Mỹ di tản nhân viên ngoại giao khỏi Nam Iraq ‘vì sợ Iran tấn công’
Mỹ đóng cửa tổng lãnh sự quán tại thành phố Basra, miền Nam Iraq, và di tản toàn bộ nhân viên ngoại giao khỏi khu vực này do “lo ngại các cuộc tấn công của Iran”.
Theo AFP, quyết định trên được phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert công bố hôm 29/9. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo yêu cầu toàn bộ nhân viên khẩn cấp di tản khỏi Basra. Công tác lãnh sự tại miền Nam Iraq sẽ được chuyển cho đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad đảm nhận.
Washington cáo buôc Iran đứng sau vụ tấn công vào khu vực đặt tổng lãnh sự quán Mỹ ở Basra. Ảnh: Getty.
Trong tuyên bố đưa ra khi đang dự khóa họp tại Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Pompeo cáo buộc chính quyền Tehran và lực lượng tác chiến nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Iran đang đe dọa các cá nhân và cơ sở làm việc của Mỹ tại Iraq, cụ thể là vụ bắn 3 quả tên lửa vào khu vực đặt tổng lãnh sự quán Mỹ ở Basra hồi đầu tháng 9.
“Tôi phải thành thật khuyên chính phủ Iran rằng Mỹ sẽ bắt Iran chịu trách nhiệm trực tiếp cho bất cứ tổn thương nào người dân Mỹ hoặc các cơ sở ngoại giao ở Iraq hay bất kỳ nơi nào phải gánh chịu, được thực hiện trực tiếp bởi lực lượng Iran hay bởi các tổ chức quân sự ủy nhiệm”, ông Pompeo đe dọa.
Ngoại trưởng Mỹ đồng thời tuyên bố Washington sẽ đáp trả “nhanh chóng và thích đáng” với bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào các lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo người dân Mỹ không nên tới Iraq do đe dọa bạo lực và bắt cóc từ các nhóm khủng bố và nổi dậy.
Video đang HOT
Phản ứng trước các cáo buộc của Mỹ, Tehran tuyên bố lời buộc tội Iran đứng sau tình trạng bạo lực tại Basra của Washington là “đáng kinh ngạc, khiêu khích và vô trách nhiệm”. Phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng bác bỏ chỉ trích của Mỹ về việc Iran can thiệp vào các nước láng giềng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu về Iran tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong những tuần đầu của tháng 9, các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra ở Baghdad và Basra nhắm vào các cơ sở của Mỹ và lực lượng an ninh Iraq.
Hôm 7/9, ba quả đạn pháo bắn vào Vùng Xanh, nơi đặt tòa đại sứ quán Mỹ. Chỉ một ngày sau, sân bay Basra, nơi đặt tổng lãnh sự quán Mỹ, cũng bị tấn công bằng tên lửa Katyusha. Hai vụ tấn công không gây ra thương vong nào cho công dân Mỹ. Lực lượng đứng sau hai vụ tấn công hiện chưa được làm rõ.
Hôm 9/5, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và sau đó tái khởi động nhiều biện pháp trừng phạt chống Tehran. Mới đây, Tehran cáo buộc Mỹ và các nước vùng Vịnh đứng sau vụ xả súng đẫm máu hôm 22/9 khiến 12 chỉ hủy của Vệ binh Cách mạng Iran thiệt mạng, nhằm “khơi mào bất ổn và hỗn loạn” tại Iran. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã bác bỏ cáo buộc này.
Duy Anh
Theo Zing
Mỹ nổi cơn thịnh nộ vì Iran không chịu làm điều này ở Iraq
Mỹ cáo buộc Iran không chịu ngăn các cuộc tấn công được thực hiện bởi các nhóm mà họ hậu thuẫn ở Iraq đồng thời mạnh mẽ cảnh báo sẽ đáp trả "nhanh chóng và quyết liệt".
Mỹ đã cảnh báo sẽ đáp trả "nhanh chóng và quyết liệt" nếu các lực lượng được Iran hậu thuẫn giết hại hoặc làm bị thương người Mỹ ở Iraq
Theo báo Anh Express, Nhà Trắng đã đưa ra cảnh báo rắn với Iran rằng, nước này sẽ đáp trả "nhanh chóng và quyết liệt" nếu các lực lượng được Iran hậu thuẫn giết hại hoặc làm bị thương người Mỹ ở Iraq trong bối cảnh căng thẳng gia tăng theo sau các vụ tấn công vào các khu ngoại giao của Mỹ.
Trong tuần qua, đã xảy ra các cuộc tấn công vào cả Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad của Iraq và Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Basra phía nam Iraq.
Các cuộc tấn công không gây thương vong nhưng là cuộc tấn công đầu tiên vào các cơ sở ngoại giao của Mỹ trong nhiều năm.
Vụ tấn công ở Basra xảy ra hôm 8.9
Nhà Trắng đã đổ trách nhiệm cho các nhóm được Iran hậu thuẫn gây ra các vụ tấn công.
"Iran đã không hành động để ngăn chặn các cuộc tấn công do các nhóm mà họ đã hỗ trợ, đào tạo và cung cấp vũ khí thực hiện ở Iraq", tuyên bố của Mỹ nhấn mạnh.
Sau cuộc tấn công, Iran đã di dời lãnh sự quán của họ. Những người biểu tình, do tức giận vì thiếu các dịch vụ của chính phủ và các cáo buộc họ quá gần gũi với Iran, đã thực hiện các cuộc tấn công. Bạo lực bắt đầu bùng nổ sau khi ước tính có khoảng 30.000 người bị bệnh do uống nước bị ô nhiễm.
Theo Danviet
Iraq có bằng chứng Mỹ đứng đằng sau làn sóng bạo lực tại Basra Ngày 9-9, lực lượng dân quân Hashd al-Sha'abi của Iraq cho biết có bằng chứng cho thấy các phái bộ ngoại giao của Mỹ ở nước này đã xúi giục và kích động làm sóng bạo lực gần đây tại thành phố giàu dầu mỏ Basra. Những người biểu tình Iraq tụ tập gần tòa nhà văn phòng chính phủ tại thành phố...