Mỹ điều máy bay ném bom tới tuần tra Biển Đông thách thức Trung Quốc
Chỉ huy Không quân Mỹ khẳng định đã đưa nhiều máy bay ném bom, máy bay trinh sát tới Biển Đông để tiến hành các hoạt động tuần tra tự do hàng không.
Phil Star hôm 8/12 cho biết Không quân Mỹ đã triển khai nhiều máy bay và các khí tài quân sự tới Biển Đông thể tiến hành các hoạt động tự do hàng không, một phần trong các hoạt động tuần tra tự do hàng hải và hàng không tại khu vực.
Chỉ huy Không quân Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương Charles Brown cho biết trong lần huy động lực lượng này, Không quân Mỹ triển khai máy bay ném bom B-52, máy bay trinh sát tầm cao U-2s, máy bay thám sát P-3 Orion và P-8 Poseidon cùng các thiết bị không người lái RQ-4.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay trên vùng trời Biển Đông. Ảnh: AP.
“Chúng tôi đã bay ra, bay vào Biển Đông trong suốt 15 năm qua, và tôi xin nói là chúng tôi tiếp tục làm vậy trong tuần này. Thực sự là chẳng có gì đáng chú ý khi nhắc tới tự do hàng hải và môi trường biển, nhưng bây giờ thì chúng tôi nghe thấy điều đó vì các cuộc gọi từ Trung Quốc”, ông Brown nói.
Video đang HOT
Chỉ huy người Mỹ cho biết các hoạt động tự do hàng không được tiến hành song song với các cuộc tuần tra trên biển nhằm bảo đảm sự ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein cho biết tầm nhìn và lực lượng của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương không thay đổi bởi khu vực này là một trong những ưu tiên trong chiến lược quốc phòng của Mỹ.
“Chúng tôi đã giảm quy mô đáng kể ở châu Âu, chúng tôi đã thay đổi lớn ở Mỹ. Nhưng dấu chân của chúng tôi ở Thái Bình Dương rất ổn định qua thời gian”, ông Goldfein nói.
Các cuộc tuần tra hàng hải và hàng không của quân đội Mỹ là một trong những biện pháp trên thực địa của Washington nhằm phản đối yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với 90% diện tích Biển Đông.
Theo Zing
Lộ vũ khí thực sự được Trung Quốc tích hợp cho H-6N
Truyền thông Trung Quốc từng đăng tải bức ảnh đồ họa trong đó máy bay ném bom chiến lược H-6N được tích hợp một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.
Hiện tại xu hướng đưa tên lửa đạn đạo đất đối đất lên máy bay để biến nó thành loại không đối đất nhằm mục đích tăng tầm xa cũng như tốc độ đang được các cường quốc quân sự trên thế giới rất ưa chuộng.
Đi tiên phong trong lĩnh vực này chính là Nga, khi họ đã đưa đạn tên lửa 9M723 thuộc hệ thống Iskander-M lên tiêm kích MiG-31K với tên định danh mới là Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).
Không chịu tụt hậu lại phía sau, Trung Quốc cũng cho thấy họ sẽ triển khai một dự án tương tự nhưng đối tượng được lựa chọn để mang vác lại là máy bay ném bom chiến lược H-6N thế hệ mới, khi khung vỏ của chiếc oanh tạc cơ này được chế tạo sẵn với các điểm treo và khoảng không gian lõm vào dưới bụng.
Đồ họa máy bay ném bom chiến lược H-6N của Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo dưới bụng
Vũ khí được Trung Quốc đưa vào tầm ngắm theo nhận định chính là tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D và thậm chí là cả loại DF-26 lớn hơn. Các tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 1.500 và 3.500 km, khi được triển khai từ trên không thì con số này dự báo sẽ gia tăng gấp bội.
Một bức ảnh đồ họa cho thấy máy bay ném bom H-6K mang một loại tên lửa chưa rõ tên định danh dưới bụng sau đó đã xuất hiện trên một số trang mạng quân sự của Trung Quốc, cho thấy ý định trên là nghiêm túc.
Nhưng thật bất ngờ, trong buổi lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh diễn ra hôm 1/10, đối tượng thực sự sẽ được kết nối vào máy bay ném bom H-6N đã lộ diện, đó không phải tên lửa đạn đạo mà là máy bay không người lái tàng hình siêu âm WZ-8.
Máy bay trinh sát không người lái siêu thanh WZ-8 của Trung Quốc
Sở dĩ có nhận định trên là bởi trên lưng chiếc UAV WZ-8 có sẵn hai móc chờ, vị trí này vừa khớp với máy bay ném bom H-6N, chưa kể phần lõm dưới bụng chiếc H-6N cũng tỏ ra rất phù hợp với kích thước của phần lưng chiếc UAV này.
Sau khi được triển khai từ H-6N, nhờ có sẵn vận tốc và độ cao lớn từ ban đầu, chiếc WZ-8 có thể di chuyển ở tốc độ gấp 6 - 7 lần vận tốc âm thanh, có nghĩa là gần như không thể bị bắn hạ bằng các phương tiện thông thường, chưa tính đến các yếu tố như tác chiến điện tử.
WZ-8 cung cấp cho PLAAF khả năng dẫn đường chính xác cho các tên lửa hạng nặng trong trường hợp vệ tinh quân sự của Trung Quốc bị vô hiệu hóa, bên cạnh đó còn giúp gia tăng cơ hội tấn công vào các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Trong tương lai không loại trừ khả năng sẽ có một phiên bản WZ-8 mang đầu đạn để thực hiện vai trò như chiếc UAV cảm tử Harop của Israel, khi đó phương tiện này sẽ trở nên đáng sợ gấp bội.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Máy bay Hàn Quốc, Nhật Bản hộ tống chiến đấu cơ Nga qua biển trung lập Hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS thuộc các lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thực hiện các chuyến bay theo kế hoạch qua vùng biển trung lập thuộc Biển Nhật Bản và Biển Đông. Máy bay Tu-95 của Nga. (Nguồn: nationalinterest.org) Theo Sputniknews, Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/11 tuyên bố, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS...