Mỹ điều quân tăng viện tại Syria
Lục quân Mỹ thông báo họ đẩy mạnh triển khai binh sĩ và khí tài ở đông bắc Syria bất chấp các nỗ lực hạn chế hiện diện tại đây.
“Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã triển khai radar Sentinel, tăng tần suất tuần tra của tiêm kích, triển khai xe chiến đấu bộ binh Bradley trong các cuộc tuần tra để tăng cường lực lượng trong khu vực do Mỹ và đồng minh người Kurd kiểm soát”, đại úy Bill Urban, phát ngôn viên CENTCOM, cho biết trong thông cáo ngày 18/9.
Urban cho biết động thái này “giúp đảm bảo an toàn và an ninh” cho liên quân do Mỹ dẫn đầu, “không tìm kiếm xung đột với bất cứ quốc gia nào khác ở Syria nhưng sẽ bảo vệ lực lượng liên quân nếu cần thiết”. Phát ngôn viên của CENTCOM không nhắc tới Nga trong thông cáo.
Một quan chức Mỹ cho biết quân đội nước này chuyển vài chiếc thiết giáp M2 Bradley tới Syria cùng “chưa tới 100 người” để vận hành chúng. “Động thái là tín hiệu rõ ràng để Nga tuân thủ các quy trình giải quyết xung đột đôi bên, cũng như để Nga cùng các bên khác tránh những hành động thiếu chuyên nghiệp, không an toàn và khiêu khích ở đông bắc Syria”.
Syria và Nga chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Thiết giáp Mỹ tuần tra gần thị trấn Qahtaniyah, miền bắc Syria, tháng 10/2019. Ảnh: AFP.
Truyền thông Syria ngày 16/8 đưa tin đoàn xe gồm 58 phương tiện của các lực lượng Mỹ từ Iraq tiến qua cửa khẩu al-Waleed vào tỉnh al-Hasakah. Mỹ được cho là bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự tại Syria từ đầu tháng 9 và đưa khoảng 50 xe quân sự vào quốc gia Trung Đông hôm 4/9.
Chính phủ Syria nhiều lần yêu cầu các lực lượng của Mỹ rời khỏi quốc gia này, nhấn mạnh sự hiện diện của họ là bất hợp pháp theo luật quốc tế. Syria cáo buộc Mỹ cùng dân quân người Kurd đánh cắp tài nguyên tại các mỏ dầu ở al-Hasakah và Deir ez-Zor, nơi phần lớn lực lượng Mỹ đóng quân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lệnh rút thiết giáp M2 khỏi Syria vào tháng 10/2019 sau nỗ lực nhằm rút lực lượng Mỹ khỏi Syria. Trump sau đó đồng ý duy trì vài trăm binh sĩ tại Syria để “bảo vệ các mỏ dầu” trước nguy cơ bị tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tái chiếm.
Binh sĩ Mỹ những tuần qua nhiều lần chạm mặt với quân nhân Nga tuần tra dọc biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ theo thỏa thuận trước đó giữa Moskva và Ankara. Hồi cuối tháng 8, thiết giáp Nga và Mỹ đâm nhau khiến 7 binh sĩ Mỹ bị thương. Phía Nga chưa công bố thiệt hại về người và của trong vụ đụng độ.
Video trên mạng xã hội cho thấy thiết giáp và trực thăng Nga cố gắng chặn đoàn xe của Mỹ rồi buộc họ rời khỏi khu vực. Tuy nhiên, truyền thông Nga đưa tin lực lượng Mỹ chặn đường khiến lính Nga phải tìm cách vượt qua, bao gồm cho trực thăng quần đảo ở độ cao thấp để xua các phương tiện Mỹ. Thiết giáp Mỹ vẫn cố ngăn đoàn tuần tra Nga đi qua dẫn đến vụ đâm xe.
Binh sĩ Mỹ và Nga thường xuyên chạm trán trong các chuyến tuần tra tại Syria nhưng rất hiếm khi xảy ra va chạm. Hai bên thường tự thỏa thuận tại chỗ để tiếp tục nhiệm vụ, hoặc đua tốc độ và tìm cách truy cản đối phương trên đường nhưng không để xảy ra tai nạn.
UAE tặng 80 xe tăng đắt nhất thế giới cho Jordan
UAE chuyển giao miễn phí 80 xe tăng chủ lực Leclerc trong biên chế cho quân đội Jordan, giúp nước này hiện đại hóa một số đơn vị thiết giáp.
Trang tin Blablachars của Pháp cho biết các xe tăng Leclerc có thể được trang bị cho hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn thiết giáp số 3 quân đội Jorndan, thay thế những xe tăng lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh như M60A1, Centurion, Chieftain và Challenger 1 trong biên chế các đơn vị này.
Xe tăng Leclerc của UAE trình diễn tại triển lãm quốc phòng IDEX 2014. Ảnh: Global Military Review.
Động thái này nhằm giúp Jordan cải thiện năng lực quốc phòng, trong bối cảnh các nước láng giềng ở Trung Đông như Syria và Iraq đã sở hữu xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 hiện đại. Đợt chuyển giao cũng giúp tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa Jordan với Pháp và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hai quốc gia được biên chế xe tăng Leclerc.
Xe tăng Leclerc được thiết kế trong giai đoạn 1983-1989, bắt đầu sản xuất từ năm 1991 và đưa vào biên chế quân đội Pháp với số lượng 406 xe từ năm 1993. Mỗi chiếc có giá xuất xưởng khoảng 13 triệu USD hồi năm 2011, trở thành mẫu xe tăng đắt nhất trong lịch sử thế giới.
UAE biên chế 388 xe tăng Leclerc và 46 xe cứu kéo trên khung gầm Leclerc vào năm 1994, trở thành nước duy nhất trên thế giới ngoài Pháp sở hữu loại xe tăng đắt tiền này. Quân đội UAE từng triển khai khoảng 70 chiếc Leclerc cho chiến dịch quân sự do Arab Saudi dẫn đầu tại Yemen.
Xe tăng Lerclerc sở hữu lớp giáp phức hợp có khả năng đối phó nhiều loại đạn chống tăng cùng hệ thống điện tử phức tạp, giúp tăng khả năng chiến đấu và sống sót trên chiến trường hiện đại. Xe cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho pháo 120 mm, bảo đảm tốc độ bắn 10 phát/phút và rút gọn tổ lái chỉ còn ba người gồm trưởng xe, pháo thủ và lái xe.
Quân đội Mỹ bị nghi tăng lực lượng ở Syria Hàng chục xe tải chở theo nhiều vật liệu và thiết bị được lính Mỹ hộ tống từ Iraq vào Syria, truyền thông nhà nước Syria đưa tin. Đoàn xe gồm 58 phương tiện của các lực lượng Mỹ từ Iraq tiến qua cửa khẩu al-Waleed vào tỉnh al-Hasakah, miền nam Syria, hãng thông tấn nhà nước Syria SANA ngày 16/8 đưa tin....