Mỹ điều tra cáo buộc Nga ngầm can thiệp bầu cử tổng thống
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton nói có khả năng Nga đang ngầm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Đây là một đe dọa nghiêm trọng phải được giải quyết nhanh chóng và chắc chắn.
Theo hãng tin Bloomberg ngày 6-9, bà Clinton nói rằng dường như Tổng thống Nga Vladimir Putin tin họ sẽ kiếm được nhiều lợi ích khi đang cố âm thầm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Cựu Ngoại trưởng Mỹ gọi đây là điều “khó tưởng tượng nhất”.
“Chúng tôi phải tăng gấp đôi việc bảo vệ hệ thống bầu cử của nước mình ở mọi cấp và chúng tôi sẽ không để bất kỳ ai can thiệp vào quyết định của người dân Mỹ” – bà Clinton nói với báo giới ở Midwest.
Tuy nhiên, bà Clinton không nêu ra bất kỳ hành động cụ thể nào để cảnh báo phía Nga hay ngăn cản quốc gia này can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống theo như cáo buộc của bà.
Mỹ đang điều tra cáo buộc Nga ngầm can thiệp cuộc bầu cử tổng thống nước này thông qua các cuộc tấn công mạng. Ảnh: inform.kz
Trong khi đó, theo Washington Post, tình báo Mỹ và cơ quan hành pháp đang điều tra những cáo buộc cho rằng Nga đang ngầm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra thông qua các cuộc tấn công mạng. Theo các quan chức tình báo, Nga làm như vậy nhằm khiến người dân Mỹ ngờ vực sự minh bạch của quá trình bầu cử và các cơ quan chính trị của Mỹ.
Giới chức tình báo và quốc hội Mỹ cho biết cuộc điều tra nhằm tìm hiểu về mục đích và quy mô của chiến dịch mà có thể Nga đang tiến hành. Đó là chiến dịch thông qua các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống mạng được sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, qua đó giúp lan truyền những thông tin sai lệch có lợi cho Moscow.
Video đang HOT
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng cảnh báo các quan chức và giới chức địa phương về các cuộc tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ khi nào.
Washington cho biết tình báo Mỹ chưa có những bằng chứng xác thực về việc Nga đã làm điều này. Tuy nhiên, James R. Clapper Jr, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, nhấn mạnh “bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sự đe dọa đối với sự an toàn của hệ thống bầu cử đều coi là vấn đề nghiêm trọng”.
Giới chức Mỹ cho rằng mục đích của Moscow có thể không phải là xoay cuộc bầu cử Mỹ theo hướng này hay hướng khác mà chủ yếu để gây hỗn loạn và tấn công chính sách Mỹ đối với thế giới. Tình báo Mỹ mô tả động thái này là nhằm hạ thấp tầm ảnh hưởng và vai trò của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.
Thông tin này được đưa ra ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm kín về vấn đề an ninh mạng bên lề Hội nghị G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 5-9. Tại cuộc họp, ông Obama thừa nhận hoạt động gián điệp không gian mạng đang căng thẳng và nói Mỹ có khả năng hơn bất kỳ ai trong vấn đề này, cả về tấn công lẫn phòng thủ.
Hồi tháng 7 vừa qua, hệ thống máy chủ của Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) đã bị tin tặc tấn công, làm rò rỉ 20.000 thư điện tử ngay trước thềm Đại hội đảng toàn quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cáo buộc vụ việc trên là do các nhóm tin tặc Nga gây ra. Tuy nhiên, Moscow phủ nhận và cho rằng “dựng chuyện” để đánh lạc hướng dư luận.
NGỌC NHƯ
Theo PLO
Mỹ lập "Vùng cấm bay", tung quân đánh bại quân đội Syria?
Rất có thể Mỹ sẽ nâng mức độ can thiệp quân sự vào Syria bằng cách đưa quân vào, trực tiếp đánh bại quân đội Syria, lật đổ chính quyền Assad.
Tổng thống Mỹ có chấp thuận cho Lầu Năm Góc tấn công Syria?
Tờ The New York Times của Mỹ ngày 17/6 cho biết, tính hình Syria sắp tới có thể xảy ra những biến động lớn và đầy phức tạp, khó lường trước, bởi Hoa Kỳ đang dự kiến khởi động đòn tấn công quân sự vào "chế độ Assad".
Tờ báo Mỹ cho biết, hơn 50 quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký Bản ghi nhớ nội bộ, hối thúc chính quyền Barack Obama bắt đầu hành động quân sự chống lại chính quyền hiện đang nắm quyền ở Damascus do Tổng thống Bashar al-Assad đứng đầu.
Các quan chức ngoại giao nước này cho rằng, sự tồn tại của chính quyền Assad là vật cản đối với các hoạt động chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và biện pháp quân sự là cách duy nhất để tiêu diệt hoàn toàn IS, mang lại hòa bình cho Syria.
Còn một tờ báo nổi tiếng khác của Mỹ là The Wall Street Journal tiết lộ, Bản ghi nhớ kêu gọi chính quyền Washington "sử dụng hợp lý các loại vũ khí" để ngăn chặn chính quyền Assad "vi phạm chế độ ngừng bắn" của Thỏa thuận Geneva.
Hiện sự tham gia của Mỹ trong cuộc xung đột Syria đang giới hạn bằng những đòn không kích vào vị trí của tỏ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Ngoài ra, có những đơn vị nhỏ của lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang giúp người Kurd trong chiến dịch giải phóng thành phố Manbij thuộc tỉnh Aleppo.
Theo đánh giá của The New York Times, động thái kể trên thể hiện sự thay đổi căn bản trong lối tiếp cận của Washington với các sự kiện ở Syria, tuy nhiên, sự can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria là điều rất khó có thể được Tổng thống Barak Obama chấp thuận.
Điều đáng chú ý là động thái này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa đưa ra lời cảnh báo đối với Moscow rằng, sự kiên nhẫn của Mỹ với kết quả cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo và al-Qaeda và cuộc nội chiến ở Syria đang kết thúc.
Mỹ có thể sẽ đổ quân can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria?
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo chính quyền của ông Putin rằng, Điện Kremlin nên hiểu, tính kiên nhẫn của Hoa Kỳ không phải là vô hạn và giới hạn của nó được thể hiện trên thực tế là việc phải đưa Assad (Tổng thống Syria) ra truy tố.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây, cũng như một phần phe đối lập Syria gắn việc giải quyết nội chiến ở nước này với việc ông Assad phải từ chức tổng thống và nhấn mạnh rằng nhà lãnh đạo hiện nay của Syria không có chỗ đứng trong tương lai của đất nước.
Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng tương lai của ông Assad và giới lãnh đạo Syria chỉ có người dân Syria có thể định đoạt. Và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã một lần nữa nhắc lại điểu này, khi đáp trả "tối hậu thư" của người đồng cấp Mỹ.
Bộ trưởng ngoại giao Nga cho biết ông rất ngạc nhiên trước những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Kerry. Ông đã khuyên người đồng cấp bên kia chiến tuyến "hãy kiên nhẫn hơn trong vấn đề Syria", bởi Nga chỉ hành động theo những thoả thuận của Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria, đã được xác nhận trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, một tướng Mỹ đã tuyên bố sẵn sàng lập vùng cấm bay ở Syria, nhưng tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo không có máy bay mà chỉ có chiến đấu cơ Nga hiện diện ở đây. Do đó, Lầu Năm Góc phải được Nhà Trắng trao quyền bắn rơi các phi cơ Nga bay trên bầu trời đất nước này
Các nhà bình luận cho rằng, trong thời gian tới, tình hình Syria sẽ có những biến động phức tạp nhưng rất khó có khả năng Mỹ trực tiếp đổ quân vào Syria.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ sẽ tham chiến khắp thế giới nếu bà Hillary Clinton làm tổng thống? Theo tờ Huffington Post, thực tế đã chứng minh ứng viên rất triển vọng cho vị trí Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton, là một người hiếu chiến, tin tưởng mạnh mẽ vào các biện pháp quân sự và sẵn sàng sử dụng quân đội. Huffington Post cho rằng, luận điểm trên được chứng minh qua mọi hành động của bà Hillary khi...