Mỹ điều máy bay chiến đấu mới đến căn cứ Nhật
Quân đội Mỹ hôm qua triển khai các máy bay thế hệ mới của lực lượng Thủy quân lục chiến đến căn cứ không quân ở Okinawa, bất chấp sự phản đối của người dân đảo và Trung Quốc.
Hai chiếc máy bay chiến đấu Osrey thế hệ mới của Mỹ được triển khai tại căn cứ của Nhật. Ảnh: AP
6 chiếc MV-22 Osprey đã rời căn cứ Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi và đến đến căn cứ không quân ở thành phố Ginowan, tỉnh Okinawa. Ba chiếc Ospreys khác cũng đến Iwakuni trong ngày hôm sau, hãng tin Jiji của Nhật cho hay.
Các máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hiện đại và cao cấp hơn những chiếc trực thăng CH-46 mà lực lượng thủy quân lục chiến thường sử dụng tại căn cứ Futenma. Các máy bay này “rất quan trọng trong việc bảo vệ Nhật Bản”, có tốc độ nhanh gấp hai lần, tải trọng gấp ba lần và phạm vi hoạt động gấp 4 lần các trực thăng cũ.
“Các máy bay Osprey sẽ cho phép chúng tôi hoạt động hiệu quả hơn trong các công tác cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thiên thai và các nhiệm vụ khác trong liên minh Mỹ-Nhật”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng phát biểu hồi tháng trước.
Video đang HOT
Hồi tháng 7, tổng cộng có 12 chiếc Osprey được chuyển từ Mỹ đến căn cứ Iwakuni. Mỹ cũng dự định phái thêm một số loại máy bay đến căn cứ Iwakuni và Trại Fuji ở Gotemba, tỉnh Shizuoka, hàng tháng và tiến hành các cuộc huấn luyện bay tầm thấp dành cho Osprey trên các đảo lớn Honshu, Shikoku và Kyushu. Từ nay đến năm 2014, quân đội Mỹ dự kiến triển khai tổng cộng 24 chiếc Osprey, thay thế hoàn toàn loại máy bay vận tải CH-46.
Các máy bay Osprey có thể chiến đấu xa nhất cách căn cứ lên đến 600 km, rồi lại quay trở lại, nghĩa là có thể đến được đảo Uotsuri, một đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc rất lo lắng về quan điểm của Mỹ trong tranh chấp trên quần đảo mà Nhật Bản gọi Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Mỹ và Nhật Bản ký kết một hiệp ước an ninh, trong đó Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp lãnh thổ của Nhật, bao gồm quần đảo này, bị tấn công. Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết việc triển khai các máy bay Osprey để thay thế trực thăng CH-46 nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc giận dữ. Gần đây, nhiều tàu tuần tra Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong khu vực gần đảo tranh chấp rồi lại rời đi.
Phản ứng trước việc Mỹ triển khai máy bay Osprey đến Okinawa vì tiếng ồn do những máy bay này gây ra, khoảng 200 người dân địa phương đã biểu tình trước cổng căn cứ Futenma. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba kêu gọi người dân ở Okinawa chấp nhận việc triển khai trực thăng Osprey, đồng thời nhấn mạnh rằng loại máy bay này sẽ củng cố sức mạnh của quân đội Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và khu vực Đông Á.
Theo VNE
Hàng trăm ngàn người Nhật biểu tình phản đối Mỹ triển khai MV-22 Osprey
Ngày 9.9, hơn 100 ngàn người dân Nhật Bản tập trung tại phía nam đảo Okinawa, biểu tình phản đối Mỹ triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey tại đảo này do lo ngại về vấn đề an toàn.
Những người biểu tình yêu cầu Mỹ hủy bỏ kế hoạch triển khai 12 máy bay MV-22 Ospreys tại khu căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại Okinawa và đóng cửa khu căn cứ này, vốn tọa lạc tại thành phố đông dân cư Ginowan.
Theo AFP, những người tổ chức biểu tình cho rằng số lượng người biểu tình lên đến trên 100 ngàn, trong khi truyền thông địa phương cho rằng chỉ có khoảng chục ngàn người tham gia.
"Chúng tôi không cần Osprey, đây là loại máy bay nguy hiểm nhất thế giới", AFP dẫn lời những người biểu tình.
Hồi tháng 4.2012, một chiếc MV-22 Osprey rơi ở Ma Rốc, khiến hai binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Đến tháng 6, một chiếc MV-22 Osprey lại rơi ở bang Florida (Mỹ), khiến năm người bị thương.
Tuy nhiên, giới chức quốc phòng Mỹ lại không hề đưa ra thông tin rõ ràng để giải thích nguyên nhân những vụ rơi máy bay này.
Người dân Nhật Bản biểu tình do lo ngại độ an toàn của máy bay MV-22 Osprey - Ảnh: AFP
Mối quan ngại về an toàn của người dân Nhật ngày càng tăng cao khi mới đây một chiếc MV-22 Osprey phải hạ cánh khẩn với nguyên nhân được cho là trục trặc động cơ tại khu căn cứ quân sự ở North Carolina hôm 6.9.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2012 tại Nga bế mạc vào ngày hôm nay (9.9), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về vấn đề an toàn của máy bay MV-22 Osprey khi chúng được triển khai tại Nhật Bản.
Theo AFP, ngoài lý do an toàn của MV-22 Osprey, người dân Nhật còn giận dữ và không thể quên được hàng loạt hành động không đẹp mà binh sĩ Mỹ đồn trú tại nước này gây ra trong những năm qua, trong đó bao gồm vụ binh sĩ Mỹ hiếp dâm tập thể cho đến chết một nữ sinh ở đảo Okinawa hồi năm 1995.
AFP cho hay trong nhiều năm qua Mỹ và Nhật Bản đã có hàng loạt vụ tranh cãi về vấn đề di dời khu căn cứ quân sự Futenma, nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Hôm 23.7, nhiều máy bay vận tải MV-22 Osprey (chưa rõ số lượng) của Mỹ đã được chở bằng tàu đến Nhật Bản, mặc cho người dân nước này biểu tình phản đối do lo ngại về độ an toàn của máy bay này.
Theo VNE
Điệu 'cười như mếu' của ứng viên phó tổng thống Mỹ Paul Ryan, ứng cử viên chức phó tổng thống Mỹ thường thể hiện niềm vui bằng một nụ cười với hai bên mép trĩu xuống thay vì vếch lên. Ứng cử viên phó tổng thống thuộc đảng Cộng hòa và gương mặt không lẫn vào đâu được. Ảnh: AP Paul Ryan trông như sắp khóc khi bắt tay những người ủng hộ trong...