Mỹ điều tàu chiến áp sát Hoàng Sa, Việt Nam lên tiếng
Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan.
Ngày 09/1/2018, trả lời câu hỏi phóng viên về việc tàu USS McCampbell của Hoa Kỳ vừa qua đã đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Những yêu sách biển và hành động liên quan của các quốc gia ven biển cần phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Trước đó, hôm 6/1, Hải quân Mỹ xác nhận điều tàu khu trục dẫn đường USS McCampbell tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong bối cảnh quan chức Mỹ-Trung đang gặp nhau ở Bắc Kinh để đàm phán về vấn đề thương mại.
“USS McCampbell đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, di chuyển đến khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa, thách thức các yêu sách chủ quyền quá mức”, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Rachel McMarr hôm 6/1 cho hay.
NGUỒN: BỘ NGOẠI GIAO
Việt Nam lên tiếng về thông tin được Mỹ mời tập trận hải quân lớn nhất thế giới
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về thông tin được Mỹ mời tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC.
Bà Lê Thị Thu Hằng- người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: HN.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 14.6, liên quan đến thông tin Việt Nam sẽ tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2018, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ sớm có thông cáo chính thức về vấn đề này.
Trước đó, ngày 30.5, hải quân Mỹ thông báo có 26 nước tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018, trong đó, Việt Nam lần đầu tiên được mời tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này.
Tờ Stars & Stripes dẫn thông báo của hải quân Mỹ cho biết, 26 quốc gia với 47 chiến hạm, 5 tàu ngầm, 18 lực lượng đổ bộ, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ tham gia RIMPAC tại vùng biển Hawaii từ ngày 27.6-2.8.
Theo hải quân Mỹ, có 4 nước gồm Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel, lần đầu tiên tham gia RIMPAC 2018.
Cũng trong cuộc họp báo ngày 14.6, liên quan đến thông tin ngày 8.6, các hệ thống ảnh vệ tinh của công ty tình báo Israel cho biết, Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa trên đảo Phú Lâm, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói: "Tôi xin một lần nữa khẳng định: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sở pháp lý lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".
Bà Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp, vô giá trị và vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc triển khai lại tên lửa ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, cũng như an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái, rút các trang thiết bị quân sự đã triển khai trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.
HẢI ANH
Theo Laodong
Australia phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters Trong bối cảnh quan...