Mỹ điều tàu sân bay “sát nách” Iran
Một chiếc máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Eisenhower – Ảnh: Reuters
Chưa bao giờ quân đội Mỹ lại ở gần Iran như lúc này khi mà tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Eisenhower hiện đang đậu cách bờ biển quốc gia Hồi giáo chỉ khoảng 80 km, đài ABC News đưa tin hôm 19.9.
Theo đài ABC News, động thái này chính là lời cảnh báo thẳng thừng của Mỹ gửi đến Iran: Đừng có mà lên tiếng đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz.
Iran từng tuyên bố sẽ phủ kín eo biển trên bằng ngư lôi và các chiếc thuyền chở đầy thuốc nổ, nếu Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của nước này.
Video đang HOT
Trong buổi tập trận lớn trên biển với 29 quốc gia đồng minh, đối tác kéo dài 12 ngày tại vùng Vịnh, Mỹ đã điều hai tàu sân bay đến khu vực này.
Mỗi chiếc chở hơn 40 chiến đấu cơ F-18, vốn có khả năng bay sâu hàng ngàn dặm vào trong không phận của Iran.
Ngoài ra, mỗi chiếc F-18 được trang bị hỏa lực mạnh hơn rất nhiều so với không quân Iran.
Giới phân tích nhận định Mỹ đang phô trương sức mạnh quân sự nhằm trấn an Israel và cảnh cáo Iran chớ nên “manh động”, ngay cả khi nước này bị tấn công.
Mỹ hy vọng giải tỏa căng thẳng giữa hai nước kể trên, nhưng Israel mới đây vừa lên tiếng cho rằng Tehran sẽ chế tạo thành công vũ khí hạt nhân chỉ trong sáu tháng tới, theo ABC News.
Ngay cả sau khi buổi tập trận kết thúc, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại vùng Vịnh, ABC News trích dẫn một quan chức quân sự Mỹ cho biết.
Theo TNO
Đại sứ thiệt mạng, Mỹ điều tàu tới Libya
Tàu chống khủng bố của Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ hôm nay được điều động tới Lybia để bảo vệ an ninh sau vụ tấn công đẫm máu vào lãnh sự quán Mỹ.
Một binh sĩ của Hạm đội An ninh Chống khủng bố Mỹ (FAST). Ảnh: Defense.gov
"Lực lượng thủy quân lục chiến đang điều động một đội của Hạm đội An ninh Chống khủng bố (FAST) tới Lybia", AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay.
Quyết định này được đưa ra sau khi ông Christopher Stevens, đại sứ Mỹ tại Libya, và 3 nhân viên ngoại giao đồng hương thiệt mạng khi một đám đông xông vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi. Những người này tức giận sau khi trích đoạn một bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư của Mỹ nhạo báng người Hồi giáo được đăng tải trên Internet.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhanh chóng tăng cường an ninh tại những cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới đồng thời lên án mạnh mẽ vụ tấn công đẫm máu tại thành phố miền tây Lybia, trùng hợp ngẫu nhiên với ngày kỷ niệm 11 năm vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Liên Hợp Quốc, NATO, tòa thánh Vatican và nhiều nước khác cũng lên án vụ tấn công của nhóm người Lybia. Chính phủ Lybia sau đó lên tiếng xin lỗi Mỹ vì vụ tấn công này. "Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới chính phủ và người dân Mỹ cùng toàn thể người dân trên thế giới vì những gì đã xảy ra", Mohamed al-Megaryef, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lybia, nói.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với một số đơn vị tư nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ bảo đảm an ninh cho các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Hiện chưa rõ làm thế nào mà những kẻ tấn công vượt qua được lực lượng an ninh để giết hại được những nhà ngoại giao Mỹ.
Hạm đội An ninh Chống khủng bố được thành lập năm 1987 nhằm đối phó nhanh nhất với những đe dọa an toàn sau những vụ tấn công khủng bố trong thập kỷ 70-80 của thế kỷ trước. Hạm đội này luôn trong chuẩn bị để bảo vệ các lực lượng và sẵn sàng triển khai khi có yêu cầu.
Theo VNE
Tàu chiến nhỏ, sức mạnh lớn Nhỏ gọn, tốc độ cao, hỏa lực đa dạng là những ưu điểm giúp tàu chiến tấn công nhanh đóng vai trò quan trọng trong phòng thủ gần bờ. Trên tạp chí Jane's Defence Weekly số tháng 5, chuyên gia hải quân Richard Scott có bài đánh giá về sự phát triển của tàu chiến tấn công nhanh (FAC). Theo đó, nhiều bên...