Mỹ điều oanh tạc cơ B52 tới biển Hoa Đông
Các máy bay ném bom B52 của không quân Mỹ đã bay qua biển Hoa Đông hồi đầu tháng Tám, theo một tuyên bố của Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ. Đơn vị này cho biết đây là một phần nhiệm vụ huấn luyện mà không quân Mỹ phối hợp thực hiện với hải quân.
Hai chiếc B52 thuộc không quân Mỹ và hai chiếc máy bay cảnh báo sớm P-8 Poseidon thuộc hải quân đã thực hiện các chuyến bay trên vùng biển Hoa Đông, được nói là để cải thiện “năng lực phối hợp”, bộ phận truyền thông của không lực thuộc Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương nói trong một tuyên cáo. Các chuyến bay theo phía Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/8.
Kể từ năm 2004, Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (USINDOPACOM), đã tiến hành cái gọi là chương trình “sự hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom” (CBP), theo tuyên cáo nói trên.
Ngày 18/7, Bắc Kinh bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 6 ngày trên biển Hoa Đông với mục đích thử thách sức mạnh chiến đấu với Đài Loan.
Theo USINDOPACOM, các chuyến bay huấn luyện được thực hiện trong vùng không phận hợp pháp chiểu theo luật quốc tế, vùng trời mà phía Mỹ nói là “cốt yếu đối với các nguyên tắc làm cơ sở cho hệ thống vận hành toàn cầu dựa trên các luật lệ”.
Video đang HOT
Các chuyến bay có thể đã kéo dài nhiều ngày, bởi theo Sputnik, các bức ảnh chụp ngày 2/8 cho thấy một máy bay B52 đang được tiếp dầu.
Theo các thông tin công khai từ chính phủ Mỹ, các máy bay B52 đã bay tới biển Hoa Đông từ căn cứ không quân Barksdale, bang Louisiana. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện thông thường, các máy bay này đã hạ cánh ở căn cứ không quân Andersen, trên đảo Guam, tây Thái Bình Dương.
Hồi tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tỏ ra không chào đón sự hiện diện của các máy bay ném bom Mỹ.
“Trung Quốc sẽ không sợ hãi trước bất cứ những cái gọi là tàu hay máy bay quân sự, và chúng tôi sẽ càng cương quyết trong việc thực hiện các bước nhằm bảo vệ chủ quyền và ổn định”, bà Hoa nói.
ANH MINH
Sputnik
Theo TPO
Chuyên gia: Những điểm nóng có thể bùng phát Thế chiến 3
Những mối đe dọa quân sự trên thế giới hiện tại đang ngày càng mạnh lên và có thể khiến Thế chiến 3 bùng phát, theo chuyên gia quân sự Nga.
Chuyên gia Nga chỉ ra những điểm nóng có thể khơi mào Thế chiến 3.
Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov bình luận trên báo Nga Military-industrial courier, về những địa điểm có thể bùng phát Thế chiến 3.
Cụ thể, những mối đe dọa quân sự xét trên tổng thể không hề suy yếu mà ngày càng mạnh lên bởi những mâu thuẫn không ngừng gia tăng giữa các quốc gia trên thế giới.
Những nơi xảy ra bất ổn có khả năng dẫn đến xung đột quân sự bao gồm khu vực các quốc gia thuộc khối Cộng đồng Các quốc gia Độc lập SNG ở Trung Á, cuộc chiến tại Syria, Iraq và Afghanistan, vấn đề giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Iran và Mỹ.
Ông Sivkov không loại trừ các bất ổn bên trong nội tại các quốc gia, ví dụ như khả năng xảy ra nội chiến ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở khu vực Đông Á, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về tranh chấp trên biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản xung quanh quần đảo Kuril, tình hình trên bán đảo Triều Tiên... vẫn là nguy cơ xung đột quân sự về trung hạn, theo ông Sivkov.
Hồi tháng 2.2018, ông Sivkov gợi ý chế tạo siêu tên lửa trị giá 210 tỷ USD để đối phó với mối đe dọa thiên thạch. Chuyên gia Nga cũng cảnh báo vai trò của Ukraine nếu chiến tranh Nga-Mỹ nổ ra.
Hồi tháng 11.2017, ông cho rằng Nga chế tạo đầu đạn hạt nhân hạng nặng để kích hoạt thảm họa ở Mỹ, ví dụ như để đẩy nhanh quá trình phun trào siêu núi lửa Yellowstone, nhằm đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân ký giữa hai nước.
Theo Danviet
Mỹ, Nhật, Ấn có thể tập trận hải quân ở Đông Á để răn đe Trung Quốc Hải quân ba nước sẽ chuyển cuộc tập trận Malabar tới vùng biển Nhật Bản như một thông điệp gửi tới Bắc Kinh. Tàu sân bay Nimitz của Mỹ tham gia tập trận Malabar 2017. Ảnh: US Navy. "Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc tiến hành cuộc tập trận Malabar tại vùng biển ngoài khơi Nhật Bản vào...