Mỹ điều đội tiêm kích F-22 tới Trung Đông đối phó với Iran
Không quân Mỹ đã lần đầu tiên triển khai nhiều phi cơ chiến đấu tàng hình F-22 tới Qatar để tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Iran.
Phi cơ chiến đấu F-22 Raptor có mặt tại căn cứ không quân Al Udeid, Qatar ngày 27/6 (Ảnh: CNN)
Một tuyên bố cùng các bức ảnh mà Bộ Tư lệnh trung ương không quân Mỹ công bố cho thấy các phi cơ chiến đấu tàng hình đã tới căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar từ hôm thứ Năm trong tuần. Tuyên bố này không nêu rõ về tổng số lượng F-22 được triển khai, nhưng một bức ảnh mà họ công bố cho thấy có ít nhất 5 phi cơ lớp này hiện diện ở căn cứ trên.
“Các phi cơ này được triển khai lần đầu tiên tới Qatar nhằm bảo vệ các lực lượng và lợi ích của Mỹ” – tuyên bố trên nêu rõ.
Việc triển khai các máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện chỉ 1 tuần sau khi tên lửa đất-đối-không của Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz. Iran nói rằng máy bay của Mỹ đã vi phạm không phận của họ, trong khi Washington khẳng định rằng máy bay trên hoạt động ở vùng biển quốc tế.
Video đang HOT
Nhà phân tích quốc phòng Peter Layton – cựu quan chức không quân Australiavà là chuyên gia thuộc Viện châu Á Griffith – nói rằng sứ mệnh của F-22 mà Mỹ mới triển khai có thể là tấn công nhằm vào các hệ thống tên lửa đất-đối-không của Iran, đặc biệt là hệ thống phòng không S-300, trong trường hợp xung đột nổ ra.
“Các hệ thống phòng không S-300 sẽ là mục tiêu đầu tiên, để giúp Mỹ mở rộng không phận trong bất kỳ cuộc tấn công nào” – ông Layton nhận định.
Và theo đó thì sự hiện diện của các phi cơ F-22 sẽ đóng vai trò đánh chặn quan trọng trong trường hợp căng thẳng gia tăng với Iran – Carl Schuster, cựu Giám đốc chiến dịch Trung tâm Tình báo phối hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, nhận định. “Việc triển khai này cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn chặn, chứ không phải bắt đầu thứ gì đó” – ông Schuster nói.
Vụ bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ chỉ là vụ việc mới nhất trong số hàng loạt hành động khiêu khích giữa Mỹ và Iran. Mỹ cũng cáo buộc Iran tấn công 2 tàu chở dầu gần eo biển Hormuz hồi đầu tháng này. Đây là một trong những tuyến hàng hải chiến lược đóng vai trò quan trọng nhất đối với dòng chảy dầu khí thế giới. Iran cực lực bác bỏ cáo buộc trên.
Sau khi các vụ tấn công xảy ra, Washington đã triển khai khoảng 2.000 binh sỹ, 1 nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm và các máy bay ném bom B-52 tới khu vực. Số chiến đấu cơ F-22 nói trên là đợt triển khai thêm mới nhất của họ. Mẫu phi cơ 2 động cơ F-22 có thể thực hiện các nhiệm vụ không-đối-không và cả không-đối-đất. Với nhiệm vụ không-đối-không, nó hiện là dòng chiến đấu cơ tốt nhất của Mỹ; trong khi với nhiệm vụ không-đối-đất, với khả năng tàng hình cùng tốc độ cao, F-22 trở thành chủ lực trong các đòn tấn công có độ chính xác cao.
Theo VietTimes/CNN
Ông Trump đã phê chuẩn lệnh tấn công Iran?
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới phê chuẩn việc tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran trong ngày 21/6 để trả đũa vụ Iran bắn rơi một máy bay trinh sát không người lái trị giá 130 triệu USD của nước này. Tuy nhiên, quyết định phát động cuộc tấn công sau đó đã được rút lại.
Máy bay không người lái Global Hawk vừa bị Iran bắn hạ.
Theo nguồn tin của New York Times - được cho là các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ có tham gia vào việc tranh luận hoặc được thông báo về tình hình - ông Trump ban đầu đã phê chuẩn việc tấn công vào một số mục tiêu như radar và các bệ phóng tên lửa của Iran.
Theo kế hoạch ban đầu, việc tấn công sẽ được tiến hành vào rạng sáng 21/6 để giảm thiểu rủi ro cho quân đội Iran hoặc dân thường.
Để thực hiện kế hoạch, các máy bay của Mỹ đã được điều động ở trên không và tàu chiến đã vào vị trí. Song, đã không có tên lửa nào được bắn đi khi lệnh phát động tấn công được rút lại.
New York Times cho biết, việc đột ngột đảo ngược quyết định như vậy đã ngăn chặn hành động quân sự thứ 3 của ông Trump chống lại các mục tiêu ở Trung Đông. Trước đó, ông Trump đã ra lệnh tấn công 2 lần nhằm vào các mục tiêu ở Syria, bao gồm các năm 2017 và 2018.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu kế hoạch phát động tấn công nhằm vào Iran có được tiếp tục hay không. Cũng chưa rõ việc hủy bỏ việc tấn công Iran có phải là do ông Trump thay đổi suy nghĩ hay những quan ngại của chính quyền về hậu cần hay chiến lược hay không.
Trong một diễn biến có liên quan, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tối 20/6 đã ban hành lệnh cấm khẩn cấp đối với các hãng hàng không nước này bay qua khu vực không phận do Tehran kiểm soát trên Eo biển Hormuz và Vịnh Oman.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã gia tăng sau khi Tehran ngày 20/6 tuyên bố đã bắn rơi máy bay trinh sát không người lái của Mỹ với cáo buộc máy bay này xâm nhập không phận Iran.
Hà Dung
Theo PLVN
Iran khiếu nại lên Hội đồng Bảo an vụ máy bay không người lái Mỹ Iran đã khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "về hành động gây hấn của một máy bay không người lái Mỹ nhằm vào không phận của Iran." Máy bay trinh sát và do thám không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ, tương tự máy bay bị lực lượng phòng không Iran bắn rơi. (Nguồn: AFP/TTXVN) Hãng thông tấn...