Mỹ điều chiến hạm tới Biển Đen
Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross của Mỹ ngày mai tiến vào Biển Đen để “thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”, theo thông báo của Hải quân Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa hành trình USS Ross. Ảnh: U.S Navy
“Tàu USS Ross xuất hiện tại Biển Đen sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác trong khu vực”, IBTimes dẫn thông báo được đăng tải trên trang web chính thức của Hải quân Mỹ.
Việc điều động chiến hạm nằm trong kế hoạch của Washington nhằm củng cố thế trận an ninh tập thể của các đồng minh NATO. Động thái trên cũng góp phần giúp các nước này tăng cường an ninh hàng hải, năng lực hải quân và khả năng sẵn sàng ứng phó.
Video đang HOT
Thông báo nhấn mạnh Mỹ triển khai tàu chiến tới Biển Đen theo đúng những điều khoản được ghi trong Công ước Montreux và Luật pháp Quốc tế. Theo Công ước Montreux, chiến hạm các nước không tiếp giáp Biển Đen chỉ có thể ở lại vùng biển này không quá 21 ngày.
Tháng trước, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Jason Dunham của Mỹ cũng tới Biển Đen với một sứ mệnh tương tự.
Hồi đầu tháng 3, NATO điều 6 tàu chiến tham gia tập trận hải quân ở Biển Đen. Hoạt động do Mỹ dẫn đầu bao gồm diễn tập phòng không và chống ngầm. Trong khuôn khổ của cuộc tập trận Atlantic Resolve, Washington còn điều khoảng 750 xe tăng và hàng nghìn binh sĩ tới các nước Baltic. Theo NATO, động thái tăng quân ở Đông Âu là nhằm “đối phó với sự xâm lược của Nga”.
Moscow nhiều lần lên án việc NATO tăng cường hoạt động gần biên giới Nga.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bình thường hoá với Mỹ, Cuba huỷ việc mời tàu chiến Trung Quốc hiện diện
Cuba đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc triển khai chiến hạm trong vùng biển Cuba, vì đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, theo báo Nhật Yomiuri Shimbun.
Hộ tống hạm Weifang của Trung Quốc tiến vào Biển Đen tham gia tập trận chung với hải quân Nga, ngày 4.5.2015 - Ảnh chụp màn hình Bosphorus Naval News
Trang tin Progreso Weekly (Mỹ) dẫn nguồn báo Yomiuri Shimbun ngày 20.5 cho biết, từ năm 2012, chính phủ Cuba đã chủ động mời Trung Quốc đưa chiến hạm tới vùng biển Caribbean. Lời đề nghị này cũng được xác nhận trong chuyến thăm Cuba của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 7.2014.
Cũng theo tờ báo Nhật, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý đưa chiến hạm của Trung Quốc trang bị tên lửa hiện đại nhất tới vùng biển Cuba.
Tuy nhiên, Cuba đã thay đổi quyết định vào phút chót, hủy bỏ lời mời này với Trung Quốc. Mặc dù không đưa ra thông tin cụ thể về thời gian, nhưng tờ báo Nhật Bản tiết lộ đó là thời điểm hai bên đã bắt đầu các cuộc tham vấn về vấn đề này.
Trang Progreso Weekly trích nhận định của Yomiuri Shimbun cho rằng những tiến bộ đạt được trong vấn đề bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một lý do chính đáng để Cuba đưa ra quyết định nói trên.
Cụ thể hơn, tuyên bố lịch sử ngày 17.12.2014 của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã khiến mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Cuba trở nên khó xử, dẫn đến việc Cuba hủy bỏ đề nghị với Trung Quốc, theo Progreso Weekly.
Hiện cả Trung Quốc và Cuba đều không đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào về vấn đề triển khai chiến hạm của Trung Quốc ở Cuba. Còn ở Washington ngày 21.5, Mỹ và Cuba đang có cuộc đàm phán tập trung vào việc mở lại đại sứ quán giữa hai bên.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Cuba "dội nước lạnh" vào Trung Quốc: Chiến lược của Mỹ Cuba đã không cho phép chiến hạm Trung Quốc thường trú tại hải cảng của nước mình, chuyện gì xảy ra đằng sau động thái này? Cuba đã quyết định từ chối thỏa thuận đã ký kết với Bắc Kinh hồi nửa cuối năm ngoái về việc cho phép các chiến hạm Trung Quốc được thường trú trong các hải cảng của nước...