Mỹ điều thêm máy bay do thám, radar tới bảo vệ Nhật
Trong cuộc đàm phán mở rộng liên minh an ninh Mỹ-Nhật đầu tiên sau 16 năm, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước hôm nay đã nhất trí triển khai các máy bay không người lái do thám mới và một radar nữa của Mỹ tới Nhật.
Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nhật đã ký thỏa thuận theo đó hai bên sẽ triển khai radar và máy bay không người lái mới ở Nhật.
Theo hãng tin NHK của Nhật, nhất trí trên đạt được trong cuộc họp được gọi là “2 2″, giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nhật vào ngày hôm nay 3/10. Theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đã nhất trí xem xét lại những nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng song phương cho tới cuối năm 2014.
“Đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian gần đây”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết tại Tokyo. “Có những mối đe dọa khác nhau và có nhiều kiểu đe dọa. Vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải nhận thấy liên minh song phương của chúng ta vẫn là nhân tố quan trọng trong các chiến lược an ninh quốc gia mỗi nước.”
Theo một tuyên bố chung của hai chính phủ, tại cuộc họp, Mỹ đã tái khẳng định cam kết đối với “an ninh của Nhật qua hàng loạt khả năng quân sự của Mỹ, gồm cả khả năng hạt nhân và thông thường”.
Hai bên đã cam kết tạo “một liên minh vững mạnh hơn nữa” vào thời điểm Trung Quốc đang tăng cường chi tiêu cho quân sự và mở rộng tầm với của hải quân, trong khi Triều Tiên đang tăng tầm xa của tên lửa đạn đạo và đe dọa tấn công hạt nhân các nước láng giềng. Gần 70 năm sau khi Mỹ buộc Nhật phải tuân thủ theo một hiến pháp hòa bình, quốc gia châu Á này vẫn đang xem xét giới hạn đội quân trong lực lượng phòng vệ.
“Mục tiêu của chúng tôi là một liên minh hiệu quả và cân bằng hơn, để quân đội hai nước là những đối tác đầy đủ làm việc sát cánh cùng nhau và cùng với các đối tác khác trong khu vực, để củng cố hòa bình cũng như an ninh”, ông Kerry cho biết sau cuộc họp.
Washington từ đâu đã không mấy hài lòng với cách hiểu theo nghĩa hạn hẹp của Nhật đối với hiến pháp hòa bình của nước này, khiến Nhật không được tiến hành tấn công trước và chỉ được hành động quân sự để phòng thủ trước một cuộc tấn công trực tiếp vào người dân hoặc tài sản của Nhật.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nhật hiện ngày càng lo ngại trước các động thái của Trung Quốc trong khu vực. Thủ tướng Nhật Abe từng cho biết ông muốn lực lượng Nhật được đào tạo tốt hơn, trang bị tốt hơn và có vai trò tích cực hơn.
Tại cuộc họp, Mỹ cũng công bố vị trí của radar phòng thủ tên lửa thứ hai được triển khai tại Nhật. Hai nước đã thảo luận kế hoạch chuyển 5.000 lính thủy đánh bộ từ một căn cứ ở Okinawa tới Guam trong khi Mỹ tìm cảnh giảm ảnh hưởng của lực lượng nước này đối với người dân địa phương ở Nhật.
Theo hãng thông tấn AP, giới chức Mỹ và Nhật cho hay họ sẽ triển khai một radar cảnh báo sớm ở Nhật trong vòng năm tới và triển khai các máy bay không người lái do thám tầm xa mới của Mỹ, nhằm giúp Nhật giám sát các đảo tranh chấp ở Hoa Đông. Động thái này, nhiều khả năng sẽ gây căng thẳng với Trung Quốc.
AP cũng cho biết ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước đã đưa ra được một cái giá Nhật sẽ đóng góp để di dời lính thủy đánh bộ Mỹ ra khỏi Okinawa để tới Guam và các vị trí khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhật sẽ trả tới 3,1 tỷ USD.
Cũng nhằm củng cố liên minh, Mỹ và Nhật cam kết mở rộng hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, cướp biển và phối hợp cung cấp viện trợ nhân đạo. Nhật và Mỹ cũng lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan tư nhân chống các mối đe dọa về an ninh mạng, tìm kiếm chinh phục vũ trụ và công nghệ vệ tinh, hỗ trợ cho an ninh biển.
Trung Quốc lên án Mỹ-Nhật mở rộng liên minh
Trung Quốc đã lên án động thái mở rộng liên minh Mỹ-Nhật và xem đây như là chủ nghĩa quân sự Nhật mới. Căng thẳng giữa hai “ông lớn” châu Á vẫn chưa hạ nhiệt kể từ khi Nhật quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông hồi tháng 9 năm ngoái. Kể từ đó, Trung Quốc thường xuyên phái tàu tới vùng biển để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật.
Tại cuộc họp báo với người đồng cấp Kerry và ông Hagel sau cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cho biết Mỹ đã tái khẳng định quan điểm của nước này về Senkaku, coi Senkaku nằm trong tầm bao phủ của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Theo Dantri
Mỹ đánh Syria để "dằn mặt" Iran?
Iran đang ngày càng trở thành một trong những chủ đề tranh luận hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi giới chức thảo luận về một hành động quân sự chống lại Syria.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa), Tướng Martin Dempsey (trái) và Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện ngày 3/9.
"Iran đang hi vọng các bạn nhìn theo hướng khác", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện ngày 3/9. "Việc chúng ta không hành động chắc chắn sẽ khiến họ hiểu sai ý định của chúng ta".
Trong những bình luận tại Vườn Hồng hồi cuối tuần qua, Tổng thống Obama không nhắc tới Iran một lần nào trong khi công bố quyết định hành động chống lại Syria, mà chỉ gián tiếp nhắc tới thông điệp sẽ được gửi tới "các chính phủ muốn chế tạo vũ khí hạt nhân".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Kerry ngày 3/9 đã nhắc tới Iran 4 lần trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện, nhiều lần ám chỉ rằng hành động của Mỹ tại Syria là nhằm ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân của Iran.
Ông Kerry nói rằng một cuộc tấn công chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad có thể gửi một thông điệp rõ ràng về lập trường phản đối của Mỹ đối với các vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Khi được hỏi rằng liệu chính quyền Obama có thể sử dụng sự chấp thuận của quốc hội để tấn công vũ khí hủy diệt hàng loạt của Syria và ngăn chặn các mối đe dọa tại các nước khác, như chương trình hạt nhân của Iran, hay không, ông Kerry đã trả lời là "không".
Tuy nhiên, "dằn mặt" Iran rõ ràng đang ngày càng trở thành mục tiêu hàng đầu của những người ủng hộ một hành động quân sự của Mỹ tại Syra.
"Nếu Mỹ không hành động sẽ làm tổn hại uy tín của những cam kết an ninh khác của Mỹ, trong đó có cam kết của tổng thống nhằm ngăn chặn Iran có vũ khí hạt nhân", Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại thượng viện hôm 3/9.
Vài thành viên của Ủy ban đối ngoại thượng viện, ở cả hai đảng, dường như đều có chung quan điểm với chính quyền Obama rằng nếu không hành động tại Syria có thể khuyến khích Iran.
"Iran sẽ xem chúng ta chỉ là con hổ giấy nếu chúng ta không hành động", Thượng nghị sĩ bang California Barbara Boxer cảnh báo.
"Nếu không hành động sẽ chỉ khuyến khích Iran mà thôi", Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio nói. "Việc không hành động cũng gửi đi một thông điệp với thế giới rằng không có giới hạn đỏ nào mà họ lo ngại có thể vượt qua. Vì vậy, Iran sẽ tiến tới việc sở hữu vũ khí hạt nhân".
Đó cũng là một thông điệp mà các thượng nghị sĩ John McCain và Lindsey Graham đích thân chuyển tới Tổng thống Mỹ Obama khi họ gặp ông tại Nhà Trắng hôm 3/9.
Một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho hay Iran sẽ được nhắc tới nhiều trong các cuộc thảo luận của các thành viên của quốc hội Mỹ trong những ngày tới.
Những lời kêu gọi cá nhân cũng như tập thể sẽ tập trung vào "viễn cảnh quan trọng mà nếu không hành động... có thể khuyến khích Tổng thống Assad và các đồng minh chủ chốt - Hezbollah và Iran - những người sẽ nhận thấy rằng không có sự trả đũa nào cho một sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc quốc tế", quan chức trên nói.
"Bất kỳ ai lo ngại về Iran và các nỗ lực trong khu vực nên ủng hộ hành động này", quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh.
An Bình
Theo ABC
Ngoại trưởng Nga muốn Mỹ cư xử "như người lớn" Sự lạnh nhạt trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên băng giá hơn khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói với Nhà Trắng rằng hãy cư xử "như những người trưởng thành". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry trong cuộc đàm phán ở Washington ngày 9/8. Ông Lavrov đã chỉ trích chính quyền...