Mỹ diệt 58 phiến quân IS trả thù cho đặc nhiệm SEAL bị sát hại
Ngay sau khi đặc nhiệm SEAL bị sát hại, không quân Mỹ đã tiến hành không kích dữ dội vào nhóm IS tiến hành chiến dịch thọc sâu.
Máy bay F-22 Raptor của không quân Mỹ tham gia nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Syria lần đầu tiên năm 2014. Ảnh: CNN
Lầu Năm Góc mới công bố chi tiết về cuộc giao tranh giữa quân đội nước này với nhóm phiến quân IS tấn công vào một địa điểm cách thành phố Mosul của Iraq gần 30 km, khiến một đặc nhiệm SEAL thiệt mạng, theoZone militaire.
Theo đó, sáng ngày 3/5, phát hiện sự có mặt của hơn 10 cố vấn quân sự Mỹ tại một đơn vị của lực lượng dân quân người Kurd tại ngôi làng Tal Asquf, phía bắc Mosul, một nhóm gồm khoảng 125 chiến binh IS và hàng chục xe tải chứa đầy chất nổ cùng xe ủi đã tấn công chọc thủng phòng tuyến của dân quân người Kurd.
Các cố vấn Mỹ đã lập tức yêu cầu sự can thiệp của lực lượng đặc nhiệm SEAL, đơn vị có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của họ.
Video đang HOT
Trong khi di tản các cố vấn quân sự, các thành viên của SEAL đã đấu súng với nhóm phiến quân, và một đặc nhiệm đã thiệt mạng do trúng hỏa lực trực tiếp.
Phát ngôn viên của lực lượng liên quân, đại tá Steven Warren cho biết, nhóm IS cũng nổ súng dữ dội vào những chiếc trực thăng Black Hawk đang di tản các cố vấn quân sự Mỹ, tuy nhiên không có cố vấn nào bị thương.
Sau khi nhóm cố vấn di tản an toàn, không quân Mỹ đã tiến hành 11 lượt không kích nhằm vào nhóm IS đang tấn công thọc sâu, tiêu diệt tổng cộng 20 xe bán tải, 2 xe tải chứa chất nổ và 58 chiến binh IS. Nhóm phiến quân còn lại buộc phải rút lui khỏi làng sau khi hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ và đồng minh sắp dồn IS vào đường cùng?
Sau cái chết của một lính biệt kích SEAL tại Iraq, Mỹ và các đồng minh đã đồng thuận các giải pháp tăng cường quét sạch tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Mỹ và đồng minh đã thông qua các bước tiếp theo trong cuộc chiến chống ISReuters
Phát biểu trong cuộc họp ngày 4.5 với bộ trưởng quốc phòng của 11 nước trong liên quân chống IS, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter kêu gọi đẩy mạnh việc đánh vào hang ổ IS.
"Các nguy cơ vẫn tiếp diễn... nhưng việc cho phép IS còn nằm ở vùng an toàn sẽ càng tạo ra những nguy cơ cao hơn cho toàn bộ chúng ta. Chúng ta nhất trí rằng tất cả những người bạn và đồng minh trong liên quân chống IS có thể và phải hành động nhiều hơn, ở cả mặt trận Iraq và Syria cũng như những hang ổ khác của chúng", Reuters dẫn phát biểu của ông Carter.
Cuộc họp của các bộ trưởng trong liên quân diệt IS vừa qua được lên lịch trước, song mang ý nghĩa đặc biệt hơn đối với Mỹ, trong bối cảnh một lính đặc nhiệm SEAL của họ vừa thiệt mạng trong cuộc giao tranh với IS ngày 3.5 ở thành phố Mosul (Iraq).
Đây là lính Mỹ thứ 3 bị giết chết trong chiến đấu trực diện kể từ lúc liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành cuộc chiến chống IS từ năm 2014, nhấn mạnh sự can thiệp sâu của Lầu Năm Góc vào công cuộc tiêu diệt khủng bố. Hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ gửi thêm 250 lính đặc nhiệm tới Syria.
Hiện tại việc tiêu diệt IS vẫn tiếp tục đối diện khó khăn xung quanh cuộc khủng hoảng nhân đạo, và hứa hẹn sẽ mất một thời gian dài với nhiều diễn biến phức tạp, theo Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soereide.
Thành viên IS tại khu vực thị trấn Hit ở tỉnh Anbar, phía tây Iraq Reuters
Tại mặt trận Syria, các cuộc không kích nhằm vào IS lâu nay vẫn vấp phải các cáo buộc đánh nhầm dân thường. Mâu thuẫn cũng xảy ra giữa Nga - bên ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad - và liên quân do Mỹ dẫn đầu, vốn yêu cầu ông al-Assad từ chức để tìm giải pháp hòa bình.
Trong thời gian gần đây, liên minh chống IS cũng đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. Quân đội Iraq đã tái chiếm thành phố Ramadi hồi tháng 4, đẩy IS về phía bắc, dọc theo thung lũng Euphrates.
AP ngày 5.5 dẫn lời các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc cho biết rất có thể IS sẽ tìm đường thoát bằng cách rải đều sức mạnh tại các khu vực khác do lực lượng này kiểm soát tại Libya, Afghanistan và Yemen, thông qua các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp. Bên cạnh đó, việc suy yếu ở Syria và Iraq cũng khiến IS gặp khó vì mất các khu vực có trữ lượng dầu mỏ, và nhóm này sẽ giải quyết nhu cầu tài chính bằng các cuộc bắt cóc, tống tiền, bán cổ vật...
Trong một diễn biến khác, chính phủ Úc ngày 5.5 cho biết phần tử IS nguy hiểm nhất mang quốc tịch Úc đã bị tiêu diệt tuần trước. Người này được cho là Neil Prakash, 24 tuổi, còn có tên khác là Abu Khaled al-Cambodi, là công dân Úc gốc Campuchia.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Pháo đài bay B-52 lần đầu dội bom IS Pháo đài bay B-52 của Mỹ đã thực hiện các cuộc không kích đầu tiên nhắm vào lực lượng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq. Pháo đài bay B-52 của Mỹ được đưa đến Trung Đông thay thế các máy bay ném bom B-1 - Ảnh: Không quân Mỹ Người phát ngôn lực lượng Mỹ tại Iraq, ông...