Mỹ: Diễn biến giá dầu phụ thuộc vào hành động của Saudi Arabia
Ngày 21/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden kỳ vọng giá xăng dầu sẽ giảm trong năm 2022, đồng thời nhấn mạnh bất kỳ sự giảm giá nào đều phụ thuộc vào các yếu tố như hành động của Saudi Arabia.
Các bể chứa tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó cùng ngày, hãng tin Reuters ( Vương quốc Anh) đưa tin các cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ đã gia hạn quy trình phê chuẩn cho ít nhất 5 thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực xăng dầu trong vòng ba tháng qua, trong bối cảnh chính phủ của Tổng thống Biden đang xem xét kỹ lưỡng các giao dịch để giải quyết vấn đề giá năng lượng tăng cao.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Biden nhấn mạnh ông sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề như cải tổ lực lượng cảnh sát và quyền bầu cử sau khi dự luật về cơ sở hạ tầng và chi tiêu xã hội được thông qua.
Các nghị sỹ đảng Dân chủ lâu nay tranh luận về quy mô và phạm vi của dự luật chi tiêu, ban đầu được đề xuất là 3.500 tỷ USD. nhằm mở rộng mạng lưới an toàn xã hội và đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Liên quan tới chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em, ông chủ Nhà Trắng cho biết vaccine cho trẻ em dự kiến sẽ sẵn sàng trong vài tuần tới.
Cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cấu nếu giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng
Căng thẳng cung cầu trên thị trường năng lượng toàn cầu có thể sớm đẩy giá dầu lên mức 100 USD/thùng và kéo theo đó là một cuộc khủng hoảng kinh tế khác, tập đoàn tài chính Bank of America (BoA) cảnh báo.
Các bể chứa nhiên liệu tại một cơ sở khai thác dầu ở thành phố Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo cập nhật của BoA, giá dầu nhiều khả năng sẽ cán mốc 100 USD/thùng ngay đầu mùa đông năm nay do giá khí đốt tăng lên mức kỷ lục khi thời tiết giá lạnh đang tới gần. Viễn cảnh này cùng với sức ép lạm phát tăng cao ở nhiều nền kinh tế lớn có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kế tiếp sau diễn biến tồi tệ liên quan đến đại dịch COVID-19.
Giới phân tích của BoA nhận định, việc giá khí đốt tăng cao sẽ tạo ra xu hướng dịch chuyển tiêu thụ từ khí đốt sang dầu mỏ, làm tăng nhu cầu tiêu thụ dầu và đẩy giá dầu leo thang. Nhu cầu năng lượng được dự báo tăng mạnh, do mùa đông năm nay lạnh hơn thường lệ. Mở cửa dịch vụ hàng không quốc tế cũng là một nhân tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu.
"Kết hợp mọi nhân tố trên đây có thể đẩy giá dầu tăng mạnh, dẫn đến vòng xoáy lạm phát thứ cấp trên toàn cầu. Nói cách khác, phía trước có thể sẽ là một cơn bão mà thế giới phải đối diện", báo cáo của BoA nêu.
Trên thị trường quốc tế, giá dầu đang trải qua nhiều tuần tăng giá liên tục. Chốt phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/10, giá dầu Brent tiến 1% lên 79,13 USD/thùng, hướng đến tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 0,9%, lên 75,71 USD/thùng và ghi nhận tuần tăng thứ sáu liên tiếp.
Dầu Brent đã tăng tới 50% kể từ đầu năm nay và leo lên đỉnh 3 năm là 80,75 USD/thùng vào ngày 28/9. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đang đối mặt với sức ép từ những nhà tiêu dùng như Mỹ và Ấn Độ để tăng sản lượng nhằm giúp hạ giá dầu. OPEC sẽ có cuộc họp vào ngày 4/10 tới, giữa lúc nhóm này đang dần dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng kỷ lục đã thực hiện vào năm ngoái.
Giá dầu Brent và WTI tại châu Á biến động trái chiều Giá dầu Brent và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) biến động trái chiều trong phiên 7/9 tại châu Á, khi một số nhà đầu tư mua vào sau đợt giá dầu giảm gần đây, trong khi việc Saudi Arabia giảm mạnh giá dầu thô bán theo hợp đồng cho châu Á đã gây lo ngại về sự giảm sút nhu cầu và...