Mỹ điều 300 lính tới Na Uy khiến Nga quan ngại
Khoảng 300 lính Mỹ đã tới Na Uy vào thứ Hai và sẽ triển khai dàn quân trong 6 tháng, đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một đội quân nước ngoài được phép đóng quân ở sát sườn biên giới nước Nga.
Các quan chức đã phủ nhận bất cứ mối liên quan nào giữa hoạt động triển khai và mối quan ngại của NATO về Nga nhưng việc Mỹ điều quân tới Na Uy trùng khớp với động thái tương tự gần đây khi Mỹ điều quân tới Ba Lan để củng cố sức mạnh cho các đồng minh Đông Âu vốn đang lo ngại về sự quyết đoán của Nga.
Toán lính thủy từ trại Lejeune ở Bắc Carolina đã đặt chân đến sân bay Vaernes lúc 10h sáng theo giờ địa phương trong cái lạnh -2 độ C.
Quân đội Mỹ sẽ đóng ở Na Uy trong một năm sau khi đội quân lính thủy này hoàn thành đợt dàn quân kéo dài 6 tháng.
Người phát ngôn của quân đội Na Uy, người sẽ chỉ huy đội lính thủy đang đóng quân cách biên giới Nga 1.500 km cho biết, quân đội Mỹ có ý định học chiến thuật chiến đấu trong mùa đông.
“Trong 4 tuần đầu tiên, lính Mỹ sẽ được huấn luyện cơ bản, học cách chiến đấu cùng xe trượt tuyết và cách tồn tại trong thời tiết băng giá khắc nghiệt, điều này không liên quan gì tới tình hình hiện tại với Nga”, người phát ngôn của quân đội Na Uy, ông Rune Haarstad cho biết.
Vào tháng 3 tới, 300 lính Mỹ sẽ tham gia vào bài luyện tập Joint Viking cùng với quân đội Anh.
Bình luận về vụ việc, phía đại sứ quán Nga trả lời Reuters: “Về việc chính quyền Na Uy cho rằng không có mối đe dọa nào tới nước Nga từ quốc gia này, chúng tôi có thể hiểu rằng mục đích của Na Uy là sẵn sàng gia tăng tiềm lực quốc phòng của mình bằng việc cho Mĩ đóng quân tại đất nước họ?”.
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết, việc điều quân này không có gì đáng lo ngại với Nga.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters năm 2014, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soereide bình luận, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã chỉ ra khả năng cho thấy nước này sẽ sử dụng quân đội cho các mục đích chính trị của mình.
Theo Danviet
Từ kẻ ruồng rẫy vợ con đến người lính nhận Huân chương Danh dự Mỹ
Nhập ngũ để tránh đi tù vì bỏ rơi vợ con, Smith lại trở thành tân binh đầu tiên được thưởng huân chương cao quý nhất của quân đội Mỹ.
Maynard Smith được trao Huân chương Danh dự. Ảnh: War History.
Maynard Harrison "Snuffy" Smith là một kẻ bất trị, gia nhập quân đội Mỹ để tránh bị đi tù. Tuy nhiên, ngay trong lần thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở chiến trường châu Âu, anh ta đã trở thành tân binh đầu tiên nhận được Huân chương Danh dự cao quý của Mỹ, theo War History.
Smith sinh ra trong gia đình giàu có và hay ảo tưởng về sự vĩ đại. Sợ con hư hỏng, bố mẹ Smith gửi anh ta vào học viện quân sự để rèn luyện nhưng không thành công. Năm 1942, sau khi kết hôn với một cô gái và có một đứa con, Smith quyết định bỏ rơi họ. Tòa án phán quyết người đàn ông 31 tuổi này phải chu cấp tài chính cho con, hoặc phải đi tù.
Smith quyết định bỏ trốn, nhưng bị bắt lại và anh ta có thêm lựa chọn, đó là đi tù hoặc nhập ngũ. Smith chọn cách thứ hai, tham gia huấn luyện tại trường pháo binh không quân ở Harlingen, Texas. Sau khi huấn luyện nâng cao, Smith trở thành tiểu đội trưởng và được điều tới Anh vào tháng 3/1943, tham gia chiến đấu trong đội hình Phi đội 423, Phi đoàn oanh tạc 306.
Ra chiến trường, Smith vẫn chứng nào tật nấy, luôn gây sự và làm mất lòng mọi người. Các phi công trong phi đội đều không ưa Smith, nên không ai nhận anh ta vào đội bay của mình. Trong khi các đồng đội leo lên những chiếc oanh tạc cơ xuất kích ném bom phát xít Đức, Smith vùi mình trong các quán rượu.
Đối mặt với hệ thống phòng không dày đặc của quân Đức ở căn cứ tàu ngầm St. Nazaire, phía tây nước Pháp, các oanh tạc cơ Mỹ dần rơi rụng, dẫn đến tình trạng thiếu người nghiêm trọng.
Sau 6 tuần ăn chơi, đến ngày 30/4, Smith được huy động ra trận. Trung úy Lewis P. Johnson phải lái chiếc oanh tạc cơ B-17 cùng 8 binh sĩ khác trong đội, nhưng vẫn thiếu một người điều khiển tháp pháo. Cực chẳng đã, Johnson đành phải chọn Smith.
Ngày 1/5/1943, chiếc oanh tạc cơ của Johnson cùng 77 máy bay B-17 khác lên đường ném bom cảng St. Nazaire. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra không như kế hoạch khi chỉ có 29 chiếc đến được điểm tập kết. Các máy bay khác đã gặp phải vấn đề kỹ thuật hoặc thời tiết xấu, buộc phải quay về căn cứ.
Các oanh tạc cơ Mỹ thả bom xuống mục tiêu và nhanh chóng lẩn vào một đám mây lớn trước khi tiêm kích đánh chặn Đức kịp xuất kích. Các phi công thở phào, tin tưởng rằng mình đã thoát nạn và bắt đầu tìm đường trở về Anh.
Nhưng hoa tiêu trên chiếc máy bay dẫn đầu đã phạm sai lầm khi chuyển sang hướng đông quá sớm, trong lúc nhóm oanh tạc cơ B-17 vẫn đang ở trên bán đảo tây bắc nước Pháp. Đó là đường bay đưa họ thẳng đến Brest, một cứ điểm quân sự kiên cố của Đức với hệ thống pháo phòng không dày đặc lập tức khai hỏa khi phát hiện mục tiêu.
Tiêm kích đánh chặn Đức cũng lập tức xuất kích, đánh chặn đội hình oanh tạc cơ B-17 Mỹ. Sau khi chứng kiến hai chiếc B-17 bị tiêm kích Đức bắn rơi, trung úy Johnson quyết định hạ nhanh độ cao để né tránh, trong khi Smith bắt đầu khai hỏa khẩu súng máy gắn dưới bụng máy bay của mình để bắn trả.
Chiếc B-17 của họ trúng quả đạn pháo 20 mm vào khu vực chứa đài radio ở khoang giữa, khiến máy bay rung lắc dữ dội và hệ thống liên lạc hỏng hoàn toàn. Các phi công trong buồng lái không thể liên lạc được với các thành viên ở khoang phía sau.
Nhận thấy tháp pháo dưới bụng máy bay bị hỏng không khai hỏa được, Smith trèo lên trên và nhận ra khoang vô tuyến đang bốc cháy. Điện đàm viên Harry Bean mang theo một chiếc dù lao ra ngoài, hai pháo thủ hông cũng ôm dù nhảy xuống biển ngay sau đó.
Lỗ thủng trên thân chiếc B-17 của Smith. Ảnh: War History.
Smith vẫn bình tĩnh lấy bình cứu hỏa dập lửa trong phòng vô tuyến. Đúng lúc đó, anh nhận thấy pháo thủ đuôi Roy Gibson đang cố bò thoát khỏi ngọn lửa ở khoang sau. Smith kéo đồng đội ra xa và nhận ra anh ta đã bị trúng đạn ở lưng. Sau khi tiêm thuốc giảm đau và lật ngửa người Gibson để anh ta không ngạt thở vì máu của chính mình, Smith quay lại dập lửa ở phòng vô tuyến cho đến khi một tiêm kích Fw 190 của Đức xuất hiện bên cạnh.
Smith vứt bình cứu hỏa và dùng khẩu súng máy bên hông máy bay bắn trả, khiến tiêm kích Đức phải vòng tránh. Smith lại buông súng, lao vào vứt hết tất cả những gì có thể bên trong khoang ra ngoài, để giảm trọng lượng cho máy bay, kể cả những hòm đạn đang bén lửa và phát nổ.
Lúc này một máy bay địch lại tìm cách tấn công, buộc Smith phải lao đến khẩu súng máy bên sườn để bắn trả và quay lại dập lửa cho đến khi bình cứu hỏa cạn kiệt. Anh ta dùng các chai nước, thậm chí tiểu tiện thẳng vào ngọn lửa trên khoang nhưng bất thành.
Tuyệt vọng, Smith dùng tay và chân dập lửa cho đến khi quần áo bắt cháy nhưng vẫn không mang lại kết quả. Sau đó, một tiêm kích Đức bổ nhào xuống chiếc B-17, buộc Smith chạy đến vị trí súng máy bên hông lần thứ ba và cố gắng bắn trúng máy bay địch.
Trong một tiếng rưỡi tiếp theo, Smith chăm sóc Gibson và bắn trả máy bay Đức, cũng như tìm ra cách dập ngọn nóng tới mức làm nóng chảy cả kim loại. Chiếc oanh tạc cơ B-17 cuối cùng cũng thoát khỏi sự đeo bám của tiêm kích Đức và cố gắng lết về sân bay ở Anh, nhưng nó bị gãy đôi khi hạ cánh.
Chiếc B-17 của Smith đã bị trúng hơn 3.500 viên đạn và mảnh đạn pháo. Ngoài ba người đã nhảy dù, tất cả phi hành đoàn đều sống sót. Sau vụ việc này, Smith tiếp tục tham gia các sứ mệnh bay dù vẫn bị đồng đội ghét, bởi thái độ của anh ta vẫn không thay đổi. Vì mải chè chén và đến muộn trong một lần xuất kích, Smith bị cấp trên trừng phạt bằng cách điều xuống làm việc trong nhà bếp.
Tuy nhiên Tổng thống Franklin Roosevely nhận ra hành động của Smith trên chiếc oanh tạc cơ B-17 là cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh và lòng dũng cảm của không quân Mỹ. Ông chỉ thị trao Huân chương Danh dự, phần thường cao quý nhất của quân đội Mỹ, cho Smith vì chiến công này. Đây là tân binh đầu tiên của Mỹ được trao tặng Huân chương Danh dự trong Thế Chiến II.
Đích thân Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson bay đến Anh để trao huân chương cho Smith, nhưng không ai thông báo cho anh ta về việc này. Khi lễ trao huân chương sắp diễn ra, Smith vẫn đang mải dọn dẹp trong nhà bếp của đơn vị.
Maynard Smith và bộ trưởng Stimson tại lễ trao huân chương. Ảnh: War History.
Duy Sơn
Theo VNE
Giải mã cái chết của phi công tiêm kích Mỹ trên chiến trường Iraq Thiếu tá Speicher thiệt mạng sau khi tiêm kích F/A-18C Hornet bị MiG-25 Iraq bắn rơi, nhưng nhiều năm sau sự thật mới được hé lộ. Thiếu tá phi công Scott Speicher của hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Rạng sáng ngày 17/1/1991, ngày đầu tiên của chiến dịch Bão táp Sa mạc, hải quân Mỹ phải hứng chịu tổn thất đầu tiên...