Mỹ điều hàng loạt máy bay siêu hiện đại đến bán đảo Triều Tiên
Không quân Hàn Quốc thông báo, ngày 31.8, Mỹ đã triển khai nhiều máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu có khả năng tàng hình tới Bán đảo Triều Tiên để tham gia tập trận cùng Hàn Quốc. Cuộc tập trận diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo bay qua bầu trời phía Bắc lãnh thổ Nhật Bản.
Máy bay ném bom B1 của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, 2 máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ từ Guam và 4 máy bay chiến đấu F-35B của Lính thủy đánh bộ đóng tại Nhật Bản đã tham gia tập trận trên bầu trời Hàn Quốc cùng một phi đội máy bay chiến đấu F-15K của Hàn Quốc. Sử dụng các loại bom MK-84, MK-82 và GBU-32, các máy bay đã tiến hành diễn tập tấn công chính xác không đối đất ở khu vực Pilseung , tỉnh Gangwon , miền Đông Hàn Quốc. Cuộc diễn tập này nhằm mục tiêu tiêu diệt các cơ sở chủ chốt của Triều Tiên. Cùng tham gia hoạt động này còn có một máy bay tiếp nhiên liệu trên không loại KC-135 Stratotanker.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cùng ngày 31.8 khẳng định cam kết của Seoul đối với việc thúc đẩy một Bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, qua đó bác tin đồn rằng Seoul có thể quan tâm đến việc tái triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trước các mối đe dọa đang gia tăng từ phía Triều Tiên Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn bộ trên Cho June-hyuck nêu rõ: “Lập trường cơ bản của chúng tôi là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua việc giải giáp hoàn toàn vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên”.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi xuất hiện thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo đã nêu vấn đề tái triển khai các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trong cuộc gặp với người đồng cấp James Mattis tại Washington. Phía Mỹ đã rút các loại vũ khí này khỏi Hàn Quốc sau khi hai miền Triều Tiên ký kết tuyên bố chung về một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân năm 1991.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang không ngừng gia tăng sau khi Bình Nhưỡng mới đây phóng một quả tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản, hướng về phía đảo Guam, vùng lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, một tên lửa của Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Trước diễn biến trên, ngày 31/8, Tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc, Tướng Lee Wang-keun đã cảnh báo về nguy cơ Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công bất ngờ. Phát biểu trong chuyến thăm một đơn vị của Bộ chỉ huy pháo binh thuộc Không Quân, Tướng Lee Wang-keun đã kêu gọi giám sát không phận chặt chẽ và sẵn sàng tinh thần chống tên lửa đạn đạo. Ông đã thị sát hoạt động của hệ thống radar cảnh báo sớm các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo. Tại đây, ông đã nhắc nhở các binh lính phải luôn cảnh giác trước mọi hành động khiêu khích. Ngoài ra, Tướng Lee Wang-keun cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần phòng thủ chắc chắn.
Video đang HOT
Cùng ngày, một nhóm gồm 26 nghị sỹ do nghị sỹ Kim Kyung-jin của đảng Nhân dân đối lập dẫn đầu đã đề nghị Quốc hội Hàn Quốc ra nghị quyết kêu gọi Tổng thống Moon Jae-in hủy bỏ quy định về tên lửa giữa Hàn Quốc và Mỹ, cho rằng quy định này đã hạn chế khả năng tên lửa và việc phát triển các loại rocket phục vụ mục đích thương mại của Seoul. Theo nhóm nghị sĩ trên, quy định trên đã vi phạm nghiêm trọng khả năng phòng thủ tự chủ của Hàn Quốc trong bối cảnh tình trạng căng thẳng về an ninh nghiêm trọng hiện nay. Ngoài ra, nghị sỹ Kim Kyung-jin còn cho rằng quy định trên đã vi phạm Hiến pháp của Hàn Quốc, trong đó có điều khoản ghi rằng Quốc hội có quyền đối với việc quyết định về bất kỳ hiệp ước nào liên quan đến an ninh chung hay bất kỳ hạn chế nào đối với chủ quyền của đất nước.
Quy định về tên lửa của Hàn Quốc được đưa ra năm 1979. Ban đầu, phía Mỹ hạn chế tầm bắn của tên lửa ở mức 180 km và trọng lượng đầu đạn ở mức 500kg, nhưng sau đó đã điều chỉnh dần lên thành 300 km vào năm 2001 và 800 km vào năm 2012, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối lo ngại về khoảng cách trong công nghệ tên lửa so với Triều Tiên.
Theo Danviet
Nếu không thể bắn hạ tên lửa Triều Tiên, Mỹ hứng chịu điều gì?
Các chuyên gia quân sự cho biết, không có gì đảm bảo rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đặt tại Guam và Hàn Quốc sẽ nhắm trúng tất cả các mục tiêu.
Tên lửa Hwa-song 12 tầm trung vừa được Triều Tiên phóng thử hôm 29/8. Ảnh: RT
Việc phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên qua lãnh thổ Nhật vừa qua có thể làm gia tăng áp lực lên Washington trong việc xem xét việc bắn hạ các tên lửa phóng thử của Triều Tiên trong tương lai. Không có gì bảo đảm kế hoạch trên thành công và các quan chức Mỹ vẫn phải hết sức cảnh giác với các hành động có thể làm leo thang căng thẳng với Bình Nhưỡng.
Theo một quan chức chính phủ Mỹ, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa 29/8, ngày càng xuất hiện nhiều sự chú ý tập trung vào triển vọng đánh chặn một tên lửa đang bay.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết "tất cả các lựa chọn đều nằm trên bàn", nhưng không có dấu hiệu thay đổi chính sách ở Washington đối với một hành động quân sự, mặc dù Bình Nhưỡng ngày 30/8 cảnh báo rằng sẽ có thêm nhiều vụ thử nghiệm vũ khí hướng vào Thái Bình Dương.
David Shear, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á cho biết: "Ông Kim Jong-un đã 'chơi xỏ' người Mỹ và Nhật Bản bằng cách tiến hành vụ thử tên lửa này."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã cam kết rằng, quân đội Mỹ sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào được cho là mối nguy hiểm đối với lãnh thổ Mỹ hoặc liên minh. Tuy nhiên, điều không rõ ràng là liệu Washington có sẵn sàng sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng để đánh chặn tên lửa như tên lửa đã vượt qua Nhật Bản nhưng không đe doạ trực tiếp lãnh thổ Mỹ hay không.
Theo các chuyên gia quân sự, không có gì đảm bảo rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm các chiến hạm được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trong khu vực và các hệ thống THAAD đặt tại Guam và Hàn Quốc sẽ nhắm trúng mục tiêu, mặc dù các vụ thử gần đây đều thành công.
Chỉ cần một lần thất bại, Mỹ cũng sẽ ê chề trước Triều Tiên và càng khuyến khích nước này tiến hành các cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công vào lục địa Mỹ.
Thực tế, Mỹ đã chi 40 tỷ USD trong 18 năm để nghiên cứu và phát triển thành hệ thống phòng thủ tên lửa nhưng chúng chưa bao giờ được đưa vào sử dụng trong điều kiện chiến tranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng này tự tin khằng định rằng, quân đội Mỹ có thể đánh chặn bất kỳ tên lửa nào bắn từ Triều Tiên tới Guam, sau khi Triều Tiên tuyên bố họ đang lên kế hoạch phóng tên lửa tầm trung tới gần lãnh thổ Mỹ.
Nếu Triều Tiên phóng tên lửa vào Mỹ, tình hình có thể nhanh chóng leo thang thành chiến tranh, ông Mattis cảnh báo.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng tin rằng quân đội Mỹ có thể chống lại tên lửa đang phát triển của Triều Tiên. Một số chuyên gia cảnh báo rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hiện nay nhằm mục đích bắn hạ một tên lửa, hoặc có thể là một số nhỏ các tên lửa. Nếu công nghệ và sản xuất tên lửa của Triều Tiên tiếp tục phát triển, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có thể bị Triều Tiên vượt mặt.
Michael Elleman, một chuyên gia về tên lửa tại Washington cho biết: "Nếu một vụ bắn hạ tên lửa không thành công, Mỹ sẽ bẽ bàng, mặc dù không đáng ngạc nhiên lắm."
"Hệ thống phòng thủ tên lửa không cung cấp một lá chắn bảo vệ chống lại tên lửa. Thay vào đó, nó giống như hệ thống phòng không. Nó được thiết kế để giảm thiểu thiệt hại mà kẻ thù có thể gây ra,"ông cho biết thêm.
Một quan chức Mỹ giấu tiên cho biết, quân đội Mỹ sẽ phải đặc biệt thận trọng khi bắn hạ một tên lửa của Triều Tiên sao cho không gây ra mối đe dọa trực tiếp hay nguy cơ thương vong dân sự nếu nó bị đánh chặn ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Đồng thời, việc đánh chặn cũng hết sức mạo hiểm vì cũng khó xác định xem Bình Nhưỡng có thể trả đũa như thế nào.
Cho dù việc bắn trúng tên lửa đang bay của Triều Tiên bay không gây nguy hiểm cho Mỹ hoặc các đồng minh, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề pháp lý. Nhật Bản cũng phải đối mặt với những câu hỏi về tính hợp pháp của việc bắn hạ các tên lửa ở không phận của mình nhưng không nhằm vào Nhật Bản. Theo luật được thông qua vào năm 2015 của Nhật, Tokyo có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, hoặc hỗ trợ quân sự cho một đồng minh bị tấn công, nếu Nhật Bản bị đe dọa.
Theo Hà Thu (Tiền Phong)
Các đợt phóng tên lửa của Triều Tiên đẩy Trump vào thế bế tắc Trung Quốc cùng với các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an LHQ đang thảo luận về vụ phóng tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên và cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận về việc áp dụng các biện pháp cần thiết. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã noi như vây tại cuộc họp báo ngày 30 tháng 8....