Mỹ điều 3 tàu chiến tập trận chung với Philippines ở Biển Đông
Các binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tham gia một cuộc tập trận chung trong tháng này gần một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông, giữa lúc căng thẳng đang leo thang trong khu vực vì các tranh chấp lãnh thổ.
Các binh sĩ Mỹ và Philippines tham gia một cuộc tập trận chung hồi tháng 5/2014.
5 tàu chiến, trong đó có một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ, và khoảng 1.000 binh sĩ của cả hai bên sẽ tham gia cuộc tập trận mang tên CARAT, vốn cũng bao gồm các hoạt động diễn tập bắn đạn thận ngoài khơi Zambales, trên bờ biển phía tây của đảo Luzon thuộc Philippines.
Cuộc tập trận dự kiến được tổ chức từ 22-29/6 tại vùng biển cách nơi 2 hoặc 3 tàu Trung Quốc đồn trú gần bãi cạn tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham khoảng 80 hải lý. Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn này từ tay Philippines hồi năm 2012.
Theo phát ngôn viên hải quân Philippines Rommel Rodriguez, cuộc tập trận nhằm tăng cường các khả năng của cả hai bên trong các chiến dịch đổ bộ, các hoạt động đặc biệt và tác chiến mặt nước, đồng thời tăng cường việc chia sẻ thông tin.
Ông Rodriguez cho biết cuộc tập trận là một sự kiện thường niên thông thường.
USS Halsey, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh, sẽ thả neo tại cảng ở vịnh Subic của Philippines vào thứ Năm tuần tới để phục vụ cuộc tập trận. Hai tàu chiến khác của Mỹ USNS Ashland và USNS Safeguard cũng tham gia cuộc tập trận.
Trong khi đó, Manila sẽ điều tàu chiến Ramon Alcaraz và tàu Emilio Jacinto cho cuộc tập trận, cùng với các trực thăng.
Video đang HOT
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông do các hành động hung hăng trên biển của Trung Quốc.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, ngang nhiên bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và đảo Đài Loan.
Philippines và Việt Nam đã bày tỏ lo ngại ngày càng gia tăng trong những năm gần đây về các hành động liều lĩnh của Bắc Kinh nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Tướng Thái Lan: Đường 9 đoạn của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Thái Lan, Tướng Surasit Thanadtang đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Lan liên quan tới hành động của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên Biển Đông.
-Xin ông cho biết quan điểm của mình về tình hình trên Biển Đông, đặc biệt là sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển của Việt Nam?
Tướng Surasit Thanadtang:Đầu tiên, tôi muốn xác định lại việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố về đường chín đoạn trên Biển Đông. Chúng tôi cho rằng tuyền bố đường chín đoạn này có thể là nhằm khuấy đảo lên điều gì đó trong tinh thần hiểu biết chung của khu vực này.
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Thái Lan, Tướng Surasit Thanadtang trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Đối với trường hợp này, cá nhân tôi đánh giá rằng tuyên bố trên hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế. Do vậy, tất cả các hoạt động trong khu vực này của chủ thể tuyên bố chủ quyền đều sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Theo quan điểm của tôi, các bên tuyên bố chủ quyền cần tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam như bạn nói đang gây tổn hại cho sự ổn định không chỉ đối với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền mà còn đối với toàn khu vực.
- Ông bình luận thế nào về những hành động của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam?
Tướng Surasit Thanadtang: Với tư cách là một quốc gia không có tuyên bố chủ quyền, chúng tôi cảm thấy không hài lòng trước việc các tàu chiến và tàu hộ tống của họ có những hành động gây hấn đối với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, đúng theo quy định của luật pháp quốc tế. Chúng ta có rất nhiều biện pháp như gửi thư, cử phái viên... Những hành động gây hấn này của họ sẽ chỉ gây hại cho sự ổn định trong khu vực.
- Cho tới nay, các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn hành động rất kiềm chế. Ông có ý kiến gì về vấn đề này hay không?
Tướng Surasit Thanadtang: Có hai giải pháp đối với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay và Việt Nam có thể chọn một trong hai hoặc làm cả hai cách. Đầu tiên Việt Nam có thể trực tiếp gửi kiến nghị lên ASEAN. Bởi Ban Thư ký ASEAN hoặc thậm chí Chủ tịch ASEAN là cơ chế trong khu vực có thể chịu trách nhiệm về việc này.
Cách thứ hai mà Việt Nam có thể làm là gửi kiến nghị lên các cơ quan hoặc tổ chức quốc tế để thông qua đó chúng ta có thể đạt được một công thức hay một khuôn khổ chung nhằm chấm dứt các hành động hiện nay từ phía Trung Quốc.
Hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng các hành động của Việt Nam là tự vệ và do vậy tôi cho rằng không có nước nào lại ủng hộ cho hành động gây hấn của Trung Quốc.
- Việt Nam là một thành viên của ASEAN, theo ông, ASEAN cần thể hiện vai trò thế nào đối với vụ việc này để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực?
Tướng Surasit Thanadtang: Việc thăm dò dầu khí có thể là một chiến thuật, nhưng về lập trường quốc tế, chúng ta không cổ vũ cho hành động này.
Theo cảm nhận của tôi, Ban thư ký ASEAN hay Chủ tịch ASEAN nên chịu trách nhiệm hoặc nên tập trung hơn nữa trong việc phối hợp với tất cả các nước thành viên để đương đầu với mọi kiểu sức mạnh từ bên ngoài khu vực.
Các thành viên ASEAN cũng nên có một cương lĩnh chung để cùng đoàn kết đối phó với bất cứ vấn đề nóng nào xảy ra. ASEAN cũng cần ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc hoặc thậm chí cả quốc tế nhìn nhận lại vấn đề này thông qua các con đường ngoại giao
Theo Vietnam
Bản đồ cổ Trung Quốc chứng minh tính phi lý của yêu sách "đường lưỡi bò' Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã phân tích các bản đồ cổ Trung Quốc và kết luận tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý nuốt trọn cả biển Đông không hề được thể hiện trên đó. Bản đồ cổ Trung Quốc thời nhà Tống năm 1136 sau công nguyên cho đảo Hải Nam là lãnh thổ cực...