Mỹ điều chiến đấu cơ F-22 tới Đông Nam Á “dằn mặt” Trung Quốc
Trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang châu Á, Lầu Năm Góc hồi tháng trước đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc bằng việc điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 để tham gia một cuộc tập chung với Malaysia.
Một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đang được tiếp nhiên liệu trên không tại Alaska tháng 5/2014.
Đây là lần đầu tiên các máy bay chiến đấu F-22 được sử dụng trong cuộc tập trận chung giữa quân đội giữa Mỹ và Malaysia tên gọi Cope Taufan, được tổ chức 2 năm một lần. Năm nay, cuộc tập trận diễn ra từ 9-20/6.
Malaysia là trọng tâm trong các nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ và liên minh giữa Mỹ với Đông Nam Á. Kuala Lumpur cũng là một trong những đối tác kín đáo của Mỹ muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Washington để đối trọng với Trung Quốc và đã bày tỏ những lo ngại về sự bắt nạt của Bắc Kinh ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Thông qua truyền thông nhà nước Trung Quốc, có thể thấy Bắc Kinh đã nhận thông điệp của Mỹ được gửi đi từ các máy bay chiến đấu F-22.
Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc xem việc triển khai các F-22 tại Malaysia là một cơ hội để tìm hiểu các đặc tính chiến đấu từ các máy bay Su-30 của Malaysia do Nga chế tạo, vốn cũng tương đương với máy bay Su-30 của Trung Quốc. Các máy bay Su-30 của hai nước có thể đối đầu nhau nếu xảy ra xung đột trong tương lai.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng tin rằng các cuộc tập trận chung với Malaysia cho phép không quân Mỹ vận hành F-22 tại các địa điểm chiến lược gần các bờ biển Trung Quốc. F-22 từng được triển khai tạm thời tới Đông Bắc Á nhưng đây là lần đầu tiên chúng được đưa tới Đông Nam Á.
Báo chí Trung Quốc còn cho rằng, các máy bay F-22 của Mỹ tại Malaysia – vốn hoạt động từ căn cứ không quân hoàng gia Malaysia ở Butterworth, cách thủ đô Kualar Lumpur khoảng 350 km về phía bắc – đã giúp cải thiện sự sẵn sàng chiến đấu của Mỹ cho bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào nhằm vào Trung Quốc trong tương lai.
Trong quá khứ, các chiến đấu cơ F-22 đã được triển khai từ căn cứ tại Hawaii tới Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam.
Giới chức quốc phòng cho hay khả năng đặc biệt nhất F-22 là “siêu tốc”, cho phép nó có thể tiến hành các chuyến bay siêu thanh tầm xa mà vẫn có thể mang số vũ khí lớn.
Điều đó là cần thiết cho kế hoạch tác chiến bí mật của Lầu Năm Góc, vốn tìm cách đánh bại Trung Quốc nhanh chóng nếu xảy ra xung đột bằng các tấn công các địa điểm chiến lược sâu bên trong Trung Quốc như các trung tâm chỉ huy, các căn cứ dưới lòng đất, căn cứ tên lửa, các cơ sở dự trữ dầu mỏ và các hệ thống lưới điện.
Một điều đáng lo ngại cho các chuyên gia chiến tranh của Mỹ là các hệ thống phòng không của Trung Quốc ngày càng có khả năng tấn công các máy bay tàng hình như F-22.
Trong khi đó, Nga hồi tháng trước đã thông báo sẽ bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng thủ và chống tên lửa S-400, được xem là một trong những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất thế giới.
An Bình
Theo Washington Times
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất máy bay chiến đấu
Tạp chí quốc phòng Jane's tại London, Anh trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Quân đội Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất các máy bay chiến đấu để phục vụ tham vọng quân sự và sẽ vận hành 1.500 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 vào năm 2020.
Một máy bay chiến đấu J-10 của không quân Trung Quốc.
Trong khi đó, một báo cáo thường niên được Bộ quốc phòng Mỹ công bố hồi năm 2013 nói rằng Trung Quốc đã sở hữu 1.900 máy bay chiến đấu, mặc dù chỉ 600 trong số đó là các chiến đấu cơ thế hệ 4 tiên tiến.
Hầu hết các máy bay chiến đấu của không quân và hải quân Trung Quốc hiện là những chiến đấu cơ thế hệ 2 và 3 đã lỗi thời và sẽ sớm bị thay thế trong tương lai gần khi nhiều "chim sắt" thế hệ 4 bắt đầu được đưa vào sử dụng.
Trích dẫn một nguồn tin giấu tên, tạp chí quốc phòng Jane's cho hay Trung Quốc hiện có 946 máy bay chiến đấu thế hệ 4 - nhiều hơn 300 chiếc so với nước tính của Mỹ hồi năm ngoái. Nguồn tin cho biết, con số đó sẽ tiếp tục gia tăng hàng năm và sẽ đạt 1.562 chiếc trong 6 năm tới.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ giảm số lượng máy bay chiến đấu cũ Su-27SK từ 70 xuống 28 chiếc và thay thế chúng bằng các máy bay chiến đấu Su-35S mua của Nga.
Theo tạp chí Jane's, Trung Quốc sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu J-11A/B, được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương thiết kế và chế tạo dựa trên Su-27 của Nga. Số lượng J-11A/B sẽ tăng từ 230 lên 380 chiếc trước năm 2020.
Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô nhiều khả năng sẽ chế tạo thêm 180 chiếc chiến đấu cơ J-10 cho không quân trong 6 năm tới kể từ năm nay, nâng tổng số lượng J-10 lên 400 chiếc.
Trong khi đó, một nguồn khác tiết lộ với tạp chí Jane's rằng để dành nhiều thời gian và nguồn lực cho việc sản xuất các máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay và máy bay tấn công J-16, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ giảm số lượng máy bay chiến đấu J-11B.
An Bình
Theo Dantri/Wantchinatimes
Su-30 có thể đánh bại tiêm kích Mỹ trong không chiến? 10 năm trước, tại cuộc tập trận Cope India 2004, các tiêm kích Su-30 (Su-30MKI) của Không quân Ấn Độ (IAF) đã thực hiện các trận đánh tập kiểm tra chống các tiêm kích F-15C của Không quân Mỹ (USAF) với kết quả kinh hồn 9:1 nghiêng về phía các phi công Ấn Độ. Tuy nhiên, kết quả này vẫn là đối tượng...