Mỹ điều B-52 yểm trợ lính rút khỏi Afghanistan
Mỹ triển khai gần 20 tiêm kích và oanh tạc cơ đến Trung Đông, đề phòng phiến quân tập kích lực lượng đang rút khỏi Afghanistan.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hôm 6/5 cho biết 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 và 12 tiêm kích F/A-18 đang được huy động để bảo vệ quá trình rút lính Mỹ và liên quân khỏi Afghanistan.
Tướng Milley cho hay phiến quân Taliban tiến hành 80-120 cuộc tập kích vào các lực lượng chính phủ Afghanistan mỗi ngày, nhưng chưa phát động bất cứ đòn tấn công trực tiếp nào vào lính Mỹ và liên quân kể từ khi quá trình rút quân bắt đầu hôm 1/5.
Ông bác bỏ khả năng Taliban giành thêm quyền lực và lãnh thổ sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Washington và Kabul đang thảo luận phương án duy trì hoạt động của không quân Afghanistan, vốn phụ thuộc vào 16.000 nhà thầu dân sự đang rút khỏi nước này.
Máy bay B-52 Mỹ triển khai ở Qatar hôm 4/5. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
“Điều đó phụ thuộc nhiều vào tình hình an ninh tại thực địa. Mục tiêu là bảo đảm không quân Afghanistan đủ khả năng hoạt động và cung cấp phương án hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho họ”, Milley cho hay.
Quyết định rút quân khỏi Afghanistan sẽ kết thúc cuộc chiến dài nhất lịch sử của Mỹ, nằm trong thỏa thuận hòa bình được chính quyền cựu tổng thống Donald Trump ký với Taliban trước đó. Theo cam kết ban đầu, Mỹ sẽ rút toàn bộ lực lượng còn lại với khoảng 2.500-3.500 quân khỏi Afghanistan trước ngày 1/5, nhưng mục tiêu này đã không thành công.
Quyết định rút quân đã gây một số phản ứng trái chiều. Các nghị sĩ Mỹ đề xuất duy trì lực lượng hỗ trợ chính phủ Afghanistan, thậm chí chỉ trích đây là kế hoạch “điên rồ” và “thảm họa từ thói vô trách nhiệm”. Tuy nhiên, các cựu binh Mỹ lên tiếng ủng hộ và hoan nghênh quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Cuộc chiến ở Afghanistan đã ngốn của nước Mỹ hơn 2.000 tỷ USD, khiến 2.355 lính Mỹ thiệt mạng, mà vẫn không đạt được mục tiêu biến quốc gia này thành một “nền dân chủ ổn định”. Quân đội Mỹ từ lâu đã từ bỏ mục tiêu giành chiến thắng quân sự tại Afghanistan.
Số binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan đã bị cắt giảm từ hơn 100.000 năm 2011 xuống 3.500, với hai nhiệm vụ chính là hỗ trợ trấn áp phiến quân al-Qaeda và gây áp lực buộc Taliban ký thỏa thuận hòa bình lâu dài với chính phủ Afghanistan.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ 'Trân Châu Cảng trên vũ trụ'
Tướng Milley cho rằng vệ tinh Mỹ trên quỹ đạo có thể bị "đánh lén" trong trận tập kích nhằm vô hiệu hóa năng lực kết nối của quân đội.
"Mồi lửa có thể châm ngòi cuộc chiến lớn tiếp theo của Mỹ là đòn tấn công lén lút nhắm vào các khí tài Mỹ trên vũ trụ, vốn là điểm yếu rất lớn của các lực lượng Mỹ trên toàn cầu", đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói trong buổi tọa đàm trực tuyến với Viện Brookings ngày 2/12.
Theo tướng Milley, đối thủ của Mỹ có thể tung đòn phủ đầu hoặc giành lợi thế bằng cách "chọc mù" các lực lượng Mỹ bằng đòn tập kích vào các vệ tinh trên vũ trụ. "Trận Trân Châu Cảng tiếp th eo có thể diễn ra trong không gian, nhiều người đã cảnh báo như vậy", ông nói.
Quân đội đế quốc Nhật từng bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng vào tháng 12/21941, phá hủy và vô hiệu hóa nhiều chiến hạm neo đậu tại căn cứ, khiến Mỹ tham gia Thế chiến II với phe đồng minh.
"Nếu đối phương phá hủy loạt vệ tinh quan trọng thuộc hệ thống liên lạc, chỉ huy và kiểm soát hoặc định vị của chúng tôi, họ có thể gây ra tác động tàn phá, đồng thời khuyến khích một số quốc gia khác triển khai cái gọi là 'trận Trân Châu Cảng điện tử' liên quan tới tác chiến điện tử hoặc tấn công mạng", tướng Milley nói.
Đại tướng Mark Milley trong buổi tọa đàm trực tuyến với Viện Brookings ngày 2/12. Ảnh chụp màn hình video của Viện Brookings.
Nguy cơ quân đội và xã hội Mỹ bị tê liệt bởi đòn tấn công này được Lầu Năm Góc coi là lý do mở rộng đáng kể khí tài quân sự trong vũ trụ, cũng như thành lập Lực lượng Vũ trụ Mỹ (USSF) vào tháng 12/2019 để bảo vệ vệ tinh, chống lại các mối đe dọa trong không gian và khẳng định sự thống trị của nước này trên quỹ đạo.
"Chúng tôi nhận ra những mối đe dọa và những lỗ hổng đó, do đó chúng tôi đang hành động rất nhanh và đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng các hệ thống phòng thủ, củng cố chúng và đào tạo nhân lực", tướng Milley nói.
Tại một diễn đàn của Hiệp hội Không quân hồi tháng 11, trung tướng John Thompson, chỉ huy Trung tâm Hệ thống Vũ trụ và Tên lửa của USF, cho biết ngân sách của quân chủng này trong ba năm qua được tăng và hy vọng điều này sẽ tiếp tục.
Trong năm tài khóa 2021, USSF được phân bổ 15,4 tỷ USD từ ngân sách của Lầu Năm Góc. Tướng Thompson nói ngân sách của USSF năm 2022 sẽ được tăng để "giải quyết đáng kể yêu cầu".
Chính quyền Tổng thống Donald Trump nhận định các hoạt động như việc Trung Quốc và Nga thử tên lửa diệt vệ tinh là "hành động khiêu khích và đe dọa", đòi hỏi triển khai nhiều hoạt động để bảo vệ các tài sản trên vũ trụ của nước này. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc được đánh giá là đang tiên phong trong thử nghiệm loạt vũ khí vũ trụ, bao gồm tên lửa diệt vệ tinh và vũ khí điện từ.
Mỹ hồi tháng 7/1962 từng cho nổ một vũ khí hạt nhân với sức công phá 1,4 megaton (tương đương 1,4 triệu tấn TNT) ở độ cao hơn 400 km trên đảo Johnston, gần quần đảo Hawaii, trong thử nghiệm mang tên Starfish Prime.
Xung điện từ từ vụ nổ gây hư hại nghiêm trọng 6 vệ tinh, trong đó có một vệ tinh Liên Xô, và phá hủy các thiết bị điện tử ở Honolulu, Hawaii, cách nơi xảy ra vụ nổ hơn 1.400 km.
Tướng Mỹ không thể kết nối với quân đội Myanmar Đại tướng Mark Milley được Nhà Trắng yêu cầu tìm cách liên lạc với giới chức quân sự Myanmar sau vụ đảo chính, song không được hồi đáp. Một quan chức Mỹ ngày 2/2 cho biết đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cố gắng liên lạc theo yêu cầu của Nhà Trắng song không thể...