Mỹ điều đội quân tinh nhuệ binh bậc nhất đến Hàn Quốc
Ngày 28-1-2016 tới đây, Mỹ sẽ điều 4.500 binh sĩ đến Hàn Quốc, trong đó có lực lượng thuộc lữ đoàn kỵ binh số 1 – đội quân tinh nhuệ bậc nhất của lục quân Hoa Kỳ.
Sư đoàn kỵ binh 1 của Lục quân Mỹ triển khai ở Latvia
“Đội quân tinh nhuệ” này sẽ thay cho lực lượng thuộc lữ đoàn kỵ binh số 2 đã đồn trú tại Hàn Quốc 9 tháng qua. Mỹ điều lực lượng tinh nhuệ binh đến khu vực này là nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định bán đảo Triều Tiên, người phụ trách của lược lượng này cho hay.
Sư đoàn Kị binh số 1 (1st Cavalry Division) là một trong những đơn vị chiến đấu nổi tiếng của quân đội Hoa Kỳ. Đây là một trong những sư đoàn cơ động chiến đấu lớn nhất và được trang bị vũ khí hạng nặng của Quân đội Hoa Kỳ với hơn 16.000 quân, được tổ chức thành 4 lữ đoàn chiến đấu và một số đơn vị hỗ trợ khác.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye
Cũng liên quan đến bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch vào ngày 6-1 vừa qua, tình hình trên bán đảo này một lần nữa lại được hâm nóng lên. Ngày 22-1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye kêu gọi loại CHDCND Triều Tiên ra khỏi vòng đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà cho rằng, 5 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga cần đối thoại để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cũng như thúc đẩy cuộc đàm phán 6 bên đang bị đình trệ.
“Chúng ta cần tìm ra nhiều cách tiếp cận sáng tạo, bao gồm nỗ lực tổ chức các vòng đàm phán 5 bên mà không có sự tham gia của CHDCND Triều Tiên”, bà Park tuyên bố trong một cuộc họp. Những vòng hội đàm sáu bên đã được bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ.
Triều Tiên đã bỏ tiến trình đàm phán này vào năm 2009, để phản đối các biện pháp cấm vận quốc tế sau khi nước này tiến hành thử nghiệm tên lửa tầm xa. Không lâu sau khi rời vòng đàm phán, Triều Tiên đã tổ chức cuộc thử nghiệm hạt nhân lần hai. Tuyên bố trên của bà Park đã được đưa ra ngay sau khi Triều Tiên vừa tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.
Video đang HOT
Bà Park cho rằng, vụ thử hạt nhân ngày 6-1 vừa qua đã cho thấy Bình Nhưỡng quyết không chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân. “Kể cả khi đàm phán sáu bên được nối lại thì hiệu quả của nó vẫn là một câu hỏi lớn”, Tổng thống Hàn Quốc nhận định. Trong khi đó, thời gian qua, Trung Quốc liên tục kêu gọi các bên liên quan nối lại các vòng đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo này…
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ gia tăng đề phòng Triều Tiên
Mỹ dự kiến yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên, chuyển đổi mục đích căn cứ chống tên lửa ở Hawaii đề phòng Bình Nhưỡng.
UPI hôm 22/1 cho hay về động thái mới về các hình thức trừng phạt từ phía Washington đối với Bình Nhưỡng sau khi phản đối rồi phủ nhận cuộc thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên.
Theo đó, Hoa Kỳ dự kiến sẽ yêu cầu Trung Quốc cấm xuất khẩu dầu sang Triều Tiên và chặn nhập khẩu các nguồn tài nguyên khoáng sản của Triều Tiên, bao gồm quặng sắt và than.
Mỹ đang ra sức ép cô lập Bắc Triều Tiên.
Kyodo News dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên cho hay chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chuẩn bị dự thảo đề xuất với Trung Quốc nhằm cô lập Bình Nhưỡng.
Việc cấm này cũng đồng nghĩa các chuyến bay của hãng hàng không Air Kyodo của Triều Tiên đến và đi đến các nước khác đều bị cấm. Bắc Kinh là một thị trường đông đảo du khách tới thăm quốc gia bí mật này.
Trang tin Asahi Shimbun cũng cho biết hôm thứ 6 rằng các biện pháp trừng phạt tăng cường cũng đã được dự thảo bao gồm các kế hoạch tăng cường kiểm tra các chuyến vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến CHDCND Triều Tiên, cụ thể như Thành phố cảng Đại Liên của Trung Quốc, nơi được cho là điểm trung chuyển.
"Kiểm tra hàng hóa thích hợp diễn ra ở Đại Liên, cấm xuất khẩu nhất Triều Tiên có thể được xem xét kỹ lưỡng," một quan chức Hội đồng Bảo an cho hay với Asahi.
Mỹ sẽ đặt căn cứ chống tên lửa ở Hawaii
Reuters hôm 22/1 dẫn các nguồn tin quân sự Mỹ cho hay về khả năng nước này chuyển đổi khu thử nghiệm tên lửa chống tên lửa thuộc hệ thống Aegis trên bờ ở đảo Hawaii thành căn cứ chiến đấu.
Đề nghị chuyển đổi căn cứ trên đã từng được đưa ra nhiều lần và đã đặc biệt được giới quân sự Mỹ chú ý sau vụ thử bom nhiệt hạch mà Triều Tiên công bố hôm 6/1 vừa qua và những tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc.
Cơ sở thử nghiệm tên lửa phòng thủ Aegis ở Hawaii. Ảnh: lockheedmartin.com
Hệ thống Aegis, do công ty Lockheed Martin Corp chế tạo và được sử dụng trên tàu khu trục, là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất của Mỹ. Sự kết hợp hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hawaii và trên tàu khu trục là lá chắn thường xuyên để bảo vệ bờ Tây và bên trong nước Mỹ.
"Đô đốc Harris luôn tìm kiếm các cơ hội và những tiến bộ trong công nghệ phòng không cho vùng Thái Bình Dương, vì phần lớn các mối đe dọa xuất phát từ khu vực này", Đại tá Darryn James, người phát ngôn của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói với Reuters.
Triều Tiên thử bom nhưng không phải bom nhiệt hạch
Ban nghiên cứu Quốc hội Mỹ kết luận Triều Tiên đã không thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng này và đó chỉ là thử bom hạt nhân thông thường.
Trang tin Chosun Ilbo dẫn báo cáo của ban nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, nhiều chuyên gia nghi ngờ việc Triều Tiên có công nghệ chế bom H (bom nhiệt hạch hoặc bom khinh khí). Bởi vì, bom H có sức công phá lớn hơn nhiều so với bom hạt nhân thông thường.
Các chuyên gia cho biết như vậy dựa trên những đánh giá về sóng địa chấn phát đi từ vụ thử.
CRS cho biết, "các chuyên gia kỹ thuật đã thảo luận về một khả năng khác. Đó là vụ thử hôm 6/1 chỉ là thử vũ khí phân hạch tăng cường. Nhìn chung, các nước thường thử một vũ khí phân hạch tăng cường như một bước tiếp của thử vũ khí phân hạch, trong quá trình phát triển bom nhiệt hạch".
Trong một diễn biến liên quan tới tình hình Triều Tiên, Hàn Quốc đòi loại Triều Tiên khỏi đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye khẳng định việc loại bỏ CHDCND Triều Tiên có thể là giải pháp khôi phục lại cuộc đàm phán sáu bên đã bế tắc trong một thời gian dài.
"Chúng ta cần tìm những cách tiếp cận sáng tạo, bao gồm tổ chức đàm phán năm bên mà không có CHDCND Triều Tiên" - bà Park nhấn mạnh. "Kể cả khi đàm phán sáu bên được nối lại thì hiệu quả của nó vẫn là một câu hỏi lớn".
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se cho rằng việc đá CHDCND Triều Tiên ra khỏi đàm phán sáu bên sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cộng đồng quốc tế gửi đến Bình Nhưỡng.
Cuộc đàm phán sáu bên giữa hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Nga và Trung Quốc bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ. CHDCND Triều Tiên bỏ đàm phán vào năm 2009 để phản đối các biện pháp cấm vận quốc tế.
Hài Nhi(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tuyên bố, kết luận Bắc Triều Tiên không thử được bom nhiệt hạch Bắc Triều Tiên đã không thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng này và đó chỉ là thử bom hạt nhân thông thường. Quân đội Bắc Triều Tiên đón nhà lãnh đạo Kim Jong Un (ảnh minh hoạ). Ban nghiên cứu Quốc hội Mỹ kết luận Triều Tiên đã không thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng này và đó chỉ là thử...