Mỹ điều quân viễn chinh đổ bộ đến Biển Đông
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ đưa các nhóm chiến đấu viễn chinh đổ bộ từ bờ tây sang châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2019.
Theo Sputnik, Trung tướng John Wissler, chỉ huy Tư lệnh Lực lượng Thủy quân Lục chiến cho biết, trong các đợt tuần tra kéo dài 90 ngày trong và quanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ bao gồm các nhóm đổ bộ bổ sung.
Ảnh: Hải quân Mỹ/Reuters
Lực lượng Thủy quân Lục chiến Viễn chinh số 31 của Mỹ đang đồn trú tại Nhật Bản chịu trách nhiệm thực hiện tuần tra 90 ngày tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Nhóm đổ bộ bổ sung sẽ giúp cho lực lượng Thủy quân Lục chiến và Hải quân Mỹ có hoạt động ở quy mô rộng lớn hơn.
Theo bản tin của Buzz, Thủy quân Lục chiến Mỹ đóng tại Australia và Okinawa có thể tham gia nhóm tác chiến mới này.
Trước đó, Mỹ đã điều 3 tàu khu trục hiện đại nhất trong Hải quân Mỹ tới Biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới.
Nhóm tàu này bao gồm các tàu USS Spruance DDG-111, USS Decatur DDG-73 và USS Momsen DDG-92, trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ Aegis tối tân.
Hải quân Mỹ cho biết, đây là chuyến tuần tra thường lệ, triển khai Nhóm hành động nổi Thái Bình Dương (PAC SAG), tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Theo Danviet
Mỹ tính điều thêm cụm tàu đổ bộ chiến đấu đến châu Á - Thái Bình Dương
Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch di chuyển một trong các cụm sẵn sàng đổ bộ từ bờ tây nước này đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2019.
Một ARG của Mỹ. Ảnh: US Navy
Trong một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung tướng John Wissler, tư lệnh của Bộ chỉ huy Thủy quân Lục chiến Mỹ, cho biết họ đang xúc tiến kế hoạch bố trí một cụm sẵn sàng đổ bộ (ARG) gồm ba tàu ở Thái Bình Dương, với khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ và thủy thủ, trước năm 2019.
Theo Military, lực lượng sẽ di chuyển một trong những ARG từ bờ tây của Mỹ vào khu vực để tuần tra xung quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một ARG của Mỹ thường bao gồm một tàu đổ bộ tấn công, một tàu vận tải đổ bộ, một tàu hỗ trợ hoạt động đổ bộ, một đơn vị viễn chinh của thủy quân lục chiến, và một số máy bay cùng trực thăng yểm trợ.
"Vì vậy, Mỹ sẽ không cho chỉ có lực lượng đồn trú ở Nhật Bản, mà còn có thêm khả năng đổ bộ trong các cuộc tuần tra 90 ngày trong và xung quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông Wissler nói.
Ông Wissler cho biết nhiều chi tiết quan trọng, kể cả việc thủy quân lục chiến triển khai trên tàu sẽ đến từ đâu, vẫn chưa được xác định. Wissler nhấn mạnh trọng tâm của chiến lược triển khai mới này là tăng cường hiện diện ở miền nam châu Á. Khu vực đó có thể bao gồm Trung Quốc và Philippines. Hồi đầu tháng này, Mỹ đưa cụm tàu sân bay tấn công thứ hai vào biển Philippines, để thể hiện sức mạnh và khẳng định quyền hàng hải.
Đơn vị viễn chinh 31 của thủy quân lục chiến Mỹ, đồn trú tại Nhật Bản, đang giữ trách nhiệm tiến hành các cuộc tuần tra 90 ngày trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đầu năm nay, Trung tướng Mỹ Robert Walsh cho biết tàu đổ bộ tấn công USS Tripoli lớp America tương lai, dự kiến được bàn giao cho hải quân vào năm 2018, có thể dẫn đầu ARG mới ở Thái Bình Dương. Một khả năng khác là tàu đổ bộ tấn công America, được biên chế năm 2014, đang đóng tại San Diego, California.
Phương Vũ
Theo VNE
Nguy cơ khiến không quân Mỹ có thể thất thế trước Trung Quốc Cuộc khủng hoảng về năng lực tác chiến của lực lượng không quân có thể khiến quân đội Mỹ đánh mất ưu thế trước các đối thủ mạnh như Trung Quốc. Tiêm kích hạm F/A-18 Hornet của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Các quan chức ở Nhà Trắng và Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ gần đây bày tỏ lo ngại...