Mỹ điều B-52 tới Biển Đông, 4 tướng Trung Quốc xuất ngoại
Hai máy bay ném bom chiến lược B52 của Mỹ đã bay vào gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở biển Đông.
Thêm phép thử TQ
Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc ngày 12/11 cho biết, trong quá trình bay, hai máy bay nói trên nhận được tín hiệu liên lạc từ trạm kiểm soát không lưu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục hoàn tất lộ trình của mình và không bị cản trở gì.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Tư lệnh Bill Urban cho biết, trong chuyến bay đêm ngày 8/11, rạng sáng 9/11, hai chiếc B-52 đã bay qua khu vực các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa nhưng không tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo này.
“Hai chiếc B-52 đang tham gia nhiệm vụ tuần tra thường xuyên ở Biển Đông”. Cả hai chiếc này đều xuất phát và sau đó quay trở lại căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, ông Urban cho biết.
“Hai chiếc B-52 của chúng tôi đã bay trong không phận quốc tế ở khu vực này rất nhiều lần rồi”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 12/11.
Thông báo từ Lầu Năm Góc được đưa ra giữa lúc căng thẳng vẫn còn đang âm ỉ sau khi Washington điều một tàu chiến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn, nơi Bắc Kinh cải tạo để xây tiền đồn quân sự trái phép ở biển Đông.
Video đang HOT
Một pháo đài bay B-52 (thứ 2 từ ngoài vào trong) bay ở gần đảo Guam.
Theo đó, ngày 27/10, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ thực hiện cuộc tuần tra kéo dài vài tiếng đồng hồ quanh 2 bãi đá nói trên, có lúc tiếp cận ở khoảng cách 7 hải lý. Đây được xem là thách thức của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Chính phủ và truyền thông Trung Quốc sau đó chỉ lên tiếng đòi Mỹ giải thích mà không có bất cứ hành động can thiệp cụ thể nào.
Đây được coi là thách thức mạnh mẽ nhất của phía Mỹ đối với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với nhóm đảo bị nước này cải tạo trái phép nói trên.
Bên cạnh đó, theo giới chuyên gia phân tích, những hành động gần đây của Mỹ cũng được coi là phép thử đối với Trung Quốc. Dường như Mỹ đang muốn xem phản ứng của Bắc Kinh, mục đích thật sự của nước này khi tiến hành mở rộng, gia cố những diện tích bãi đá ngầm và san hô.
Trong một diễn biến mới có liên quan đến tình hình biển Đông, tuần sau Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila – Philippines.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ điều "pháo đài bay" B-52 áp sát các đảo nhân tạo ở Biển Đông
Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay vào gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Reuters dẫn lời Lầu Năm Góc ngày 12/11 cho biết, trong quá trình bay, hai máy bay nói trên nhận được tín hiệu liên lạc từ trạm kiểm soát không lưu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục hoàn tất lộ trình của mình và không bị cản trở gì.
Một pháo đài bay B-52 (thứ 2 từ ngoài vào trong) bay ở gần đảo Guam. Ảnh AP
Việc 2 chiếc B-52 của Mỹ tham gia tuần tra ở Biển Đông diễn ra trong bối cảnh vào tuần tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Philippines để tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) nơi ông dự kiến cũng sẽ tái khẳng định cam kết của Washington trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Tư lệnh Bill Urban cho biết, trong chuyến bay trong đêm 8 rạng sáng 9/11, hai chiếc B-52 đã bay qua khu vực các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa nhưng không tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo này.
"Hai chiếc B-52 đang tham gia nhiệm vụ tuần tra thường xuyên ở Biển Đông". Cả hai chiếc này đều xuất phát và sau đó quay trở lại căn cứ của Mỹ ở đảo Guam, ông Urban cho biết.
"Hai chiếc B-52 của chúng tôi đã bay trong không phận quốc tế ở khu vực này rất nhiều lần rồi", người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 12/11.
Tháng trước, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ cũng đã tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông với mục đích "đảm bảo tự do hàng hải trên biển".
Đây được coi là thách thức mạnh mẽ nhất của phía Mỹ đối với những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với nhóm đảo bị nước này cải tạo trái phép nói trên. Hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen khiến Trung Quốc hết sức giận dữ.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố, ông không rõ liệu vấn đề Biển Đông có nằm trong chương trình nghị sự chính thức của APEC hay không. Tuy nhiên, ông khẳng định, vấn đề này sẽ "được lưu ý và tuyên bố" của nhiều vị lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn.
Dự kiến, sau khi hoàn tất việc tham dự APEC ở Manila (Philippines), ông Obama sẽ đến Kuala Lumpur (Malaysia) để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á.
"Chúng tôi rất quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải và tư do lưu thông thương mại ở Biển Đông", ông Earnest nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích các bên, dù lớn hay nhỏ, giải quyết bất đồng thông qua biện pháp ngoại giao chứ không lợi dụng ưu thế nước lớn cùng sức mạnh của mình để chèn ép các nước láng giềng".
Để thể hiện quyết tâm nói trên, Tổng thống Mỹ Barack Obamadự kiến sẽ tham dự một sự kiện "chứng tỏ rõ rệt nhất sự ủng hộ về an ninh hàng hải với Philippines"./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Những lần đấu khẩu và đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông Các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, có thể đẩy quan hệ hai bên tới điểm không thể quay đầu. Chiến hạm Trung Quốc đuổi theo tàu chiến Mỹ đang tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: CNN Đôi bên đấu khẩu Mỹ...