Mỹ điều 100 lính thủy đánh bộ, 6 máy bay tới hỗ trợ Nepal
100 lính thủy đánh bộ cùng 6 máy bay cứu trợ khẩn cấp của Mỹ đã có mặt tại Nepal để giúp vận chuyển hàng cứu trợ tới các vùng xa xôi đang chịu hậu quả sau trận động đất 7,8 độ richter ngày 25/4.
Mỹ cử 2 trực thăng và 4 máy bay Ospreys tới Nepal để hỗ trợ công tác cứu trợ thảm họa. (Ảnh: AP)
BBC cho hay khoảng 100 lính thủy đánh bộ Mỹ, cùng 2 máy bay trực thăng và 4 chiếc máy bay Ospreys có khả năng lên thẳng đã có mặt tại thủ đô Kathmandu của Nepal. Sáu chiếc máy bay này sẽ bắt đầu đảm đương nhiệm vụ cứu trợ từ sáng nay 4/5.
Tướng Paul Kennedy thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ phát biểu trước báo giới rằng: “Chúng tôi có đội tìm kiếm và cứu hộ đang đợi để di chuyển tới các vùng xa xôi để cứu trợ các nạn nhân động đất. Chúng tôi mang theo các đồ tiếp tế và các lều trú ẩn”.
Sáu máy bay của Mỹ sẽ bắt đầu nhiệm vụ cứu trợ trong ngày hôm nay 4/5. (Ảnh: AFP)
Video đang HOT
Giới chức Nepal trước đó cho hay hiện công tác cứu hộ tại vùng gần tâm chấn đang gặp nhiều khó khăn do thiếu các máy bay vận chuyển.
Tính đến hết ngày 3/5 khoảng hơn 7.200 nạn nhân đã thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 độ richter tại Nepal, trong khi ít nhất 14.021 người đã bị thương.
Tâm chấn trong ngày 25/4 nằm tại Gorkha, một vùng đồi núi hẻo lánh. Nhiều con đường dẫn đến vùng Gorkha đã bị tắc nghẽn, không thể vượt qua sau các trận lở đất.
Thời tiết xấu cùng các trận lở đất sau động đất đã ngăn cản các nỗ lực cứu hộ tại nhiều vùng hẻo lánh. BBC dẫn thông báo của chính phủ Nepal cho hay con số thương vong được cho là sẽ tăng lên trong khi hoạt động cứu hộ đang được tiến hành tại các vùng đồi núi như Dhading, Rasuwa và Sindhupalchok.
Các nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân tại một đống đổ nát ở thủ đô Nepal. (Ảnh: AFP)
Trong khi đó, Tribhuvan – sân bay quốc tế duy nhất của Nepal tại thủ đô Kathmandu ngày 3/5 đã ban hành lệnh cấm các máy bay cỡ lớn chở hàng viện trợ nước ngoài tới Nepal bởi lo ngại đường băng của sân bay này sẽ không chịu nổi tải trọng của các phi cơ hạng nặng.
BBC dẫn lời một người quản lý sân bay Tribhuvan nói rằng, các máy bay cỡ lớn không được phép hạ cánh vì lo ngại tình trạng đường băng không tốt sau trận động đất và hàng loạt cơn dư chấn. Sân bay Tribhuvan có diện tích chỉ đủ cho 9 máy bay và chỉ có 1 đường băng.
Tuy vậy, một phát ngôn viên của chính phủ Nepal ngày 3/5 cho hay lệnh cấm này sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến bay cứu trợ động đất.
Cùng ngày, phía Liên Hợp Quốc cho biết hàng rào hải quan tại Nepal, vốn ngăn chặn các nỗ lực chuyển hàng cứu trợ, đã được “giảm thiểu”.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Nepal yêu cầu cứu hộ nước ngoài rút khỏi thủ đô
Chính phủ Nepal yêu cầu các nhân viên cứu hộ nước ngoài ở thành phố Kathmandu trở về nước, khi công việc tại khu vực này đã hoàn thành.
Các nhân viên cứu hộ Nhật Bản tìm kiếm nạn nhân trong các đống đổ nát sau động đất ở Lalitpur, Nepal. Ảnh: Reuters
AP dẫn lời Bộ trưởng Thông tin Nepal Minendra Rijal cho hay chiến dịch cứu hộ lớn tại Kathmandu và các khu vực xung quanh đã hoàn thành. Lực lượng cứu hộ địa phương có thể xử lý các công việc còn lại.
Tuy nhiên, công tác cứu hộ tại các làng và vùng núi hẻo lánh vẫn tiếp tục. Các tình nguyện viên nước ngoài có thể phối hợp với cảnh sát và quân đội địa phương ở những khu vực này.
Kể từ khi trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ngày 25/4, hơn 4.000 nhân viên cứu hộ từ 34 quốc gia đã bay sang Nepal để hỗ trợ hoạt động cứu hộ, chăm sóc y tế khẩn cấp, phân phát thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.
Giới chức Nepal đang tạm thời cấm các máy bay cứu trợ lớn ở sân bay chính của Kathmandu do đường băng bị hư hại. Sân bay này chỉ được dùng cho các loại máy bay cỡ vừa thay vì các máy bay vận tải và quân sự lớn đang vận chuyển hàng cứu trợ, thực phẩm, thuốc men và các nhân viên cứu trợ.
Các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết nhìn chung tình hình hậu cần vẫn đang được cải thiện.
Tổng số người thiệt mạng hiện đã lên tới 7.276 người, khiến trận động đất này trở thành thảm họa tồi tệ nhất tại Nepal trong hơn 80 năm qua.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nga bác bỏ thông tin Putin đồng ý triển khai hòa bình tại Ukraine Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh ông chủ điện Kremlin từ chối thông tin cho rằng Moscow đồng ý việc triển khai gìn giữ hòa bình tại miền Đông Ukraine. Moscow khẳng định rằng việc đầu tiên cần thực hiện là hoàn thành tất cả các điều khoản của thỏa thuận Minsk. Hôm thứ Năm (30-4), trong một...