Mỹ điều hơn 2.000 binh sĩ tới Ferguson dẹp bạo động
Thống đốc bang Missouri của Mỹ ngày 25/11 đã điều 2.200 binh sĩ tới thị trấn Ferguson để đối phó với làn sóng bạo động sau khi một cảnh sát được miễn truy tố liên quan tới vụ sát hại của một thanh niên da màu ở thị trấn này.
Các binh sĩ được triển khai tới “điểm nóng” Ferguson.
Ông Jay Nixon, Thống đốc bang Missouri, cho hay 2.200 lính vệ binh quốc gia sẽ được triển khai tại thị trấn Ferguson và quanh khu vực ngoại ô thành phố St Louis.
Vào đêm trước đó, 700 binh sĩ cũng đã được triển khai để ổn định tình hình nhưng đã không ngăn được điều mà một cảnh sát trưởng miêu tả là làn sóng bạo động nghiêm trọng nhất mà thị trấn Ferguson từng chứng kiến.
Bạo động đã bùng phát tại thị trấn Ferguson sau khi tòa án quyết định không truy tố một cảnh sát da trắng Darren Wilson vì vụ bắn chết thanh niên da màu Michael Brown hồi đầu tháng 8.
Người da màu tại Ferguson bất bình với việc viên cảnh sát Wilson không bị truy tố hình sự.
Michael Brown, 18 tuổi, đã bị viên cảnh sát Wilson bắn chết giữa ban ngày trên một tuyến phố tại Ferguson. Mặc dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp, thanh niên này hoàn toàn không có vũ khí tại thời điểm bị bắn.
Cái chết của Brown đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên đường phố kéo dài nhiều tuần. Một số cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực và cảnh sát bị chỉ trích vì đáp trả người biểu tình bằng các thiết bị chống bạo động hạng nặng.
Video đang HOT
Quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc Wilson sẽ không đối mặt với các cáo buộc hình sự trong vụ nổ súng.
Các phương tiện bị đốt phá.
Các luật sư của gia đình Brown đã lên án phán quyết của tòa án là “không công bằng”.
Trong khi đó, lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi tòa án đưa ra phát quyết miễn truy tố hình sự, cảnh sát Wilson cho hay anh đã giữ “lương tâm trong sạch” về các hành động của mình.
Nhiều cửa hàng bị đột nhập, phá hoại, hôi của.
Trò chuyện với kênh truyền hình ABC News, cảnh sát Wilson nói anh không thể hành động khác trong vụ việc. “Lý do tôi có lương tâm trong sạch là bởi vì tôi biết tôi đã làm đúng công việc của mình”.
Wilson nói thêm rằng anh lo sợ cho mạng sống của mình.
Cảnh sát Wilson (phải) trong cuộc phỏng vấn với kênh ABC News.
Vào tối ngày 24/11, các cuộc biểu tình đã nổ ra ngay sau phán quyết của tòa án, khi nhiều tòa nhà và phương tiện bị phóng hỏa và hàng chục người bị bắt.
Hơn 80 người đã bị bắt trong các vụ bạo động tại vài khu vực của thành phố St Louis vào tối thứ Hai, trong đó có 61 người bị bắt tại Ferguson, với các cáo buộc như trộm cắp và đột nhập.
Phát biểu từ Chicago ngày 25/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho hay không có biện minh nào cho hành vi phá hoại và các hành động gây rối, nói thêm rằng những kẻ chịu trách nhiệm sẽ bị truy tố.
An Bình
Theo Dantri/AFP, BBC
Bạo loạn gia tăng sau vụ thanh niên da màu bị bắn chết tại Mỹ
Ngày 17/8, một người đã bị bắn và 7 người khác bị bắt giữ tại thành phố Ferguson, bang Missouri khi sự giận dữ sau vụ một thanh niên da màu bị cảnh sát bắn chết biến thành bạo loạn. Lực lượng an ninh tiếp tục phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Nhiều kẻ quá khích tại Ferguson đã bất chấp lệnh giới nghiêm
Cảnh sát địa phương khẳng định nạn nhân bị nổ súng hiện đang trong tình trạng nguy kịch. Danh tính của kẻ tấn công chưa được xác định.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh lực lượng an ninh đã phải dùng bom khói và hơi cay để giải tán đám đông gồm khoảng 200 người tuần hành, bất chấp lệnh giới nghiêm do thống đốc bang Missouri Jay Nixon ban bố.
Bạo lực đã bùng phát để từ sau cái chết của một thanh niên da màu có tên Michael Brown hôm 9/8, do trúng đạn của một cảnh sát da trắng, đồng thời nó cũng làm nóng trở lại những tranh luận về các lực lượng thực thi pháp luật và người Mỹ gốc Phi.
Cảnh sát tại thành phố Ferguson cũng bị chỉ trích khi huy động xe tải quân sự cùng những vũ khí hạng nặng để uy hiếp người biểu tình. Phát biểu trên truyền hình Mỹ, ông Nixon cho biết căng thẳng trong ngày Chủ nhật vẫn ở mức cao.
"Đó là một vụ nổ súng đáng sợ, chúng ta vẫn chưa có được công lý và sẽ vẫn còn những thời điểm nóng bỏng và giận dữ trong vài ngày hay vài tuần tới", ông Nixon thừa nhận.
Trước đó vị thống đốc đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang này, đồng thời áp đặt lệnh giới nghiêm từ nửa đêm ngày thứ Bảy theo giờ địa phương tới 5 giờ sáng hôm sau tại khu vực St Louis, ngoại ô Ferguson sau khi xảy ra nhiều vụ cướp phá và bạo lực trong ngày thứ Sáu và thứ Bảy.
Các vụ bạo lực mới nhất diễn ra khi cánh sát chống bạo động tìm cách giải tán đám đông những người tuần hành, tụ tập gần nơi Brown bị sát hại. Đại úy Ron Johnson, một sỹ quan da màu được chỉ định kiểm soát tình hình tại Ferguson cho biết, lực lượng chức năng phải hành động sau khi hay tin về vụ nổ súng và rằng một số kẻ có vũ khí đã đột nhập vào một nhà hàng.
"Chúng tôi có một nạn nhân bị bắn trong tình trạng nguy kịch và bà ấy có thể không qua khỏi", Johnson nói. "Chúng tôi thấy một đối tượng đứng giữa đường với một khẩu súng ngắn. Một xe cánh át bị trúng đạn. Và tôi cho rằng chúng tôi đã phản ứng phù hợp trong tối nay, để duy trì trật tự và an ninh". Vị sỹ quan xác nhận 7 người bị bắt vì không chịu giải tán.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Mỹ: Bạo loạn leo thang tại Ferguson, Obama kêu gọi người biểu tình kiềm chế Sau phán quyết của tòa không khởi tố sỹ quan cảnh sát bắn chết một thiếu niên da màu, thị trấn Ferguson, bang Missouri đã chứng kiến những vụ bạo loạn, tấn công cảnh sát dữ dội trong ngày 24/11. Lực lượng an ninh dường như bị áp đảo bởi những kẻ quá khích. Cảnh sát chống bạo loạn tại Ferguson đang vô...