Mỹ điều máy bay quân sự tân tiến nhất tuần tra biển Đông
Mỹ đã điều máy bay tuần tra săn ngầm tân tiến nhất, chiếc P-8A Poseidon, thực hiện sứ mạng tuần tra biển Đông trong tháng 2.2015, giữa lúc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố đã điều quân đến tập trận ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Máy bay tuần tra săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ, P-8A Poseidon.
Mỹ, đồng minh thân cận nhất lâu năm của Philippines, từng cam kết chia sẻ với Manila thông tin “thời gian thực” về những diễn biến trong vùng biển Philippines trên biển Đông giữa lúc Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên biển Đông, theo Reuters.
Hải quân Mỹ trong một thông cáo ngày 26.2 lần đầu tiên xác nhận đã triển khai P-8A Poseidon bay từ căn cứ quân sự của Philippines để tuần tra biển Đông trong vòng ba tuần và kết thúc vào ngày 21.2 với trên 180 giờ bay.
Theo Hải quân Mỹ, đây là cơ hội để thể hiện năng lực của P-8A trong môi trường ven biển và vùng biển khơi xa đất liền, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với lực lượng quân đội Philippines.
Reuters dẫn lời ông Restituto Padilla, người phát ngôn của quân đội Philippines, cho biết Hải quân Mỹ điều động những chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion đến căn cứ quân sự ở Philippines thực hiện những sứ mạng tuần tra hằng năm kể từ năm 2012.
Video đang HOT
Ông Padilla cho biết P-8A Poseidon được điều động để thay cho P-3C Orion hồi năm 2014 nhưng hai bên Mỹ – Philippines đã không tuyên bố kế hoạch bay của máy bay này.
Ngay khi Hải quân Mỹ xác nhận điều máy bay tuần tra biển Đông, thì trước đó, cũng trong ngày 26.2, Truyền thông Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang xây dựng “quy mô lớn” ở bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đã điều lính đến tập trận trên bãi đá này trong tháng này.
Dẫn lại các hình ảnh vệ tinh, trang tin quân sự Trung Quốc China Military Online, một trang tin có chính quyền Trung Quốc đứng sau, tuyên bố Bắc Kinh đã chính thức bắt đầu xây dựng “quy mô lớn” ở bãi đá Châu Viên, theo Reuters.
Các binh sĩ Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận trên bãi đá Châu Viên trong tháng này, China Military Online cho biết thêm.
Reuters nhận định đây là một động thái bất thường của truyền thông Trung Quốc khi thừa nhận Bắc Kinh đang xây dựng trái phép ở Trường Sa.
Theo Reuters, các hình ảnh vệ tinh còn cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng phi pháp ở 6 bãi đá thuộc Trường Sa với mưu đồ biến chúng thành đảo nhân tạo và bành trướng sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á.
Bất chấp sự phản đối từ Việt Nam, Philippines và Mỹ, Trung Quốc ngang ngược nói việc xây dựng của nước này ở Trường Sa là “nằm trong chủ quyền của Trung Quốc”, theo Reuters.
Bắc Kinh còn đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần cả biển Đông, tuyến đường biển quan trọng với 5.000 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển bằng tàu qua đây mỗi năm.
Mỹ luôn tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên biển Đông, kêu gọi các bên đàm phán để sớm có Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Washington cũng từng kêu gọi “đóng băng” những hành động gây hấn trên biển Đông, nhưng Trung Quốc đã đề nghị Mỹ chớ can thiệp vào tình hình biển Đông, theo Reuters.
Theo Thanh Niên
"Không ai mong đánh bại Trung Quốc, nhưng sẽ đau nếu để Bắc Kinh xâm phạm"
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: "Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận...
Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio.
Bloomberg ngày 12/2 dẫn lời Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio bình luận, Trung Quốc phải tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của tòa án xung quanh vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Bắc Kinh vạch ra ở Biển Đông ngay cả khi họ từ chối tham gia phiên tòa. "Nếu Trung Quốc không tham dự cũng không quan trọng, phiên tòa vẫn sẽ diễn ra. Chúng tôi không muốn bất kỳ ai, bất kỳ nhà nước nào sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp này", Carpio nói với Bloomberg TV.
Philippines hy vọng Trung Quốc tuân thủ bất kỳ phán quyết nào do tòa án phán quyết dù Bắc Kinh có tham gia hay không. "Tôi nghĩ rằng dư luận thế giới sẽ đứng về phía chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ nước nào trên thế giới có thể vi phạm luật pháp quốc tế trong thời gian dài, đặc biệt là khi đã có phán quyết của một tòa án quốc tế có thẩm quyền", ông Carpio nói.
Trung Quốc đồng ý "tham vấn" một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hồi tháng 7/2013 với ASEAN, nhưng đã có rất ít tiến triển kể từ đó. Mọi người cảm thấy Trung Quốc luôn không vội trong việc hoàn thiện COC. Carpio cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng việc hoàn tất COC có thể được thực hiện sớm". Philippines đã nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh bằng con đường đàm phán suốt 17 năm trời, nhưng không có bất kỳ tiến triển nào.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: "Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận một nước có thể yêu sách &'chủ quyền' với gần như toàn bộ Biển Đông cho riêng mình. Carpio cho rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang dấy lên ở Biển Đông sau khi Trung Quốc mở rộng sức mạnh hải quân của họ.
"Tất nhiên bạn không thể mong đợi đánh bại Trung Quốc. Nhưng bạn có thể phải đau đớn nếu để nước khác xâm phạm vào vùng biển của mình", Antonio Carpio nhấn mạnh.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc âm mưu lập 'chuỗi phòng thủ bán nguyệt' trên Thái Bình Dương Trung Quốc tích cực bồi đắp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông và Hoa Đông là nhằm hình thành một chuỗi phòng thủ hình bán nguyệt trên biển, kéo dài suốt vùng biển khu vực Đông Á, các chuyên gia nhận định. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập hôm 14/11. Ảnh: IHS Jane's Gần...