Mỹ điều tra các quan chức tham gia ‘lật kèo’ bầu cử
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra liệu có quan chức nào liên quan đến “nỗ lực không chính đáng” nhằm đảo ngược kết quả bầu cử 2020 hay không.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ Michael Horowitz hôm 25/1 cho biết cuộc điều tra sẽ nhắm vào các quan chức đương nhiệm và về hưu của Bộ, song không mở rộng sang các cơ quan chính phủ khác.
Cuộc điều tra được Bộ Tư pháp tiến hành sau khi tờ New York Times đưa tin Jeffrey Clark, cựu trợ lý bộ trưởng, từng thảo luận với cựu tổng thống Donald Trump về kế hoạch loại bỏ quyền Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Jeffrey Rosen. Clark còn được cho là đã nỗ lực thách thức kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 bằng những tuyên bố sai sự thật rằng đã xảy ra gian lận bầu cử quy mô lớn.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz trong một cuộc họp ở Đồi Capitol hồi tháng 12/2019. Ảnh: AP.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer trước đó cũng yêu cầu Tổng thanh tra Horowitz khởi động cuộc điều tra về “âm mưu nổi loạn” này. Schumer cáo buộc đây là hành vi “vô lương tâm khi một quan chức Bộ Tư pháp lại âm mưu đảo ngược ý chí của người dân”.
Video đang HOT
Động thái của Bộ Tư pháp là một phần trong các nỗ lực đang được thực hiện nhằm điều tra kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử của cựu tổng thống Trump cùng các đồng minh. Trump cũng bị cáo buộc kích động người ủng hộ xông vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1, gây ra cuộc bạo loạn khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương.
Kể từ khi truyền thông dự đoán Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, chiến dịch của Trump liên tục tiến hành các vụ kiện ở tòa án nhiều cấp, nhiều bang, nhằm đảo ngược kết quả. Các đồng minh của ông còn thách thức kết quả phiếu đại cử tri tại quốc hội trong nỗ lực “lật kèo” hôm 6/1, song đều không thành công.
Các quan chức bầu cử khắp cả nước, bao gồm cả cựu bộ trưởng Tư pháp William Barr, đều xác nhận không xảy ra gian lận bầu cử quy mô lớn. Những thống đốc Cộng hòa ủng hộ Trump cũng khẳng định kết quả bầu cử hoàn toàn chính xác.
Bắt nghi phạm bị tố 'trộm laptop của Pelosi bán cho Nga'
Giới chức liên bang Mỹ bắt Williams tại Pennsylvania, sau khi cô này bị tố trộm laptop của Chủ tịch Hạ viện Pelosi hôm 6/1 để "bán lại cho Nga".
Một quan chức Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Riley June Williams, 22 tuổi, bị bắt hôm 18/1 ở khu vực trung tâm Pennsylvania. Hiện chưa rõ thời gian cô này phải ra hầu tòa.
Theo hồ sơ của Bộ Tư pháp, Williams phải đối mặt các cáo buộc xông vào khu vực hạn chế, xâm nhập bạo lực và gây rối trong khuôn viên tòa nhà quốc hội. FBI còn đang điều tra nghi vấn Williams trộm laptop của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi để bán lại cho Nga, song cô chưa bị truy tố tội danh này và cũng chưa có bằng chứng cho thấy chiếc laptop bị lấy đi.
Riley June Williams. Ảnh: FBI.
Williams bị phát lệnh truy nã hôm 17/1 vì liên quan đến vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1. Video quay từ bên trong và bên ngoài tòa nhà quốc hội cho thấy cô chỉ đạo một nhóm người biểu tình đi lên cầu thang, lần lượt đẩy từng người tiến lên phía trước.
Hồ sơ truy tố liên bang cho biết Williams đã dẫn những kẻ bạo loạn lên tầng hai của tòa nhà quốc hội để tìm văn phòng của bà Pelosi.
Bạn trai cũ của Williams sau đó tới văn phòng FBI, cho hay "đã trò chuyện với bạn bè của Williams" và họ đã cho anh ta xem video cô lấy trộm laptop từ văn phòng của bà Pelosi.
"Williams định gửi laptop này cho một người bạn ở Nga để bán lại cho SVR, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga. Tuy nhiên, kế hoạch đổ vỡ không rõ lý do và Williams vẫn đang cất giấu chiếc laptop hoặc đã tiêu hủy nó", người bạn trai cũ khai với FBI.
Mẹ của Williams trước đó xác nhận với cảnh sát địa phương rằng con gái "đột nhiên quan tâm tới vấn đề chính trị của Tổng thống Trump và phe cực hữu". Cô sau đó gói ghém đồ đạc và thông báo với mẹ "đi xa vài tuần". Cơ quan chức năng đã kiểm tra điện thoại và tài khoản mạng xã hội của Williams, nhưng cô dường như đã xóa sạch mọi thứ.
Sau vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1, khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương, hàng trăm người biểu tình đã bị bắt và đối mặt với các cáo buộc hình sự. Số người bị bắt sẽ tiếp tục tăng khi điều tra viên đang truy tìm manh mối từ hơn 140.000 video và hình ảnh về cuộc bạo loạn.
Hơn 300 kẻ bạo loạn Đồi Capitol bị điều tra Giới chức Mỹ điều tra hơn 300 nghi phạm từ hình ảnh liên quan vụ bạo loạn Đồi Capitol, nhưng chưa tìm thấy nhiều bằng chứng về âm mưu phối hợp. Số nghi phạm bị điều tra tăng lên nhanh chóng do các cơ quan hành pháp liên bang nhận được hỗ trợ đáng kể từ vô số bằng chứng từ ảnh chụp,...