Mỹ điều “pháo đài bay” B-52 cùng Nhật Bản tập trận không quân đáp trả Trung Quốc
Các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ từ đảo Guam sẽ tập trận với các máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Tờ Japan Times dẫn lời người phát ngôn của Không quân Mỹ Monica Urias cho biết, có 2 “pháo đài bay” B-52H, cùng với các máy bay chiến đấu Nhật Bản và các chiến đấu cơ F-15, thuộc Phi đội 18 của Mỹ đóng tại căn cứ Kadena, tham gia cuộc tập trận.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ từ đảo Guam sẽ tập trận với các máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại vùng biển Tây Thái Bình Dương. (Nguồn: AP)
Trước đó, hôm 30/3 và 1/4, Trung Quốc đã cho 6 máy bay ném bom H-6G và H-6K cùng với nhiều máy bay do thám và chiến đấu cơ trang bị các phương tiện tác chiến điện tử bay qua eo biển Miyako, eo biển gần đảo Okinawa vốn là ngõ chính được Hải quân Trung Quốc sử dụng để đi ra Thái Bình Dương. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã điều chiến đấu cơ lên để giám sát.
Chiến dịch phối hợp Mỹ – Nhật hôm 5/4, tương tự hoạt động trên biển Hoa Đông hôm 20/3, nhằm duy trì sự hiện diện của các máy bay chiến đấu của Mỹ tại khu vực để thực thi chính sách bảo vệ tự do hàng hải.
Video đang HOT
Trước đó, Washington cũng đã 2 lần điều “pháo đài bay” B-52 đến Biển Đông vào tháng 1 và tháng 3, gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp phi pháp.
Các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng về quân sự và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nhưng Mỹ và Nhật Bản không công nhận.
Theo Thegioi&VietNam
'Pháo đài bay' B-52 của Mỹ bay gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông
Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết máy bay ném bom chiến lược B-52 của họ đã thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
"Hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress cất cánh từ căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam vào ngày 4/3 và tham gia nhiệm vụ huấn luyện định kỳ", CNN dẫn thông báo của lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương.
"Một chiếc thực hiện huấn luyện ở Biển Đông trước khi quay trở lại đảo Guam, trong khi chiếc còn lại tiến hành huấn luyện ở khu vực lân cận Nhật Bản, phối hợp cùng Hải quân Mỹ và các đối tác không lực Nhật Bản, trước khi quay trở lại đảo Guam", thông báo cho biết thêm. Phía Mỹ không công bố chi tiết B-52 của họ bay gần đảo nào.
Hiện trên Biển Đông có nhiều điểm nhân tạo bị Trung Quốc chiếm trái phép của Việt Nam và xây lấn.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Andersen trên đảo Guam trong một nhiệm vụ vào năm 2016. Ảnh: AFP.
Cả hai chuyến bay đều là một phần trong nhiệm vụ "Hiện diện Liên tục Máy bay ném bom" của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thuộc quân đội Mỹ, được thực hiện để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Theo Không quân Mỹ, các chuyến bay này tuân thủ luật pháp quốc tế.
Mặc dù Không quân Mỹ thường xuyên thực hiện các chuyến bay đến Biển Đông, lần gần nhất máy bay có khả năng mang bom hạt nhân B-52 thực hiện nhiệm vụ này là vào tháng 11/2018.
Quân đội Mỹ đã xoay vòng sử dụng các máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2 và B-52 tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ năm 2004, như một phần của nhiệm vụ "Hiện diện Liên tục Máy bay ném bom".
Bắc Kinh thường phản ứng mạnh trước sự xuất hiện của quân đội Mỹ gần khu vực mà chính phủ Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và lắp đặt khí tài quân sự trên các thực thể tranh chấp một cách phi pháp.
Hồi tháng 9/2018, một tàu khu trục của Trung Quốc đã tiến đến gần tàu USS Decatur với khoảng cách chưa đầy 41 mét, buộc tàu Mỹ đổi hướng để tránh va chạm. Khu trục hạm Decatur khi đó đang tiến hành một "hoạt động tự do hàng hải", bao gồm việc di chuyển trong phạm vi 12 hải lý xung quanh hai đá Gaven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Hải quân Mỹ cho rằng hành động này của phía Trung Quốc là "không an toàn và không chuyên nghiệp".
Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc triển khai trái phép tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị gây nhiễu sóng đến các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Zing.vn
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương đối trọng Trung Quốc Quân đội Mỹ đang mở rộng hiện diện quân sự của nước này tại một quốc đảo nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược ở Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực. Quân nhân Mỹ tại Micronesia năm 2017 (Ảnh: Zuma Press) Theo Wall Street Journal, Mỹ...