Mỹ điều tàu khu trục vào điểm nóng, răn đe Trung Quốc
Lầu Năm Góc ngày 21.10 đã xác nhận một tàu khu trục của Hải quân Mỹ di chuyển gần những hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời khẳng định hoạt động này nhằm ủng hộ quyền của các quốc gia được đi lại theo luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Ross nêu rõ tàu USS Decatur đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và thực hiện hoạt động này một cách bình thường và hợp pháp mà không có sự hộ tống hay xảy ra sự cố nào.
Ông Gary nhấn mạnh: “Hoạt động này thể hiện một điều rằng các quốc gia duyên hải không được hạn chế một cách bất hợp pháp các quyền đi lại, quyền tự do và sử dụng vùng biển hợp pháp mà Mỹ và tất cả các quốc gia có quyền thực hiện theo luật pháp quốc tế”.
Cũng theo ông Gary, tàu Decatur không di chuyển bên trong khu vực 12 hải lý của các hòn đảo, mà đi ngang qua một vùng biển lớn hơn mà Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền. Động thái trên là chiến dịch “tự do hàng hải” thứ 3 trên Biển Đông mà Mỹ thực hiện trong năm nay.
Phản ứng trước động thái này của Mỹ, ngày 21.10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng hoạt động tuần tra của một tàu chiến Mỹ tại Biển Đông là bất hợp pháp và mang tính “khiêu khích”, đồng thời cho biết đã bày tỏ sự phản đối với phía Mỹ.
Trong tuyên bố đăng trên trang web chính thức của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết 2 tàu chiến của Trung Quốc đã yêu cầu tàu Mỹ rời khu vực mà tàu này đang tuần tra ở Biển Đông, nhấn mạnh quân đội Trung Quốc sẵn sàng tăng cường các hoạt động tuần tra hàng hải và hàng không nếu cần thiết. Tuyên bố còn cho rằng cuộc tuần tra này của tàu Mỹ đã “làm tổn hại nghiêm trọng sự tin cậy giữa hai nước”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Sức mạnh tàu chiến Mỹ vừa tuần tra gần Hoàng Sa
Khu trục hạm USS Decatur vừa tuần tra gần Hoàng Sa thuộc một trong những lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ, trang bị nhiều hệ thống vũ khí uy lực.
Khu trục hạm USS Decatur di chuyển trên biển. Ảnh: Wikipedia
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 21/10 xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur vừa đến gần hai đảo Tri Tôn và Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo Reuters.
Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73) được khởi đóng tại nhà máy Bath Iron Works, Mỹ vào ngày 11/1/1996 và hạ thủy sau đó gần 10 tháng. Đây là khu trục hạm lớp Arleigh Burke thứ 13 do nhà máy này chế tạo. Khi đi vào biên chế, tàu được mang khẩu hiệu "In Pursuit of Peace" (tạm dịch: Theo đuổi hòa bình), theo Hải quân Mỹ.
Tàu được đặt theo tên của Stephen Decatur Jr. (1779-1820), đại tá trẻ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. USS Decatur được thiết kế để hoạt động với các nhóm tàu viễn chinh và cụm tàu sân bay chiến đấu trong môi trườngnguy hiểm cao độ, hoặc hộ tống các tàu đổ bộ của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Khu trục hạm này dài 154 m, rộng 20 m và có lượng giãn nước tối đa khoảng 8.886 tấn. Tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí GE LM2500-30, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 56 km/h và tầm hoạt động khoảng 8.100 km. Trên tàu có 33 sĩ quan chỉ huy và 248 thủy thủ.
Trực thăng hạ cánh trên tàu USS Decatur. Ảnh: US Navy
Vũ khí chính của USS Decatur là hai bệ phóng thẳng đứng Mark 41, cho phép tàu mang theo 90 tên lửa các loại như BGM-109 Tomahawk, RIM-156 SM-2, RUM-139 VL-ASROC. Ngoài ra, tàu còn có hai dàn phóng Mark 141 với 8 tên lửa chống hạm Harpoon.
USS Decatur được trang bị một pháo Mark 45 5/54 cỡ nòng 127 mm, hai pháo tự động 25 mm, hai tổ hợp phòng không tầm gần Phalanx và 4 súng máy cỡ nòng 12,7 mm. Để chống tàu ngầm, tàu được lắp đặt hai dàn phóng ngư lôi Mark 32, mỗi dàn gồm ba ống phóng.
Là một chiến hạm trong lớp tàu Arleigh Burke có tính năng mạnh và cân bằng nhất từng được chế tạo, USS Decatur được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, cho phép tàu phát hiện và tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc.
Pháo Phalanx trên khu trục hạm USS Decatur. Ảnh: US Navy
Vào tháng 6/2007, USS Decatur thử nghiệm hệ thống phòng thủ Aegis đầu tiên trên khu trục hạm với vụ phóng tên lửa RIM-161 SM-3 đánh chặn mục tiêu.
Quá trình chiến đấu và kiểm soát thiệt hại trên tàu khu trục này được điều khiển bởi mạng lưới dữ liệu phức tạp, bảo đảm khả năng sống sót cho tàu trong chiến tranh.
Tàu khu trục USS Decatur rời cảng nhà San Diego, Mỹ tới triển khai ở Thái Bình Dương hồi tháng 4. Hôm 13/10, tàu chiến này cùng với khu trục hạm USS Spruance và cụm tàu chiến đấu viễn chinh USS Bonhomme Richard tham gia diễn tập trên Biển Đông.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Điều khu trục hạm tới Hoàng Sa, Mỹ 'phá vỡ im lặng' sau phán quyết Biển Đông Việc Mỹ điều tàu chiến tiến sát các đảo ở Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép cho thấy quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của Washington không thay đổi. Tàu khu trục Mỹ USS Decatur. Ảnh: Foxnews "Sự xuất hiện tàu tuần tra của Mỹ ở Biển Đông cho thấy Mỹ dùng thời điểm này để thể hiện...