Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân tới Thái Bình Dương sau gần 30 năm

Theo dõi VGT trên

Hải quân Mỹ hôm nay 1/11 thông báo một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân của lực lượng này đang được triển khai tới đảo Guam ở Thái Bình Dương lần đầu tiên sau gần 30 năm.

Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân tới Thái Bình Dương sau gần 30 năm - Hình 1

Tàu ngầm USS Pennsylvania (Ảnh: Sputnik)

CNN dẫn thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm chiến lược lớp Ohio USS Pennsylvania (SSBN 735), mang tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân, đang thực hiện chuyến thăm cảng chính thức ở đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương, lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1980.

Một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết các phái đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có mặt ở Guam cùng thời điểm đó và sẽ thực hiện các chuyến viếng thăm hiếm hoi lên tàu ngầm USS Pennsylvania của Hải quân Mỹ.

“Chuyến thăm tới Guam lần này phản ánh cam kết của Mỹ đối với các đồng minh ở Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương, theo đó sẽ có thêm nhiều cuộc tập trận, huấn luyện, các chiến dịch và những hoạt động hợp tác quân sự khác được triển khai giữa Mỹ và các nước đối tác”, thông cáo cho hay.

“Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo như USS Pennsylvania đang tiến hành các hoạt động tuần tra liên tục, đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả và ổn định của lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ”, thông báo cho biết thêm.

Chuyến thăm của tàu ngầm Mỹ tới Thái Bình Dương diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa Mỹ và Triều Tiên liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Bình Nhưỡng, cũng như giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới những động thái bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông

Tàu USS Pennsylvania là một trong 14 tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ. Tàu ngầm này được trang bị 24 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident II. Mỗi tên lửa Trident II có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và được lập trình để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.

Video đang HOT

Thành Đạt

Theo Dantri

Sau thời Obama, Mỹ sẽ "tái cân bằng" ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?

Khi nước Mỹ có tổng thống và quốc hội mới vào năm tới, một câu hỏi được đặt ra là nhà lãnh đạo mới của Mỹ sẽ xử lý như thế nào chiến lược "tái cân bằng" sang châu Á - Thái Bình Dương mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thúc đẩy những năm qua.

Sau thời Obama, Mỹ sẽ tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào? - Hình 1

Tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Hàn Quốc. (Ảnh: AFP)

Chuyên gia phân tích về châu Á và các vấn đề an ninh quốc gia và quốc phòng Walter Lohman, người cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của Quỹ Heritage ở thủ đô Washington, nhận định rằng Mỹ đang ở giai đoạn chính trị đặc biệt. Tất cả các vấn đề đang được phơi bày, từ mối quan hệ với các đồng minh, ngân sách quốc phòng hay những thoả thuận tự do thương mại. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Barack Obama dường như đang mờ nhạt trong chiến lược "tái cân bằng", hay còn gọi là "xoay trục" sang châu Á.

Tuy không được đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng nhìn vào khía cạnh dài hạn của chiến lược "tái cân bằng" này có thể thấy Mỹ luôn có có cách tiếp cận liên tục, thay vì thay đổi đột ngột, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua.

Dù bất kỳ điều gì có thể xảy ra với chiến lược "tái cân bằng" nhưng vẫn có lý do để tin rằng Mỹ vẫn sẽ giữ nguyên những giá trị cơ bản để tiến về phía trước. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để những cơ quan xây dựng chính sách của Mỹ hoạt động dưới thời tổng thống và quốc hội mới từ năm sau phát huy chiến lược này?.

Các chính quyền Mỹ đã đối diện với các môi trường chiến lược khác nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ Thế Chiến II. Thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh cũng có những điểm khác so với thời kỳ đầu những năm 1980, cũng như so với kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh. Từ năm 2001, các lựa chọn về chính sách của Mỹ cho khu vực này được "đóng khung" bởi hai diễn biến chính. Đó là chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Thời kỳ Obama: Quản lý cán cân quyền lực

Sau vụ khủng bố 11/9, chính sách đối ngoại dựa trên các thị trường đã bị gạt sang để tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố. Với Mỹ, khu vực Đông Nam Á có vai trò đặc biệt khi được coi là "mặt trận thứ 2" trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu. Qua nhiều thập niên, cách tiếp cận của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giống như cách Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell từng đề cập trong một cuốn sách rằng Washington luôn coi trọng lợi ích địa chính trị của khu vực này. Do đó, Mỹ cần phải ngăn chặn không để châu Á - Thái Bình Dương "rơi vào sự thống trị của một thế lực khác".

Các yếu tố chính trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ đầu những năm 2000 được xây dựng bằng những cam kết với các đồng minh, thúc đẩy quá trình tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ và các thoả thuận tự do thương mại. Nhìn theo cách này, có thể thấy chiến lược "tái cân bằng" của chính quyền Obama đơn giản là cách sắp xếp lại các yếu tố nhằm phù hợp với thời đại và tình thế của Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng đối diện với những thách thức đặc biệt và đã phải tính toán các chính sách một cách phù hợp để giải quyết những thách thức lúc đó. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn tới việc một số nước tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương "hướng" sang Trung Quốc, đây là bài toán hết sức khó khăn với Tổng thống Obama.

Vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ phải tìm cách thuyết phục các nước trong khu vực về vị thế của nước này, trong khi tiếp tục xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm kêu gọi Trung Quốc hướng tới những cam kết ngoại giao quốc tế xứng với vị thế và mức độ quan trọng của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama cũng phải tìm cách đẩy lùi những ảnh hưởng từ Trung Quốc khi các lợi ích chính của Mỹ bị đe doạ như tự do hàng hải và an ninh của các đồng minh, cũng như duy trì cuộc chơi dựa trên pháp quyền và cố gắng tối đa hoá những gì có lợi cho Mỹ từ cách tiếp cận kinh tế của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giải được những câu hỏi trên chính là cách mà chiến lược "tái cân bằng" hướng tới. Với nhiều năm tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số, chi tiêu quốc phòng và quá trình hiện địa hoá quân đội của Trung Quốc đã để lại dấu ấn. Do vậy, chính quyền của Tổng thống Obama phải tính đến việc tăng cường nguồn lực cho quân đội Mỹ để duy trì sức ép. Ngoài ra, Washington cũng nhận thấy việc phải thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với các đồng minh và xây dựng quan hệ đối tác mới. Có thể thấy rõ chiến lược này khi các cam kết ngoại giao, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, đã được Mỹ đẩy mạnh trong những năm qua.

Ở góc độ kinh tế, chính quyền của Tổng thống Obama lựa chọn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) như công cụ để duy trì vai trò dẫn dắt của Mỹ trên thị trường tài chính và cuối cùng là tạo ra một khu vực đối trọng với sự thịnh vượng và sức mạnh của Trung Quốc.

Tới nay, thành tích đạt được dưới thời Tổng thống Obama chưa cụ thể. Về mặt ngoại giao, Mỹ đã có giai đoạn áp dụng chính sách suôn sẻ khi tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến chỉ trích về sự tập trung của Washinton cho các nguồn lực quân sự trong chiến lược "tái cân bằng", chủ yếu là do những khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng của nước này. Trong khi đó, lĩnh vực kinh tế cũng đang đối diện với nhiều rủi ro và tương lai của TPP đang trở nên không rõ ràng khi cả ứng viên Hilalry Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hoà, đều phản đối hiệp định này.

Dựa trên những lợi ích quốc gia lâu dài và lịch sử, các nguyên tắc cơ bản trong cam kết của Mỹ với khu vực vẫn sẽ tiếp tục theo cách này hoặc cách khác. Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra với những nhân tố thuộc chiến lược "tái cân bằng". Nếu nhìn vào cách tiếp cận ngoại giao và tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ trong thời gian qua, họ có thể sẽ phải chọn giữa an ninh và kinh tế trong thời gian tới.

Thời kỳ hậu Obama: Ưu tiên những cam kết hiện nay

Chính quyền mới của Mỹ có thể bắt tay ngay vào việc kể từ tháng 1 năm tới để duy trì những cam kết của chính phủ hiện nay. Điều đó sẽ bao gồm quá trình tiếp tục mở rộng mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc và Mỹ - Australia, cũng như thể hiện sự kiên nhẫn với các đồng minh khác như Philippines và Thái Lan. Mỹ sẽ tiếp tục dựa vào hợp tác với các đối tác an ninh khác, chủ yếu là những đối tác như Singapore. Và Washington có thể cân nhắc những ràng buộc đặc biệt của nước này trong quá trình bảo vệ Đài Loan. Viễn cảnh đó sẽ bao gồm sự tham dự cấp tổng thống của Mỹ tại các hội nghị cấp cao như APEC và ASEAN hay cấp quan chức thuộc nội các trong những diễn đàn khu vực.

Viễn cảnh ngoại giao thứ hai sẽ bao gồm quá trình dài và nhiều cam go. Nhiều bên liên quan trong các mối quan hệ, những đồng minh và các đối tác, giới lãnh đạo hai viện ở quốc hội, các cá nhân trong Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, các tổ chức tư vấn và những tổ chức phi chính phủ sẽ được "đặt lên bàn cân". Vị trí của Mỹ vẫn sẽ giống như ngày nay nếu có một quá trình như vậy song vai trò của Mỹ sẽ trở nên bất định và gặp nhiều khó khăn.

Quân đội, một phần trong chiến lược "tái cân bằng", lại đang bị gắn số phận với kế hoạch chi tiêu quốc phòng. Dưới thời tổng thống và quốc hội mới, Mỹ có thể có hai cách để giải quyết bế tắc ngân sách ở Washington và làm tất cả những gì cần thiết để duy trì vị thế quân sự hàng đầu trong khu vực.

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ ưu tiên mục tiêu duy trì lực lượng Hải quân có 346 loại tàu, gồm 13 nhóm tàu sân bay có thể triển khai tới mọi nơi và 50 tàu đổ bộ, trong khi lực lượng Không quân có 1.200 chiến đấu cơ và đẩy nhanh tốc độ thay thế các máy bay đã cũ kĩ như F-15 và F-16, duy trì lực lượng lục quân thường trực lên tới 490.000 lính và 185.000 lính hải quân lục chiến. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề hiện hữu trong các lực lượng vũ trang hiện nay mà chính quyền Mỹ mới cần phải nhanh chóng giải quyết. Viễn cảnh này cho phép Mỹ đẩy mạnh chiến lược "tái cân bằng" và đáp lại những chỉ trích về việc phân bổ nguồn lực hạn chế cho chiến lược này. Một viễn cảnh khác cho quân đội là sự tiếp tục của việc duy trì ngân sách hiện nay, dù nó mang tới những tác động cho các cấp độ của trạng thái sẵn sàng chiến đấu, năng lực và khả năng chiến đấu.

Mỹ có thể cố gắng giải quyết những thiếu hụt bằng cách hoàn thành các sáng kiến chi phí thấp nhằm "xoay trục" sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục chính sách luân chuyển các tài sản quân sự, ví dụ như triển khai tàu ngầm hoặc tàu chiến mới tới những địa điểm như Guam và Nhật Bản. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể bố trí tàu sân bay thứ 2 trong khu vực này.

Bên cạnh đó, Mỹ có thể tìm cách khuyến khích các quốc gia khác đảm nhận vai trò an ninh lớn hơn. Ví dụ như Nhật Bản, quốc gia có thể tăng cường can dự quân sự trong khu vực. Cũng tương tự là Hàn Quốc, nước có tiềm năng giữ vai trò đảm bảo an ninh lớn hơn ngoài bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, các đồng minh ở châu Âu của Mỹ vẫn sẽ là những đối tác tự nhiên của Washinton trong quá trình duy trì trật tự dựa trên các quy định. Tuy nhiên, viễn cảnh này cũng có những giới hạn khi người Nhật bị "trói" trong những quy định về lực lượng vũ trang sau Thế Chiến II, trong khi Hàn Quốc lo ngại về các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng và châu Âu ưu tiên những vấn đề trong lục địa này, cũng như khó khăn do thiếu hụt các loại vũ khí có thể triển khai. Ở viễn cảnh này, Mỹ có thể xử lý để tìm ra giải pháp cho mục tiêu ngắn tới dài hạn.

Về mặt kinh tế, số phận của chiến lược "tái cân bằng" sẽ là TPP. Rất khó để đoán trước về hướng phát triển của hiệp định này trong thời gian tới. Chính quyền của Tổng thống Obama vẫn cố gắng thúc đẩy TPP tại quốc hội nhưng phe Cộng hoà với đa số ở hạ viện đã gây không ít khó khăn cho kế hoạch này. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục trì hoãn việc ký TPP, sẽ có nguy cơ tổng thống tới của Mỹ bỏ qua hiệp định này và chuyển sang chiến lược khác cho lĩnh vực kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Rất khó đoán định về tương lai của chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ. Nếu Washinton không tiếp tục chiến lược này, vì có thể tổng thống tới của Mỹ không muốn ưu tiên các yêu cầu trên, thì các giá trị cơ bản trong cam kết của Mỹ cho khu vực này vẫn vậy. Châu Á - Thái Bình Dương có những lợi ích quá lớn mà Mỹ không thể từ bỏ.

Ngọc Anh

Theo CNA

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025

Tin đang nóng

Cặp đôi Vbiz bị tóm dính hôn nhau đắm đuối tại Phú Quốc, nay bỗng tung cả loạt hint hẹn hò tại nước ngoàiCặp đôi Vbiz bị tóm dính hôn nhau đắm đuối tại Phú Quốc, nay bỗng tung cả loạt hint hẹn hò tại nước ngoài
23:31:39 22/02/2025
Du lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bayDu lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bay
22:21:50 22/02/2025
Tóm dính sao nam Vbiz cặp kè "ghệ mới" hot girl, zoom cận chi tiết bàn tay càng gây bàn tánTóm dính sao nam Vbiz cặp kè "ghệ mới" hot girl, zoom cận chi tiết bàn tay càng gây bàn tán
23:37:55 22/02/2025
'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
23:57:41 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kínQuách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
22:16:12 22/02/2025
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chútTrang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
22:12:15 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
23:42:16 22/02/2025
Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025

Tin mới nhất

Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

07:38:55 23/02/2025
Tuy nhiên, một số chuyên gia thính học đang bày tỏ lo ngại rằng việc lạm dụng công nghệ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cảnh báo rủi ro từ chính sách tài chính của Mỹ

06:22:24 23/02/2025
Ngoài ra, ông Villeroy de Galhau cũng để ngỏ khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống 2% vào mùa hè năm nay nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh thị trường tài chính đang chịu nhiều biến động.
Tổng thống Nga tiết lộ khả năng mới của tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Tổng thống Nga tiết lộ khả năng mới của tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

06:20:40 23/02/2025
Ông Putin nhấn mạnh rằng các nhà khoa học Liên bang Nga đã từng ấp ủ ý tưởng phát triển các hệ thống như vậy từ cuối những năm 1980, nhưng công nghệ vật liệu khi đó chưa đủ tiên tiến để biến chúng thành hiện thực.
Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine

Nga nêu điều kiện chuyển giao tài sản bị đóng băng để tái thiết Ukraine

06:14:24 23/02/2025
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Tướng Kyrylo Budanov, cũng cho rằng một thỏa thuận ngừng bắn giữa Liên bang Nga và Ukraine có thể đạt được trong năm nay.
Triều Tiên - Trung Quốc nối lại các tour du lịch sau 5 năm gián đoạn

Triều Tiên - Trung Quốc nối lại các tour du lịch sau 5 năm gián đoạn

06:10:15 23/02/2025
Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới vào đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19. Trước cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này, công dân Trung Quốc chiếm đông nhất trong số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Triều Tiên.
Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Mỹ kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

05:54:22 23/02/2025
Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là động thái tốt, song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

22:14:27 22/02/2025
Hai con tin Tal Shoham (40 tuổi) và Avera Mengistu (39 tuổi) đã được thả trước đó tại Rafah, miền Nam Gaza. Con tin thứ sáu, Hisham Al-Sayed (36 tuổi), dự kiến sẽ được thả tại thành phố Gaza.
Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

22:07:03 22/02/2025
Sau khi thành công kết nối Mỹ và Nga, Saudi Arabia tiếp tục đặt mục tiêu trở thành trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran.
Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

22:05:43 22/02/2025
Luật sư Lauren Bateman - thuộc nhóm pháp lý Public Citizen, không đề cập trực tiếp đến khả năng kháng cáo nhưng cho biết các bước pháp lý tiếp theo đang được xem xét nhằm tìm kiếm giải pháp lâu dài để ngăn chặn kế hoạch của chính quyền.
Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

22:00:21 22/02/2025
Trong phản ứng của mình, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia hoan nghênh dự thảo của Mỹ là động thái tốt , song nhấn mạnh rằng văn kiện này không giải quyết được gốc rễ của cuộc xung đột.
Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

21:23:29 22/02/2025
Ông Yermak cho biết thêm Chính phủ Ukraine đang trong quá trình mời các công ty LNG của Mỹ đến nước này để thảo luận về cách đáp ứng nhu cầu LNG từ Mỹ ngay lập tức .
Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

21:10:05 22/02/2025
Mỹ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu LNG từ Mỹ sẽ giúp Nhật Bản và các đồng minh giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đồng thời tránh được các điểm nghẽn quan trọng như Eo biển Hormuz, Malacca và Biển Đông.

Có thể bạn quan tâm

Khám phá bí ẩn đền thờ thần Apollo nổi tiếng nhất nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Khám phá bí ẩn đền thờ thần Apollo nổi tiếng nhất nền văn minh Hy Lạp cổ đại

Du lịch

07:59:27 23/02/2025
Có rất nhiều đền thờ thần Apollo được xây dựng trong thời kỳ văn minh Hy Lạp cổ đại, nhưng ngôi đền thờ thần Apollo Epicurius ở Bassae là công trình được quan tâm đặc biệt nhất.
Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

Từ triệu chứng dễ bị bỏ qua, người đàn ông phát hiện mất nửa não

Sức khỏe

07:58:11 23/02/2025
Sau khi các bác sĩ tạo đường dẫn lưu mới cho chất dịch, người đàn ông này đã hồi phục hoàn toàn. Nhưng các lần chụp cắt lớp tiếp theo cho thấy không có thay đổi nào về kích thước não của anh.
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường

Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường

Pháp luật

07:42:36 23/02/2025
Qua điều tra, lực lượng Công an xác định, trong 11 tháng đầu năm 2024, công ty của vợ chồng Hải và Tâm đã sản xuất 7 loại cà phê bột không đảm bảo chất lượng các loại, với tổng trọng lượng hơn 344 tấn bán ra thị trường.
Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k

Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k

Mọt game

07:14:34 23/02/2025
2025 đã chứng kiến sự ra mắt của không ít những tựa game bom tấn, siêu phẩm đáng chú ý nhưng nổi bật lên trong đó chắc chắn phải kể tới cái tên Kingdom Come Deliverance 2.
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"

Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"

Netizen

07:03:52 23/02/2025
Nam shipper ở Hà Nội cho biết: Tôi giúp người mẹ tìm con bằng cả tấm lòng, không suy nghĩ gì nhiều. Trên xe, người mẹ khóc nức nở, tôi liên tục trấn an chị ấy .
Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon

Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon

Ẩm thực

07:00:14 23/02/2025
Bánh há cảo nhân củ cải vừa mềm dai, vừa đậm đà, nhân thịt hòa quyện cùng vị thanh mát của củ cải, ăn hoài không ngán!
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song

Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song

Sao châu á

06:14:25 23/02/2025
Lúc yêu ngôn tình hết mình, lúc ly hôn căng thẳng hết hồn. Đây là câu nói tóm gọn hôn nhân của cả 2 cặp Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy và Song Joong Ki - Song Hye Kyo.
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?

Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?

Tv show

06:09:25 23/02/2025
Sau thời gian dài chờ đợi, Running Man Vietnam đã chính thức thông báo trở lại với mùa 3. Ngay lập tức, dàn cast tham gia mùa này trở thành chủ đề khiến cộng đồng mạng bàn tán không ngớt.
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập

Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập

Phim châu á

05:55:47 23/02/2025
Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng siêu phẩm báo thù Buried Hearts đã chính thức lên sóng. Và ngay trong tập 1, khán giả đã bị choáng trước cú plot-twist không ai ngờ tới của biên kịch Lee Myung Hee.
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan

4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan

Hậu trường phim

05:54:55 23/02/2025
Triệu Lệ Dĩnh là một trong những ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng toàn cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam cô vẫn đứng sau một nghệ sĩ khác.
Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

Tin nổi bật

05:54:50 23/02/2025
Ngày 22/2, thông tin từ UBND xã Quảng Sơn, Tx.Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người tử vong thương tâm.