu hệ thống lái xe tự động và các hệ thống liên quan của Tesla có thể làm gia tăng các rủi ro liên quan đến các yếu tố con người hoặc an toàn hành vi khi làm suy giảm hiệu quả giám sát người lái xe. NHTSA đang cân nhắc coi cuộc điều tra là "phân tích kỹ thuật", thay vì ở mức "đánh giá sơ bộ", để xác định "có nên bắt đầu một đợt thu hồi vì lý do an toàn hay kết thúc cuộc điều tra".
Tháng 8/2021, NHTSA mở cuộc điều tra, sau khi xác định 11 vụ tai nạn liên quan đến hệ thống tự lái của Tesla, trong đó, hệ thống tự lái và chế độ kiểm soát hành trình chủ động (TACC) và 5 vụ tai nạn khác sau đó được cho là mắc lỗi tương tự. Dữ liệu pháp y bổ sung về 11 trong số các vụ việc cho thấy người lái xe không có hành động nào để tránh va chạm trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 giây trước khi xảy ra vụ việc mặc dù họ đang trực tiếp cầm lái.
Xe Xanh: Mỹ mở rộng điều tra khi hệ thống lái tự động của Tesla khiến người dùng chủ quan Dữ liệu pháp y bổ sung trong các vụ việc liên quan tới các dòng xe Tesla có trang bị Autopilot cho thấy người lái xe dù đang trực tiếp cầm lái nhưng đã không có bất cứ hành động nào để tránh va chạm... Theo một báo cáo, Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ...