Mỹ điều 6 ‘pháo đài bay’ B-52 đến căn cứ không quân gần Iran
Không quân Mỹ cho triển khai 6 máy bay ném bom B-52H đến Diego Garcia, căn cứ nằm trên Ấn Độ Dương, trước tình hình căng thẳng Iran leo thang vì vụ sát hại tướng Qasem Soleimani.
Theo CNN, các máy bay ném bom B-52H được phát hiện đã rời căn cứ không quân Barksdale, tại bang Louisiana, lên đường hướng về đảo Diego Garcia. Căn cứ cách cực nam của Iran gần 3.700 km.
Sẵn sàng tham gia những chiến dịch chống Iran
Trước đó, trả lời giấu tên cho CNN, một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc lên kế hoạch triển khai máy bay B-52 đến Diego Garcia bắt đầu từ ngày 6/1. Người này tiết lộ nếu có lệnh tác chiến, các máy bay này hoàn toàn sẵn sàng tham gia những chiến dịch chống Iran.
Tuy nhiên, việc triển khai không đồng nghĩa rằng đã có một chiến dịch nào đó đã được thông qua. Lầu Năm Góc thường sử dụng việc triển khai máy bay ném bom tầm xa, cũng như các khí tài chiến lược khác, như một tín hiệu răn đe về hiện diện và năng lực quân sự Mỹ.
Cùng với lệnh triển khai B-52 đến Diego Garcia và chiến hạm đổ bộ Bataan đang trền đường đến Trung Đông, quân đội Mỹ chỉ trong nửa tuần qua đã tăng viện thêm gần 10.000 nhân sự tại khu vực, theo Wall Street Journal.
“Pháo đài bay”, máy bay ném bom chiến thuật, B-52. Ảnh: UK Defence Journal.
Năm 2019, 6 chiếc B-52 cũng được triển khai đến Qatar giữa căng thẳng với Iran. Lần này Lầu Năm Góc chọn đảo Diego Garcia để tránh tầm bắn của tên lửa đối thủ, vị quan chức Mỹ tiết lộ.
Mỗi chiếc B-52H có 8 động cơ, được thiết kế để mang theo một lượng lớn bom đạn, trong đó bao gồm cả tên lửa hành trình, bom laser dẫn đường, bom quy ước và bom hạt nhân. Vào tháng 5/2019, quân đội Mỹ từng triển khai máy bay ném bom chiến thuật này đến Qatar nhưng đơn vị rời đi chỉ vài tháng sau, theo một quan chức quốc phòng Mỹ.
Việc B-52 được triển khai đến Diego Garcia diễn ra vài ngày sau khi Mỹ cho không kích sát hại tướng Qasem Soleimani của Iran. Vụ việc khiến Tehran và người dân Iran phẫn nộ. Quds, nhánh hoạt động quân sự và tình báo nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC), đã thề sẽ trả thù cho cựu chỉ huy của mình.
Lầu Năm Góc cũng triển khai thêm quân nhân đến Trung Đông. Hoạt động chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được tạm hoãn để tập trung bảo vệ căn cứ và quân nhân Mỹ trước tình tình căng thẳng.
Lo ngại lực lượng Mỹ có rủi ro bị tấn công
Nhiều chuyên gia lo ngại lực lượng Mỹ có rủi ro bị tấn công bởi các lực lượng ủy nhiệm của Tehran hoặc kho tên lửa đồ sộ mà họ đã phát triển. Vấn đề này khiến việc triển khai máy bay ném bom đến sân bay Diego Garcia thêm cần thiết.
Máy bay ném bom chiến thuật B-1B cất cánh từ sân bay quân sự trên đảo Diego Garcia những năm đầu cuộc chiến chống khủng bố. Ảnh: Getty.
Đánh giá Phòng thủ Tên lửa mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy Diego Garcia nằm ngoài tầm bắn của mọi tên lửa mà Iran sở hữu, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm bắn xa nhất của họ. Diego Garcia cũng là căn cứ duy nhất vừa đủ gần Iran, vừa đủ khả năng duy trì hoạt động ném bom liên tục, theo The Drive.
B-52H có năng lực mang tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân. Yếu tố này mang ý nghĩa chiến lược trong căng thẳng Mỹ – Iran. Washington có thể gửi thông điệp răn đe, cảnh báo Tehran rằng mình đủ khả năng gây ra tổn thất nặng nề chỉ với một tên lửa nếu muốn. Nhiều chuyên gia cho rằng căn cứ Diego Garcia có đủ năng lực kỹ thuật để xử lý vũ khí hạt nhân, không như những căn cứ khác của Mỹ tại Vùng Vịnh.
Chỉ có một vài căn cứ hải ngoại của Mỹ có đủ năng lực tiếp nhận và vận hành máy bay ném bom chiến thuật B-52. Bên cạnh Diego Garcia với hai đường băng cỡ lớn, Mỹ còn có căn cứ không quân Andersen tại đảo Guam và căn cứ Al Udeid của Qatar.
Diego Garcia cũng nằm trong số ít những căn cứ trên thế giới đủ khả năng cho máy bay ném bom tàng hình chiến thuật B-2B Spirit hoạt động. Dù chưa có thông tin nào cho thấy B-2B Spirit sẽ lên đường đến Trung Đông, Diego Garcia nhiều khả năng sẽ là điểm tiếp vận vũ khí, nhiên liệu và bảo dưỡng của siêu máy bay ném bom này trong trường hợp xung đột nổ ra.
Đường băng quân sự chỉ là một trong nhiều ưu thế chiến lược của đảo Diego Garcia. Đây là nơi neo đậu của hai đội tàu tiền tiêu thuộc Bộ tư lệnh Vận tải biển Quân sự Mỹ. Một đội tàu hàng nhỏ neo sẵn ở khu đầm phá với đầy đủ đạn dược và trang thiết bị hậu cần, sẵn sàng được triển khai ngay khi khủng hoảng nổ ra.
Không chỉ vậy, căn cứ giữa Ấn Độ Dương của Mỹ còn có cơ sở hỗ trợ sứ mệnh không gian và nhiều sứ mệnh điện tử nhạy cảm khác. Từng có những nghi ngờ Diego Garcia là một “điểm đen” của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trong giai đoạn đầu cuộc chiến chống khủng bố.
Vụ ám sát tướng Soleimani và 40 năm đối đầu căng thẳng Mỹ – Iran
Mỹ và Iran luôn trong tình trạng thù địch nhiều thập niên qua nhưng hiếm khi quan hệ hai nước lại căng thẳng nghiêm trọng như sau vụ ám sát tướng Soleimani tuần trước.
Theo news.zing.vn
Cựu tử tù oan tốt nghiệp đại học
Bị kết án oan không có nghĩa là đời tàn theo năm tháng. Ryan Matthews ngồi tù năm 17 tuổi. Sau khi được giải oan, anh đã cố gắng học lấy bằng cử nhân. Trường hợp của Valentino Dixon cũng tương tự.
Ryan Matthews nhận bằng cử nhân tại Đại học Phụ nữ Texas (Mỹ) sáng 14-12-2019 sau khi bị kết án tù oan (trái) - Ảnh: Fox 4
Sáng thứ bảy 14/12/2019, Ryan Matthews trong lễ phục tốt nghiệp đã lên nhận bằng cử nhân khoa học tại Đại học Phụ nữ Texas (Mỹ). Trên tay áo thụng của anh có thêu dòng chữ nhỏ: "Người bị án oan số 115". Ít ai ngờ cách đây 15 năm, Ryan lại là tử tù. Chuyện xảy ra 15 năm về trước mà cứ ngỡ như mới hôm qua.
Án tử hình năm 19 tuổi
Ryan Matthews lớn lên ở ngoại ô New Orleans (bang Louisiana, Mỹ). Anh bỏ học, thường đi chơi với một người bạn thân. Một đêm tháng 4/1997, một tên cướp đội mũ trùm mặt bắn chết chủ tiệm tạp hóa ở Bridge City cách New Orleans 16km. Cậu thiếu niên da đen Ryan 17 tuổi và bạn không đến Bridge City tối hôm đó nhưng xe ôtô của họ giống xe hung thủ theo mô tả của các nhân chứng. Chừng ấy chứng cứ đủ để họ bị bắt.
Ryan ngồi tù hai năm rưỡi. Đến ngày xét xử, bồi thẩm đoàn gồm 11 người da trắng và một người da màu đánh giá anh có tội. Ryan bị kết án tử hình lúc mới 19 tuổi. Nhớ lại ngày ấy, Ryan kể: "Tôi đã cố gắng để tâm trí tôi bên ngoài bức tường nhà tù. Tôi đọc sách. Tôi tập thể dục. Tôi viết.
Tôi không thể để nơi này hạ gục tôi. Tôi không thể nổi điên để rồi họ chiến thắng. Tôi đã dính đến chuyện tôi không làm, vì vậy nếu tôi mất trí, tôi sẽ mất đi động lực và sẽ không bao giờ thoát ra được".
Bên ngoài, các luật sư và gia đình kiên trì chứng minh Ryan vô tội. Cuối cùng, kết quả xét nghiệm ADN trên mũ trùm mặt bỏ lại hiện trường đã giải oan cho Ryan. Ryan được trả tự do năm 2004. Hai tháng sau anh lấy chứng chỉ GED (tương đương bằng tốt nghiệp trung học).
Năm 2005, bão Katrina càn quét New Orleans khiến gia đình Ryan trắng tay. Họ dời nhà đến Denton (bang Texas) làm lại cuộc đời, còn Ryan quyết tâm theo học đại học tại Đại học Phụ nữ Texas (TWU).
Đi học lại không hề dễ dàng
Chuyện đi học của Ryan hẳn nhiên không hề dễ dàng. Chị Candice Matthews kể chị đã chứng kiến chồng mình về nhà sau ca làm lúc 12 giờ đêm tại công ty bao bì, sau đó đưa bốn đứa con đi học rồi mới học bài.
Nỗ lực của Ryan đã truyền cảm hứng cho cô chị Monique Coleman. Tốt nghiệp TWU xong, Monique tiếp tục học lấy bằng tiến sĩ với mục đích sửa đổi luật pháp về án oan và đưa người bị kết án oan tái hòa nhập.
Bà Pauline Matthews, 71 tuổi, mẹ của Ryan và Monique, cũng trở lại trường và đang học ngành công tác xã hội tại TWU.
Hiện tại Ryan vẫn lo lắng quá khứ có thể khiến anh tìm việc khó khăn hơn. Dù vậy anh vẫn hi vọng có thể tìm được việc làm mới về kinh doanh, sau đó tiếp tục học cao học về quản trị tài chính - kế toán.
Chuyện án oan ở Mỹ không phải hiếm. Valentino Dixon lớn lên trong khu phố nghèo ở Buffalo (bang New York). Tháng 8/1991, năm Valentino 17 tuổi, một vụ cãi nhau xảy ra trước nhà hàng. Nhiều tiếng súng vang lên. Một thiếu niên 17 tuổi bị giết. Valentino bị bắt và bị kết án 39 năm tù mặc dù anh liên tục kêu oan.
Sau 7 năm trong tù, Valentino bắt đầu vẽ tranh về sân golf qua bức ảnh giám thị gửi cho xem vì anh chẳng biết chơi golf. Một ngày nọ, phóng viên tạp chí Gulf Digest viết bài về Valentino Dixon. Bài viết lan truyền khắp nước Mỹ. Trong khuôn khổ chương trình giải án oan của Đại học Georgetown, ba sinh viên điều tra và thực hiện phim tài liệu với lời khai quan trọng từ công tố viên. Ông này thừa nhận không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào kết tội Valentino.
Ngày 19/9/2018, Valentino Dixon được xóa án và được trả tự do sau 27 năm sau song sắt. Sau khi ra tù, anh đi khắp nước Mỹ kêu gọi cải cách hệ thống tư pháp để giảm các bản án oan sai. Anh vẫn tiếp tục vẽ tranh và mang tranh triển lãm.
1,5 triệu USD cho 45 năm ngồi tù oan
Cuối tháng 5/2019, ông Richard Phillips (73 tuổi) đã được bồi thường 1,5 triệu USD. Năm 1972, vì lời khai gian của nhân chứng, ông bị kết án tù chung thân về tội giết người. Nhờ chương trình giải oan của Đại học Michigan, ông được thả năm 2018 và trở thành phạm nhân ngồi tù oan lâu nhất nước Mỹ.
Sau khi ra tù, ông mưu sinh bằng cách bán tranh vẽ lúc còn vướng vòng lao lý. Tranh của ông khá phổ biến, được mua với giá vài nghìn USD. Từ năm 2016, bang Michigan đã lập quỹ bồi thường với số tiền lên đến 50.000 USD mỗi năm cho phạm nhân ngồi tù oan trong nhà tù của bang.
Bà Dana Nessel - bộ trưởng tư pháp bang Michigan - nhận xét: "Tái hòa nhập xã hội là việc vô cùng khó khăn đối với người bị kết án oan. Chúng tôi có nghĩa vụ bồi thường cho những người phải gánh chịu nỗi đau dai dẳng".
Theo saostar
Ông Trump : Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào khủng hoảng chưa từng thấy nếu đảng Dân chủ thắng cử Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi gặp gỡ cử tri tại Louisiana hôm thứ Tư (6/11) đã tuyên bố, nếu ứng cử viên của đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm tới, nền kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái. "Trong chiến dịch biến đổi nước Mỹ của mình, đảng Dân chủ...