Mỹ điều thêm 2 tàu Aegis giúp Nhật đối phó Triều Tiên
Ngày 6-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu phòng thủ tên lửa lớp Aegis tới Nhật Bản nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Tokyo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera, ông Hagel cam kết sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu chiến nữa tới Nhật Bản vào năm 2017 để đối phó với “những hành động khiêu khích và gây bất ổn của Triều Tiên, bao gồm cả các vụ phóng tên lửa gần đây.
“Để đối phó với các hành động khiêu khích và bất ổn của Bình Nhưỡng, trong đó có các vụ phóng tên lửa mới đây, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tôi có thể tuyên bố rằng Mỹ đã lên kế hoạch sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu khu trục Aegis, đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật Bản trước năm 2017″ – ông nói.
Số tàu chiến mới này sẽ gia nhập cùng với 5 chiếc tàu khu trục phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện đã triển khai tại Nhật Bản, sẽ nâng tổng số tàu chuyên làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa của hải quân Mỹ tại đây lên 7 chiếc.
Hồi cuối tháng trước, Triều Tiên đã phóng 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có thể tấn công Nhật Bản. Để đối phó với khả năng nước này có thể phóng thêm tên lửa trong những ngày tới, hôm 5-4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã ra lệnh cho quân đội bắn hạ bất kỳ tên lửa đạn đạo nào của Triều Tiên bay qua không phận của họ, và đã triển khai một chiếc tàu khu trục lớp Aegis của họ tới biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Khu trục hạm DDG-174 Kirishima lớp Kongo của Nhật Bản phóng tên lửa SM2
Ông Hagel nhấn mạnh rằng: “Những bước đi này sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ cho cả Nhật Bản và Mỹ khỏi các đe dọa tên lửa đạn đạo của Triều Tiên”.
Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã công bố kế hoạch triển khai một radar cảnh báo sớm thứ 2 tới miền nam Nhật Bản, và kế hoạch triển khai thêm một số tên lửa đánh chặn mặt đất tại Alaska.
Hiện Nhật Bản sở hữu 6 chiếc khu trục hạm Aegis, trong đó 4 chiếc thuộc lớp Kongo và 2 chiếc thuộc lớp Atago. Các tàu này được trang bị cả tên lửa đánh chặn SM-3 và phiên bản nâng cấp của SM-2 là SM-2 2MR BlockII hoặc SM-2 BlockIII.
Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật có lượng giãn nước 7250 tấn, đầy tải 9485 tấn (lớp Atago trên 10.000 tấn), trang bị hệ thống phóng thẳng đứng tối tân Mk-41 của Mỹ với cơ số tên lửa phòng không 90 quả. Cả 2 loại tàu này đều có lượng giãn nước và hệ thống Aegis vượt trội các tàu khu trục phòng không Trung Quốc.
Theo ANTD
Mỹ sốt vó với dàn tên lửa Nga tiến sát EU
Mỹ vô cùng lo ngại sau khi Nga điều tên lửa đạn đạo Iskander-M tới sát biên giới châu Âu nhằm đối phó lá chắn tên lửa NATO.
Ngày 16/12, Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại sau khi Nga bất ngờ huy động nhiều tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân Iskander-M tới sát biên giới với EU.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói: "Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Nga không có hành động làm mất ổn định trong khu vực", đồng thời cho biết Mỹ cũng đã truyền đạt tới Moscow những quan ngại của các quốc gia láng giềng tại châu Âu về kế hoạch "dàn trận" tên lửa đạn đạo của Nga.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga khai hỏa
Hôm 16/12, Ba Lan và 3 quốc gia Baltic khác cũng đã lo sốt vó sau khi những tên lửa đầy uy lực của Nga tiến sát tới biên giới.
Tên lửa Iskander-M của Nga có thể bay với tốc độ gấp 6-7 lần vận tốc âm thanh ở độ cao 50 km và đạt tầm bắn tới 500 km. Tên lửa này có thể thay đổi hành trình trong khi bay để tránh tên lửa đánh chặn của đối phương và sử dụng các công nghệ dẫn đường tiên tiến để tấn công mục tiêu với sai số khoảng 5-7 mét. Với những công nghệ này, Iskander có thể tiêu diệt các trạm radar mặt đất và các tổ hợp tên lửa đánh chặn trong hệ thống lá chắn mới của NATO.
Việc Nga huy động số tên lửa đạn đạo này nhằm đáp trả kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa đầy tranh cãi do Mỹ đứng đầu tại châu Âu mà lâu nay Washington vẫn cho rằng lá chắn này không nhắm vào Nga mà chỉ để đối phó với nguy cơ tên lửa đến từ Iran và Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã trao đổi với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu qua điện đàm rằng thỏa thuận hạt nhân sơ bộ với Iran "không làm mất đi tính cần thiết" của lá chắn tên lửa NATO.
Trong khi đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng với việc Mỹ đạt được thỏa thuận về hạt nhân với Iran, lá chắn tên lửa này không còn cần thiết nữa, và nếu Mỹ vẫn tiếp tục triển khai lá chắn này, rõ ràng là họ đang nhắm vào Nga.
Tuy nhiên trong một thông báo mới đây, Lầu Năm Góc tiếp tục khẳng định rằng "nỗ lực xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO không phải là nguy cơ đối với Nga và thúc giục hai bên tiếp tục tham vấn lẫn nhau về các kế hoạch tên lửa tương lai ở châu Âu."
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các tiểu đoàn tên lửa Iskander đã được điều động tới khu vực sát biên giới với EU, đồng thời nhấn mạnh rằng việc triển khai các tên lửa Iskander ở Quân khu Tây không trái ngược với các điều ước quốc tế.
Theo AFP
Mỹ cấp "thông tin mật" về phòng thủ tên lửa cho Nga ? Người đứng đầu cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết chính quyền Obama đã thảo luận giải mã dữ liệu quan trọng về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ để cung cấp cho Nga. Chính quyền Obama đang xem xét làm cách nào để làm giảm mối lo ngại của Nga rằng lá chắn phòng thủ tên lửa của...