Mỹ điều 500 lính Vệ binh Quốc gia tới Minnesota
500 binh sĩ Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được triển khai tới hai thành phố của bang Minnesota khi biểu tình trước cái chết của một người da màu ngày càng phức tạp.
Binh sĩ Mỹ triển khai tại bang Minnesota hôm 29/5. Ảnh: CNN.
“Binh sĩ của chúng tôi được đào tạo để bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền được biểu tình hoà bình của người dân”, Thiếu tướng Jon Jensen thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Minnesota cho biết.
Các binh sĩ được triển khai thực hiện nhiệm vụ luân phiên suốt đêm và sẽ giúp đỡ cảnh sát địa phương đảm bảo nhiệm vụ gìn giữ hoà bình từ rạng sáng 29/5. “Vệ binh Quốc gia sẽ hỗ trợ chính quyền dân sự miễn là được chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản”, lực lượng này cho biết thêm.
Vệ binh Quốc gia Mỹ được điều tới bang Minnesota sau khi Thống đốc Tim Walz yêu cầu hỗ trợ trong bối cảnh biểu tình ở hai thành phố Minneapolis và Saint Paul biến thành bạo lực, cướp bóc và đốt phá. Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình ba ngày qua sau khi Geogre Floyd bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày cũng tuyên bố sẽ gửi Vệ binh Quốc gia tới giải quyết tình hình, cho hay ông không thể chịu được tình trạng rối loạn do các cuộc biểu tình gây ra.
Video đang HOT
Vệ binh Quốc gia Mỹ thực hiện nhiệm vụ tại Minneapolis, bang Minnesota, hôm 29/5. Ảnh: Daily Mail.
Các cuộc biểu tình hòa bình đòi công lý cho Floyd bắt đầu biến thành bạo lực vào tối 27/5 và kéo dài đến 28/5. Đám đông biểu tình đã trở nên quá khích, ném pháo sáng và đồ vật vào cảnh sát, xông vào đốt phá đồn cảnh sát, cướp bóc cửa hàng, sau khi các công tố viên cho biết họ chưa quyết định có truy tố 4 cảnh sát liên quan tới cái chết của Floyd hay không.
Floyd bị 4 cảnh sát da trắng khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ tiêu thụ tiền giả. Một sĩ quan đã ghì chặt đầu gối lên gáy Floyd vài phút, trong khi anh liên tục cầu xin: “Tôi không thể thở nổi”. Floyd sau đó tử vong trong bệnh viện.
Jacob Frey, Thị trưởng Minneapolis, cho biết các cuộc biểu tình bạo lực đã phản ánh sự tức giận của cộng đồng da màu suốt 400 năm bất bình đẳng. Trong khi đó, Thị trưởng Saint Paul Melvin Carter, một người da màu, kêu gọi người dân biểu tình trong hòa bình để thúc đẩy phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng và ngăn những sự việc thương tâm tiếp tục xảy ra.
Người biểu tình Mỹ tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, hôm 29/5. Ảnh: AP.
Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ cho biết đang điều tra quyết liệt về cái chết của Floyd. Tổng thống Trump cũng khẳng định “công lý sẽ được thực thi”.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd gợi lên ký ức về các cuộc bạo loạn ở Ferguson, bang Missouri, năm 2014, sau khi một sĩ quan cảnh sát bắn chết một thanh niên người Mỹ gốc Phi bị nghi ngờ là cướp.
Trump ký sắc lệnh về mạng xã hội
Trump thông qua sắc lệnh về các công ty mạng xã hội hôm 28/5, gọi đây là "động thái bảo vệ tự do ngôn luận của Mỹ".
"Số nhỏ các công ty mạng xã hội đang nắm lượng lớn thông tin liên lạc công khai và cá nhân tại Mỹ. Họ có thể tùy ý kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa, che giấu, thay đổi mọi hình thức liên lạc giữa các công dân và công chúng mà không bị kiểm soát. Chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hôm 28/5 sau khi ký sắc lệnh nhằm vào các công ty mạng xã hội.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định hành động này nhằm "bảo vệ quyền tự do ngôn luận trước một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ". "Twitter không còn là nền tảng trung lập của công chúng, mà đã trở thành bên biên tập với quan điểm riêng. Tôi nghĩ chúng ta có thể nói tương tự về Google, Facebook và một số công ty khác", Trump nói thêm.
Trump sau khi ký sắc lệnh về mạng xã hội hôm 28/5. Ảnh: Reuters.
Sắc lệnh này nhằm mục tiêu tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội như Twitter theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn (Communications Decency Act), trong đó quy định "Không bên cung cấp hay người sử dụng dịch vụ máy tính tương tác nào bị coi là nhà xuất bản hay phát ngôn viên của bất cứ thông tin nào do người cung cấp nội dung đăng lên". Đây được coi là "điều khoản đã tạo ra Internet".
Sắc lệnh của Trump kêu gọi các cơ quan chính phủ đánh giá liệu những nền tảng online có đủ điều kiện để bảo đảm trách nhiệm pháp lý cho những nội dung do hàng triệu người dùng đăng tải hay không.
Theo đó, Bộ Thương mại sẽ yêu cầu Ủy ban Truyền thông Liên bang đưa ra các quy định mới làm rõ khi nào hành vi của một công ty vi phạm Điều 230, khiến các công ty công nghệ có thể dễ dàng bị kiện hơn.
Nếu có hiệu lực, sắc lệnh của Trump sẽ thay đổi tiền lệ từ hàng chục năm qua, coi những nền tảng mạng xã hội trên Internet là nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm với nội dung do người dùng tạo ra.
Twitter hôm 27/5 dán nhãn hai dòng tweet của Trump là "không có căn cứ" và thêm vào những dòng tweet này biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt ở dưới cùng. Khi ấn vào đường link đi kèm, người dùng sẽ được chuyển tới một trang do Twitter quản lý, mô tả một số phát ngôn của ông chủ Nhà Trắng là sai.
Trump sau đó cáo buộc Twitter và các trang mạng xã hội khác "bịt miệng" những tiếng nói bảo thủ. Ông đe dọa sẽ chỉnh đốn mạnh mẽ hoặc đóng những trang này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Trump khó biến lời đe dọa thành hiện thực do mọi nỗ lực chỉnh đốn các công ty mạng xã hội về nội dung trên trang nền tảng của họ cần được quốc hội Mỹ thông qua, gần như chắc chắn sẽ đối mặt với những thách thức pháp lý mạnh mẽ.
Người Mỹ bất ngờ nhận tin nhắn tuyển quân cho Thế chiến III Người dân Mỹ nhiều ngày qua đã nhận một số tin nhắn giả mạo quân đội Mỹ kêu gọi thanh niên nhập ngũ nhằm chuẩn bị cho Thế chiến III sắp tới với Iran. Vệ binh Quốc gia Mỹ làm nhiệm vụ canh gác ở biên giới Mỹ-Mexico tháng 10-2010. Ảnh: NPR Theo tờ The Verge, quân đội Mỹ hôm 7-1 đã phải...