Mỹ điều máy bay ném bom B-52 ‘dằn mặt’ Trung Quốc và ‘kiềm chế’ Nhật
Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, không chỉ “dằn mặt” Bắc Kinh mà còn để “kiềm chế” Nhật Bản.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ – Ảnh: AFP
Bà Anne-Marie Slaughter, cựu giám đốc kế hoạch chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ, đưa ra nhận định trên trong diễn đàn an ninh tại Trung tâm An ninh Mỹ ở thủ đô Washington ngày 26.11, theo trang tin Want China Times ngày 27.11.
Đối với Trung Quốc, việc Mỹ điều máy bay ném bom B-52 cất cánh từ đảo Guam vào ngày 25.11 là nhằm để ngăn chặn Bắc Kinh “ăn hiếp” đồng minh Nhật Bản.
Nhưng đối với Nhật Bản, bà Slaughter cho rằng động thái trên của Mỹ là để ngăn chặn nguy cơ Tokyo “mất kiềm chế” với Trung Quốc.
Trung Quốc hôm 23.11 đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Nhật – Trung Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối.
“Việc Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 là nhằm cảnh báo Nhật Bản không nên có những hành động thái quá, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”, bà Slaughter nói.
Ông Robert Kaplan, một cựu quan chức Ủy ban Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, cho biết Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 là nhằm thể hiện Washington bảo vệ Nhật Bản, đồng thời cho thấy Mỹ phản ứng nghiêm túc trước động thái của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, máy bay ném bom B-52 không có trang bị vũ khí cất cánh từ đảo Guam của Mỹ vào ngày 25.11 và bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc mà không thông báo trước.
Đây là một động thái của Mỹ được cho là để “thách thức” Trung Quốc, do Bắc Kinh yêu cầu các hãng hàng không phải thông báo lịch trình qua vùng này.
Theo TNO
Radar Trung Quốc không thấy được máy bay B-52 Mỹ?
Trung Quốc tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào xâm phạm vùng nhận dạng phòng không mới của nước này. Tuy nhiên, máy bay ném bom B-52 của Mỹ vừa bay qua vùng này nhưng không hề hấn gì. Các chuyên gia quốc phòng đặt ra nghi vấn có thể radar phòng không Trung Quốc không "thấy" máy bay Mỹ.
Máy bay ném bom B-52 - Ảnh: AFP
Trung Quốc hôm 23.11 đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư.
Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc chồng lấn lên vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối.
Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nước ngoài nào xâm phạm vùng nhận dạng phòng không mới của nước này.
Reuters dẫn lời các nhà phân tích và chuyên gia quốc phòng cho rằng hệ thống radar phòng không, máy bay tuần tra và chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ phải "chật vật" tuần tra khu vực nhận dạng phòng không mới, ước tính rộng gần 2/3 diện tích nước Anh.
Nhận định của các chuyên gia đã được kiểm chứng trong vụ Mỹ điều máy bay ném bom B-52 bay ngang.
Vào ngày 26.11, Mỹ tuyên bố đã điều hai máy bay ném bom B-52 không trang bị vũ khí cất cánh từ đảo Guam của Mỹ vào ngày 25.11, bay qua vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc mà không khai báo với Bắc Kinh. Động thái này của Mỹ được cho là để thách thức vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 27.11 lên tiếng phản ứng, khẳng định họ giám sát tất cả quá trình bay của hai máy bay B-52 và có đủ khả năng kiểm soát vùng nhận dạng phòng không mới.
Nhưng Lầu Năm Góc ngày 26.11 cho biết radar Trung Quốc đã không thể phát hiện hai máy bay B-52 Mỹ và cũng chẳng có máy bay Trung Quốc nào liên hệ, cảnh báo B-52 xâm phạm vùng nhận dạng phòng không mới của Bắc Kinh, theo Reuters.
Một nguồn tin chính phủ Nhật (đề nghị giấu tên) cho Reuters biết, mặc dù Trung Quốc trong nhiều năm qua không ngừng tăng cường ngân sách quốc phòng, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa sở hữu được những radar phòng không hoặc máy bay có đủ khả năng giám sát cả một khu nhận dạng phòng không rộng lớn như vậy.
"Trung Quốc sẽ không thể giám sát toàn bộ khu vực nhận dạng phòng không mới bởi vì họ không có đủ khí tài quân sự... Họ tuyên bố vùng phòng không này chỉ để dọa dẫm những quốc gia nhỏ hơn", nguồn tin trên cho biết thêm.
AFP dẫn lời các nhà phân tích cho rằng chính quyền Trung Quốc, trong kỳ họp Hội nghị Trung ương Đảng vừa qua, vẫn còn rất "mơ hồ" về việc thành lập và giám sát vùng nhận dạng phòng không mới trên biển Hoa Đông.
Bắc Kinh có lẽ chỉ muốn "cạnh tranh" với vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản ở biển Hoa Đông, theo các nhà phân tích.
Theo TNO
Mỹ khẳng định hậu thuẫn Nhật tại Senkaku/Điếu Ngư Washington ngày 27.11 đã lên tiếng cam kết sẽ hỗ trợ đồng minh Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông giữa Tokyo và Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel - Ảnh: Reuters Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đảm bảo với người đồng nhiệm bên phía Nhật trong một cuộc...