Mỹ điều “pháo đài bay” B-52 áp sát các đảo nhân tạo ở Biển Đông
Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay vào gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc ngày 12/11 cho biết, trong quá trình bay, hai máy bay nói trên nhận được tín hiệu liên lạc từ trạm kiểm soát không lưu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục hoàn tất lộ trình của mình và không bị cản trở gì.
Một pháo đài bay B-52 (thứ 2 từ ngoài vào trong) bay ở gần đảo Guam. Ảnh AP
Việc 2 chiếc B-52 của Mỹ tham gia tuần tra ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Philippines để tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) nơi ông dự kiến cũng sẽ tái khẳng định cam kết của Washington trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Tư lệnh Bill Urban cho biết, trong chuyến bay trong đêm 8 rạng sáng 9/11, hai chiếc B-52 đã bay qua khu vực các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa nhưng không tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo này.
“Hai chiếc B-52 đang tham gia nhiệm vụ tuần tra thường xuyên ở Biển Đông”. Cả hai chiếc này đều xuất phát và sau đó quay trở lại căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, ông Urban cho biết.
Video đang HOT
“Hai chiếc B-52 của chúng tôi đã bay trong không phận quốc tế ở khu vực này rất nhiều lần rồi”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 12/11.
Tháng trước, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ cũng đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông với mục đích “đảm bảo tự do hàng hải trên biển”.
Đây được coi là thách thức mạnh mẽ nhất của phía Mỹ đối với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với nhóm đảo bị nước này cải tạo trái phép nói trên. Hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen khiến Trung Quốc hết sức giận dữ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố, ông không rõ liệu vấn đề Biển Đông có nằm trong chương trình nghị sự chính thức của APEC hay không. Tuy nhiên, ông khẳng định, vấn đề này sẽ “được lưu ý và tuyên bố” của nhiều vị lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn.
Dự kiến, sau khi hoàn tất việc tham dự APEC ở Manila (Philippines), ông Obama sẽ đến Kuala Lumpur (Malaysia) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á.
“Chúng tôi rất quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải và tư do lưu thông thương mại ở Biển Đông”, ông Earnest nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích các bên, dù lớn hay nhỏ, giải quyết bất đồng thông qua biện pháp ngoại giao chứ không lợi dụng ưu thế nước lớn cùng sức mạnh của mình để chèn ép các nước láng giềng”.
Để thể hiện quyết tâm nói trên, Tổng thống Mỹ Barack Obamadự kiến sẽ tham dự một sự kiện “chứng tỏ rõ rệt nhất sự ủng hộ về an ninh hàng hải với Philippines”./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Nhận định bất ngờ của báo Nga về sự kiện tuần tra Biển Đông của Mỹ
Báo Nga: "Nguyên nhân khiến Mỹ điều tàu tuần tra áp sát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có yếu tố Nga mà không nhằm đe dọa Trung Quốc".
Ngày 27/10, báo "Tầm nhìn" của Nga có bài viết nói về việc Mỹ điều tàu khu trục tên lửa tuần tra áp sát các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây ở Biển Đông gây nên phản ứng quyết liệt từ phía Bắc Kinh.
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ
Theo bài báo, nguyên nhân khiến Mỹ điều tàu tuần tra áp sát các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có yếu tố Nga và không hẳn nhằm chỉ đe dọa Trung Quốc. Ngược lại, Mỹ đang sử dụng chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt" để kéo Trung Quốc lại gần mình hơn và duy trì cuộc chơi theo các quy tắc trò chơi mà Washington đặt ra.
Với cái cớ gây áp lực trên Biển Đông, thực chất Washington muốn thuyết phục Bắc Kinh đi đến một thỏa thuận theo kiểu: "Chúng ta (Mỹ - Trung) hãy cùng nhau phân chia thế giới.
Đừng trông đợi gì vào người Nga và cũng đừng tin những gì Nga đề xuất với Trung Quốc đó là cùng nhau kết liễu sự bá quyền của Mỹ và tách châu Âu ra khỏi Mỹ".
Bài báo cho rằng, "mặc dù hiện nay Mỹ tỏ ra vẻ thờ ơ, không quan tâm đến chính sách địa chính trị tích cực của Nga trên phạm vi toàn cầu, nhưng thực chất đằng sau cái bộ mặt lạnh nhạt đó của Mỹ là cả một kế hoạch lớn nhằm chống lại Nga".
Cuối cùng, báo Nga viện dẫn, Mỹ đã mất mặt trong vấn đề Ukraine (châu Âu) và giờ đây lại "muối mặt" ở Syria (Trung Đông). Nếu Nga - Trung liên kết lại với nhau thì liên minh này thực sự đe dọa đến ngôi vị bá chủ thế giới hiện nay của Mỹ.
Do đó, để bảo đảm trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu và khả năng đối đầu với Nga, Washigton cần có động thái "xích gần lại" Mỹ của Bắc Kinh theo kiểu rất... Mỹ.
Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ đưa tàu đi tuần tra Ngày 29/10/2015, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc vừa qua, Hoa Kỳ đưa tàu đi qua khu vực một số cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: "Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển." "Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Oanh tạc cơ Mỹ bay gần đảo nhân tạo ở Trường Sa Hai máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ tuần này bay gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: US Air Force Trong nhiệm vụ mới nhất, xảy ra trong đêm ngày 8-9/11, hai máy bay ném bom "đã bay trong khu vực" quần đảo Trường Sa nhưng...