Mỹ điều sát thủ săn ngầm P-8A đến Nhật làm gì?
Để đối phó với mối đe dọa tại vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) TQ vừa đơn phương thiết lập tại biển Hoa Đông, Mỹ đã điều 6 máy bay săn ngầm hạng nặng P-8A đến Nhật Bản. Vậy Mỹ điều máy bay săn ngầm tối tân đến điểm nóng này nhằm đối phó với mối nguy hiểm nào từ phía Trung Quốc?
Ngày 1/12, Mỹ điều động 6 chiếc máy bay săn ngầm tối tân P-8A đến Nhật Bản, việc điều động này được coi là sự đáp trả mạnh mẽ đối với hành động cử máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong ADIZ ở biển Hoa Đông Trung Quốc tuyên bố thiết lập.
Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc điều chuyển này ngoài mục đích trên, Mỹ còn muốn đối phó với nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ với lực lượng tàu ngầm hạt nhân tối tân bậc nhất của Trung Quốc hiện nay.
Sát thủ săn ngầm P-8A
Theo đó, mối nguy hiểm có thể đến từ đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc đang neo đậu tại vịnh Bột Hải. Theo đó, tàu ngầm 094 có khả năng mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Cự Lang-2 (JL-2), tầm phóng 7.400km.
Số lượng đầu đạn hạt nhân trên 1 chiếc tàu ngầm lớp này có thể gây ra cái chết cho 5 triệu – 12 triệu người, uy lực trấn áp quả thực là rất lớn.
Vì vậy tàu ngầm 094 và tên lửa JL-2 có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii. Với sức mạnh hủy diệt của bộ đôi sát thủ của Trung Quốc, rõ ràng đã tạo ra mối e ngại đáng kể cho Mỹ và Nhật trong thời điểm nóng hiện nay.
Video đang HOT
Đặc biệt, vị trí địa lý của căn cứ này cũng tạo nên sự lo ngại đối với Mỹ và Nhật Bản. Bởi vùng ADIZ Trung Quốc mới lập nằm ngay trên cửa ngõ những tàu ngầm này tiến ra biển Hoa Đông.
Vịnh Bột Hải – nơi neo đậu đội tàu ngầm hạt nhân 094 của Trung Quốc
Tuy nhiên, theo tạp chí Kanwa Defense Review lại cho rằng, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 có khả năng sống sót khá thấp một khi xảy ra xung đột, lực lượng tấn công của quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu bằng những vũ khí được trang bị máy bay săn ngầm P-8A, trực tiếp phát động tấn công thì tàu ngầm 094 không có cơ hội trở tay.
Được coi là “sát thủ săn ngầm”, P-8A có khả năng phát hiện tàu ngầm rất tốt cùng với khả năng tấn công đối ngầm, đối hải mạnh mẽ. Máy bay P-8A có thể thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển rộng lớn, do đó chỉ cần 6 chiếc P-8A này cũng có thể khống chế hoàn toàn tàu ngầm ra, vào biển Hoa Đông.
Với khả năng của P-8A, người Mỹ tỏ ra khá tự tin vào quyết định cho P-8A hành quân đến Nhật Bản lần này.
Theo Đất Việt
Mỹ điều 6 'sát thủ' săn ngầm P-8A phong tỏa Hoa Đông
Ngày 1/12, hãng tin Nhật Bản Kyodo News cho biết, Mỹ đã triển khai 6 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon đến căn cứ Kadena của Nhật Bản.
Ông Hiroshi Takeda - Tư lệnh lực lượng phòng vệ Okinawa cho hay, căn cứ không quân Kadena thuộc tỉnh Okinawacủa Nhật Bản đã được lựa chọn để triển khai 6 "sát thủ săn ngầm" P-8A của Mỹ. Loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến này sẽ dùng để thay thế cho các máy bay cùng loại thế hệ cũ hơn là P-3C Orion.
Trước đó, ngày 26/11, quân đội Mỹ đã thông báo cho cục ngoại vụ Nhật Bản về kế hoạch triển khai này. Thông tin về việc triển khai P-8A tại Nhật đã lần đầu tiên được xác thực trong hội nghị "2 2" giữa ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước tổ chức vào đầu tháng 10 vừa qua. Được biết, đây là lần đầu tiên Mỹ triển khai loại máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất của mình ra các căn cứ nước ngoài.
"Hải thần" P-8A (P-8A Poseidon) là loại máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo riêng cho nhiệm vụ tuần tra trên biển, trong đó tập trung chủ yếu là tính năng tác chiến chống ngầm. Nó được thiết kế dựa trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc "Kế hoạch nghiên cứu MMA" (Multi-mission Maritime Aircraft), triển khai vào cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
P-8A có khả năng tự bảo vệ trước các tàu mặt nước bằng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009 và đang được khẩn trương chế tạo hàng loạt. Hải quân Mỹ dự định đặt mua khoảng 110 chiếc, đưa vào trang bị 100 chiếc, số còn lại phục vụ công tác huấn luyện và dự bị. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A "Poseidon" tham gia chính là cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC 2012) diễn ra từ ngày 11/7 đến 2/8 tại Honolulu - Hawai.
P-8A Poseidon được phát triển dựa trên thiết kế của máy bay Boeing 737-800. Nó có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8I được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa; trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8I là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km).
P-8A lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn. Vũ khí chống ngầm chủ lực của nó gồm có bom khoan nước sâu và ngư lôi chống ngầm Mk-54, giúp nó có khả năng chống ngầm xuất sắc. Ngoài ra, P-8A còn được trang bị tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, đảm bảo cho nó có khả năng tự vệ trước các tàu mặt nước.
Căn cứ không quân Kadena có vị trí chiến lược bảo vệ Senkaku
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8I là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu của ngư lôi là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của Mk-54 sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp nó có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8I bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng...Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8A có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 3 lần loại máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion hiện đang sử dụng trong không quân Mỹ, Nhật và đang được Đài Loan đặt mua...
Với tính năng trinh sát, phát hiện tàu ngầm rất tốt cùng với khả năng tấn công đối ngầm, đối hải mạnh mẽ, chỉ cần 6 chiếc P-8A Poseidon này cũng có thể khống chế hoàn toàn tàu ngầm ra, vào biển Hoa Đông. Động thái này cả Mỹ được coi là sự đáp trả mạnh mẽ đối với hành động cử máy bay cảnh báo sớm (AWACS) KJ-2000 và một số máy bay tiêm kích J-11 và Su-30, thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong "Vùng nhận dạng phòng không" ở biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Kyodo News
Theo NTD
VN muốn mua "sát thủ săn ngầm" mạnh nhất ĐNÁ Trang thông tin quốc phòng uy tín của Mỹ IHS Jane's ngày 12/4 đưa tin Việt Nam mong chờ sẽ mua được máy bay tuần tra hải quân P-3 Orion của hãng Lockheed Martin (Mỹ). Tin này được một quan chức cấp cao của hãng này xác thực với IHS Jane's từ ngày 10/4 tại triển lãm An ninh và Quốc phòng LAAD...