Mỹ điều tàu khu trục tới Biển Đen, cảnh cáo Nga
Ngày 7/4, Mỹ đã lên tiếng bày tỏ “ sự quan tâm sâu sắc” với những căng thẳng vừa diễn ra ở khu vực miền đông Ukraine sau khi người biểu tình thân Nga chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở 3 thành phố là Kharkov, Luhansk và Donetsk.
Người biểu tình thân Nga chiếm giữ tòa nhà chính quyền ở Donetsk (Ảnh: AFP)
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp phía Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo rằng, Nga sẽ phải “gánh chịu hậu quả” nếu cố tình gây bất ổn ở Ukraine. Ông Kerry và ông Lavrov cũng thảo luận về khả năng tiến hành đàm phán trực tiếp trong vòng 10 ngày tới.
BBC dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Kerry kêu gọi Nga không hỗ trợ, kích động “các hành động đòi ly khai, phá hoại và khiêu khích” ở Ukraine.
Bà Psaki cho biết, ông Kerry đã lưu ý với Ngoại trưởng Nga rằng, các hành động của người biểu tình ở miền đông Ukraine “không phải là sự kiện tự phát” đồng thời cảnh báo rằng, nếu Nga tiếp tục có các hành động gây căng thẳng thêm ở Ukraine, họ sẽ phải trả giá.
Trong khi đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói: “Chúng tôi quan ngại về những diễn biến leo thang ở Ukraine cuối tuần qua và nhận thấy tình hình này là kết quả của áp lực gia tăng từ Nga lên Ukraine. Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy một số trong những người biểu tình được trả tiền và không phải là người địa phương”.
Ông Carney cũng cảnh báo rằng, những nỗ lực của Nga nhằm tiến vào miền đông Ukraine sau khi sáp nhập bán đảo Crimea dù “công khai hay bí mật” đều có thể dẫn đến sự gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế của Moscow.
Video đang HOT
Phản bác lại những cáo buộc của Mỹ, trả lời tờ The Guardian, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, phương Tây đã đưa ra những chỉ trích vô căn cứ đồng thời cảnh báo chính quyền Kiev không được sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình ủng hộ Nga.
Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, họ đang “theo dõi chặt chẽ” những diễn biến ở miền đông Ukraine, “đặc biệt là ở Donetsk, Luhansk và Kharkov”.
Trong một động thái khác, để thể hiện sự ủng hộ với các đồng minh trong khu vực, Washington đang điều thêm tàu khu trục USS Donald Cook có hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, đến Biển Đen.
Trả lời câu hỏi của báo chí về mục đích điều động này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Steven Warren cho biết: “Mục đích chủ yếu là trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi trong khu vực mà chúng tôi đã cam kết”.
Theo VOV
Ukraina chia rẽ nghiêm trọng
Hãng tin RT cho hay đụng độ nổ ra giữa cảnh sát Ukraina và những người biểu tình nói tiếng Nga tại thành phố Kharkov vào chiều qua. Trước đó, các nhà hoạt động tại thành phố lớn thứ hai Ukraina tiếp bước Dotnesk tuyên bố độc lập và thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Kharkov.
Người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ ở các thành phố miền đông Ukraina. Ảnh: RIA
Cảnh sát đã dùng vòi rồng và khí hơi cay để trấn áp người biểu tình. Còn người biểu tình dùng bom tự chế ném vào cảnh sát và đốt hàng rào chướng ngại vật bằng lốp xe ô-tô.
Trước đó cùng ngày, một nhà hoạt động nói rằng vấn đề Kharkov trở thành quốc gia có chủ quyền, độc lập với Ukraina sẽ được tiến hành thông qua trưng cầu dân ý trong khu vực.
Đám đông người biểu tình reo hò đáp lại.
Những người biểu tình tại Donetsk đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Donetsk sau khi chiếm tòa nhà chính quyền vào đêm Chủ nhật.
Một cuộc tuần hành khác cũng đang diễn ra tại miền trung nam Ukraina là Odessa.
Hãng tin RIA dẫn lời nhà chức trách Nga cho hay các nhà lập pháp Nga đang cân nhắc tới việc cử một phái đoàn đại diện tới Dotnesk.
Trong một động thái hiếm hoi, các nhà chức trách thành phố Dnepropetrovsk đã tiến hành đàm phán với các nhà hoạt động chống chính quyền. Theo phó Tỉnh trưởng Boris Filatov, cả những người 'cánh tả' và người biểu tình thân Nga đều nhất trí tránh 'kêu gọi các hành động ly khai'.
Đổi lại, các nhà chức trách noi rằng họ sẽ để các nhà hoạt động sử dụng một vài phòng tại tòa nhà chính quyền để 'hội họp và làm việc' cũng như 'tiếp cận tự do' với báo in địa phương.
Hãng tin AP đưa tin, tại Washington, Mỹ nói rằng bất kỳ động thái nào của Nga tại miền đông Ukraina đều là một sự 'leo thang rất nguy hiểm' có thể kéo theo nhiều lệnh trừng phạt khác.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng có chứng cứ rõ ràng cho thấy những người biểu tình thân Nga đều được trả tiền và không phải người dân bản địa.
Cùng lúc, Mỹ tuyên bố rằng Ngoại trưởng John Kerry sẽ gặp các quan chức ngoại giao cấp cao của Nga, Ukraina và Liên minh châu Âu nhằm thúc đẩy giải tỏa căng thẳng.
Cuộc gặp này sẽ là lần đầu tiên bốn bên ngồi lại với nhau kể từ khi khủng hoảng nổ ra, và sẽ tiến hành trong 10 ngày tới.
Trong một động thái khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đăng tải bài viết thể hiện quan điểm về Ukraina. Ông Lavrov kêu gọi NATO nên ngừng giọng điệu tham chiến trong cuộc khủng hoảng tại Ukraina và quay trở lại hợp tác bình thường với Nga.
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua cũng thể hiện lo ngại rằng Ukraina có thể rò rỉ công nghệ tên lửa đạn đạo, sau khi có một số báo đưa tin công ty Yuzhmash ở thành phố Dnepropetrovsk đang đàm phán với các công ty nước ngoài về việc bán các côn nghệ liên quan tới việc sản xuất tên lửa đạn đạo RS-20 Voyevoda.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Nga cảnh cáo phương Tây "sẽ gánh hậu quả" Theo hãng tin BBC, Nga cảnh báo với Mỹ rằng các đòn trừng phạt của phương Tây liên quan đến Crưm là "không thể chấp nhận" và sẽ "lãnh hậu quả". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra cảnh báo trên qua điện thoại với người đồng nhiệm Mỹ John Kerry. Động thái trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi lãnh...