Mỹ điều tra 30 triệu ôtô của gần 20 hãng liên quan lỗi túi khí Takata
30 triệu chiếc ôtô trong diện điều tra có túi khí được lắp đặt khi sản xuất cũng như có túi khí được sử dụng trong các lần sửa chữa thu hồi trước đây.
Các nhà điều tra an toàn ôtô của Mỹ vừa mở cuộc điều tra mới đối với 30 triệu ôtô của gần 20 hãng sản xuất lắp đặt túi khí Takata có khả năng bị lỗi.
Hãng tin Reuters ngày 19/9 dẫn một tài liệu của chính phủ Mỹ cho thấy Cơ quan An toàn giao thông đường cao tốc quốc gia ( NHTSA ) đang tiến hành phân tích kỹ thuật đối với 30 triệu xe ôtô trên thị trường Mỹ từ năm 2001 đến 2019.
Các nhà sản xuất ôtô đã được cảnh báo về cuộc điều tra này. Hiện cuộc điều tra chưa được công bố.
Theo tài liệu trên, cuộc điều tra mới nhằm vào các xe của các hãng Honda, Ford, Toyota, General Motors, Nissan, Subaru, Tesla, Ferrari NV RACE.MI, Mazda, Daimler AG, BMW Chrysler (hiện thuộc sở hữu của Stellantis NV), Porsche, Jaguar Land Rover (thuộc Tata Motors), cũng như một số hãng khác.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất ôtô và NHTSA đều chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
30 triệu chiếc ôtô trong diện điều tra có túi khí được lắp đặt khi sản xuất cũng như có túi khí được sử dụng trong các lần sửa chữa thu hồi trước đây.
Trong 10 năm qua, hơn 67 triệu túi khí Takata đã bị thu hồi tại Mỹ và hơn 100 triệu chiếc thu hồi trên toàn thế giới. Đây là đợt thu hồi lớn nhất trong lịch sử an toàn ôtô do túi khí bung ra có thể làm các mảnh kim loại bắn ra gây chết người trong một số trường hợp.
Lỗi túi khí được cho là nguyên nhân khiến ít nhất 28 người tử vong trên toàn thế giới, trong đó có 19 trường hợp ở Mỹ, và làm bị thương hơn 400 người.
Theo tài liệu, NHTSA cho biết mặc dù hiện tại chưa xác định được nguy cơ an toàn, song cần đánh giá thêm rủi ro trong tương lai./.
Qualcomm cung cấp chip máy tính cho mẫu xe điện mới của Renault
Ngày 6/9, công ty bán dẫn Qualcomm của Mỹ cho biết sẽ cung cấp một chip điện toán quan trọng cho bảng điều khiển kỹ thuật số sử dụng trong một mẫu xe điện mới của tập đoàn Renault SA (Pháp).
Mẫu xe điện Megane E-TECH Electric của Renault. Ảnh: IAA 2021
Theo đó, mẫu xe điện Megane E-TECH Electric của Renault sẽ sử dụng chip của Qualcomm để vận hành hệ thống thông tin giải trí sử dụng hệ điều hành Android của Google thuộc tập đoàn công nghệ Alphabet, đối tác lâu năm với Qualcomm trong lĩnh vực điện thoại thông minh.
Megane E-TECH Electric dự kiến sẽ được ra mắt tại triển lãm ô tô quốc tế IAA Mobility 2021 diễn ra trong tháng này ở Munich (Đức) và chính thức bán vào năm 2022.
Qualcomm hiện là công ty lớn nhất thế giới chuyên cung cấp chip cho các thiết bị di động. Thời gian qua, công ty có trụ sở tại thành phố San Diego thuộc bang California này đã mở rộng sang cung cấp chip có thể vận hành cùng lúc bảng điều khiển và hệ thống thông tin giải trí trên ô tô. Trước đó, trong năm nay, Qualcomm đã đạt được thỏa thuận cung cấp chip cho tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ General Motors.
Daimler AG tìm hướng đi mới giải tỏa "cơn khát" chip
Hoạt động sản xuất của ngành ô tô thế giới có thể gặp khó khăn trong năm 2022 và 2023 do nhu cầu về chip bán dẫn tăng cao nhưng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung. Trước thực tế, tập đoàn xe hơi Đức Daimler AG đã chủ động thúc đẩy hướng phát triển xe điện.
Tháng 7 vừa qua, Daimler cho biết sẽ chi hơn 40 tỷ euro (47 tỷ USD) vào năm 2030 để vượt Tesla trên thị trường xe điện, song cảnh báo sự thay đổi về công nghệ sẽ dẫn đến cắt giảm việc làm. Nhà sản xuất ô tô Đức cho biết sẽ xây dựng 8 nhà máy pin trong nỗ lực đẩy mạnh sản xuất xe điện (EV) và từ năm 2025, các nhà máy sản xuất xe mới sẽ chỉ sản xuất EV.
Phát biểu ngày 5/9 trước thềm Triển lãm Ô tô IAA Munich, Giám đốc điều hành (CEO) Daimler AG, ông Ola Kllenius nói rằng tình trạng thiếu nguồn cung chip có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong năm 2022, nhưng tình hình có thể lạc quan hơn vào năm 2023.
Tuần trước, Daimler dự kiến doanh số bán xe trong quý III/2021 của thương hiệu Mercedes sẽ thấp hơn đáng kể do thiếu chất bán dẫn trên toàn cầu, trở thành hãng xe mới nhất trong chuỗi các nhà sản xuất ô tô bị ảnh hưởng về doanh thu. Ông Kllenius cho biết mặc dù vậy, Daimler AG vẫn hy vọng nguồn cung cấp chất bán dẫn sản xuất tại Đức sẽ được cải thiện trong quý IV/2021.
Các nhà sản xuất ô tô như Tập đoàn General Motors của Mỹ, Mahindra của Ấn Độ và Toyota của Nhật Bản đã hạ dự báo về sản lượng và doanh số bán hàng do nguồn cung chip khan hiếm do chịu tác động của đại dịch COVID-19 diễn biến xấu tại các trung tâm sản xuất chất bán dẫn quan trọng ở châu Á.
Nhiều hãng chế tạo ô tô, vốn đã buộc phải đóng cửa một số nhà máy từ năm 2020 do đại dịch COVID-19, nay phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ ngành điện tử tiêu dùng đối với sản phẩm chip điện tử.
Hãng mẹ của Mercedes-Benz dự định sáp nhập AMG, Maybach và G-Class Đại diện của Daimler AG cho biết tập đoàn dự định tái cơ cấu hoạt động đối với 3 thương hiệu con của Mercedes-Benz nhằm tối ưu hiệu quả kinh doanh. Theo Automotive News Europe , hãng mẹ của Mercedes-Benz là Daimler AG lên kế hoạch sáp nhập AMG, Maybach và dòng SUV G-Class thành một "tổ hợp" mới. Chi tiết về việc...