Mỹ điều lính dù tới huấn luyện binh sĩ Ukraine
Hàng trăm lính dù Mỹ sẽ huấn luyện binh sĩ Ukraine vào tháng 4, giúp Kiev đối phó với phe ly khai ở miền đông nước này.
Lô 10 xe Humvee bọc thép từ Mỹ chuyển tới Ukraine hôm 25/3. Ảnh: Reuters.
“290 lính dù Mỹ sẽ tới khu vực quân sự Yavoriv vào ngày 20/4″, AFP dẫn thông tin Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov đăng tải trên Facebook cá nhân hôm nay cho biết. Yavoriv thuộc vùng Lviv, miền tây Ukraine, gần biên giới với Ba Lan và đang do chính phủ kiểm soát.
Nhóm binh sĩ Mỹ thuộc lữ đoàn Không vận 173, đặt căn cứ tại Italy. Lực lượng này sẽ huấn luyện khoảng 900 binh sĩ Vệ binh Quốc gia Ukraine (NGU) trong ba đợt, mỗi đợt kéo dài 8 tuần, tiếp đó là tập trận chung.
NGU, hình thành từ lực lượng dự bị, được cải cách từ năm ngoái để đặt các tình nguyện viên và dân quân dưới sự kiểm soát của chính phủ. Động thái trên diễn ra sau khi phong trào biểu tình Maidan khiến tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, dấy lên xung đột giữa Kiev với phe muốn ly khai.
Video đang HOT
Không quân Mỹ tại châu Âu tuần trước thông báo Phòng không Quốc gia Florida sẽ điều động 12 chiến đấu cơ F-15C cùng khoảng 200 binh sĩ tới châu Âu theo kế hoạch tăng quân mà Mỹ cho là cần thiết để bảo vệ quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở khu vực này trước cái gọi là “sự xâm lược của Nga”.
Lực lượng này dự kiến tới châu Âu vào giữa tháng 4. 12 chiến đấu cơ F-15C sẽ được điều tới Hà Lan, sau đó là Bulgaria.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 25/4 đã tiếp nhận lô 10 xe Humvee bọc thép đầu tiên từ Washington. Hạ viện Mỹ hai ngày trước đó còn gia tăng áp lực với Tổng thống Barack Obama trong việc viện trợ vũ khí sát thương cho Kiev.
Mỹ cũng tuyên bố hỗ trợ 200 xe Humvee thường, phương tiện bay không người lái Raven không trang bị vũ khí, radar cảnh báo pháo kích, thiết bị quan sát ban đêm, dụng cụ sơ cứu và xe cứu thương quân sự. Tổng giá trị gói trang bị “phòng vệ phi sát thương” là hơn 75 triệu USD.
Phương Tây tố Nga cung cấp vũ khí và binh sĩ cho phong trào ly khai kéo dài gần một năm qua ở Ukraine nhưng Moscow bác bỏ cáo buộc này.
Như Tâm
Theo VNE
Cuộc chiến giữa Kiev và ông trùm Kolomoisky: Phía trước còn lắm kịch hay
Chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko và trùm tài phiệt Ihor Kolomoisky đang ở trong tình trạng "chiến tranh", với việc cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau "tham nhũng, bất tài".
Ông Kolomoisky đã bị buộc phải từ chức tỉnh trưởng Dnipropetrovsk. Nhưng đó chỉ là đoạn cuối của một chương, không phải là kết cục của cả vở kịch. Một loạt các vụ scandal tham nhũng liên quan đến quan chức chính phủ có thể sẽ phát lộ vào bất kì lúc nào, do sự châm ngòi từ các phe phái đối lập. Một người giàu có và đầy thế lực như Kolomoisky đương nhiên không chấp nhận ngồi chịu trận mà không có phản kháng gì. Các chuyên gia nhận định, trùm tài phiệt 52 tuổi này sẽ trở thành nhân vật đối lập nổi bật với chính quyền mà khi điều đó xảy ra thì cuộc chiến quyền lực bên trong sẽ còn khốc liệt hơn.
Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Petro Poroshenko với tỉ phú Ihor Kolomoisky vẫn chưa kết thúc
Những người chống đối chính quyền Kiev có lý do để "lạc quan". Kết quả thăm dò do dư luận mới đây cho thấy, chỉ có 8% người dân Ukraine tin rằng đất nước đang đi đúng hướng, trong khi có 48% thì có ý kiến ngược lại, 44% không đưa ra quan điểm rõ ràng. Đương kim Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk có tỉ lệ tín nhiệm ở mức thấp: 58% không hài lòng với ông Poroshenko (33% ủng hộ) và tỉ lệ phản đối với ông Yatsenyuk là 68%.
Kolomoisky được cho là có "công lớn" trong việc bảo vệ Dnipropetrovsk và một số khu vực ở miền đông nam trước phe ly khai, nhờ vào các tiểu đoàn tiễu phạt mà ông là người bỏ tiền hỗ trợ. Thế nhưng có nhiều lý do để Kiev phải dè chừng ông. Tỉ phú này là người tham vọng, không chấp nhận "luật chơi mới" cấm quan chức chính quyền sử dụng địa vị để tìm kiếm lợi ích kinh doanh.
Xung đột tại công ty quốc doanh Ukrnafta, nơi Kolomoisky nắm 42% cổ phần và UkrTransNafta diện 100% vốn nhà nước nhưng do ông Kolomoisky điều hành nổ ra đồng thời với sự xuất hiện của một nhóm vũ trang ở trung tâm Kiev. Chính quyền không hiểu những người này hiện diện nhằm mục đích gì, nhưng sau đó quyết định giải giáp mọi lực lượng vũ trang tư nhân. Về phần mình, Komonoisky cũng không biết tại sao Kiev lại đưa ông vào tầm ngắm đầu tiên, dù rằng tỉ phú này có đóng góp hơn hẳn những trùm tài phiệt khác.
Giờ là lúc mà ông Kolomoisky có thể khai thác mọi lỗi lầm của Tổng thống Poroshenko, cùng với đó là làn sóng bất mãn tăng cao trong xã hội trước các chương trình cải cách không hiệu quả. Kolomoisky có nhiều người ủng hộ và bản thân ông hoặc một số "tay trong" thân cận có thể sẽ trở thành đối thủ tiềm năng cho chức Tổng thống một khi ông Poroshenko phải từ nhiệm trước thời hạn.
Mối nguy lớn nhất mà Kolomoisky phải đối mặt là mất khả năng tiếp tục kiếm tiền từ các công ty nhà nước cũng như khả năng sụp đổ chuỗi ngân hàng PrivatBank lớn nhất mà ông làm chủ. Còn với Tổng thống Poroshenko, ông sẽ mất đi sự ủng hộ của công chúng nếu không đưa ra được lời giải cho hàng loạt những câu hỏi quan trọng. Một trong số đó sẽ là: Kiev có dám đi tới cùng trong cuộc chiến với những quan chức, ông trùm khác bằng những biện pháp mạnh như từng áp dụng với tỉ phú Kolomoisky hay không?
Từ khi tách độc lập đến nay, chính trường Ukraine luôn bị chi phối bởi các trùm tài phiệt - những người hưởng lợi từ việc can thiệp vào các chính sách nhà nước. Sẽ rất khó để chấm dứt thực tế này mà không có một cuộc chiến quyền lực bùng phát. Hôm 26/3, hai ông Poroshenko và Kolomoisky cùng xuất hiện như là cách chứng tỏ không có điều gì xảy ra. Thế nhưng sự hòa hoãn đó chỉ là giả tạo, mong manh, vì vị tỉ phú kia đâu có dễ dàng để chấp nhận từ bỏ các lợi ích kinh doanh. Chính Kolomoisky đã dọa rằng sẽ khởi kiện chính phủ Ukraine ra một tòa án quốc tế nếu như công việc kinh doanh của ông không được giải quyết một cách thỏa đáng. Để củng cố lực lượng, trùm tài phiệt này đã tính đến việc lôi kéo thủ lĩnh lực lượng cánh hữu (Right Sector) Dmitry Yarosh, người cũng đang được Kiev tìm cách "chiêu mộ", hứa sẽ bổ nhiệm một chức vụ tại Bộ Quốc phòng.
Theo Hoài Thanh/The Moscowtimes, Bloomberg/baotintuc.vn
Lính dù Nga tập trận cùng pháo, trực thăng, tên lửa Trực thăng chi viện hỏa lực, lính dù đổ bộ chiếm vị trí là kịch bản trong đợt tập trận rầm rộ của quân đội Nga vào ngày 21/3. Informpskov đưa tin lực lượng lính dù tinh nhuệ của Nga tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn nhằm đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu vào ngày 21/3....